Giáo án môn Toán Lớp 6 - Phần hình học - Tiết 1 đến 9

Giáo án môn Toán Lớp 6 - Phần hình học - Tiết 1 đến 9

A.Mục tiêu bài dạy :

1/ Kiến thức : Học sinh hiểu và nắm vững thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm còn lại, nắm vững tính chất trong 3 điểm thẳng hàng chỉ có duy hnất 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.

2/ Kỹ năng :Rèn kỹnăngvẽ3điểm thẳng hàng,sử dụng đúng thuật ngữ nằm cùng phía,khác phía.

3/ Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.

 B. Chuẩn bị :

 1/ Giáo viên : Dụng cụ vẽ đường thẳng.

 2/ Học sinh : Dụng cụ vẽ đường thẳng.

C.Tiến trình bài dạy :

I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )

Sửa bài tập 6/105.

Đáp án : Các điểm thuộc đường thẳng m: A ; M ; N.

 Các điểm không thuộc đường thẳng m: B ; P ; Q.

II. Dạy học bài mới : ( 27 phút )

 Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng

1.Hoạt động 1:

-Hãy vẽ ba điểm D,E,F cùng thuộc đường thẳng a.Khi đó ta nói ba điểm A;B;C như thế nào?

-Trong ba điểm A;B;C nếu chỉ có một điểm không thuộc đường thẳng a thì ba điểm này có còn thẳng hàng không?

2. Hoạt động 2: ( 15 phút )

Cho ba điểm A;B;C thẳng hàng ( hs lên bảng vẽ hình minh họa).

-Hai điểm B và C nằm phía nào đối với điểm A? Hai điểm A vàB nằm như thế nào đối với điểm C ? Điểm C nằm như thế nào đối với hai điểm A và B?

-Từ các nội dung trên rút ra tính chất :

 1.Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

* Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng gọi là ba điểm thẳng hàng.

Ví dụ:

* Ba điểm không cùng thuộc bất cứ đường thẳng nào gọi là ba điểm không thẳng hàng.

Ví dụ:

2.Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng:

-Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.

-Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.

-Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

*Tính chất:

 Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa

 hai điểm còn lại

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 6 - Phần hình học - Tiết 1 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 7– 9 CHƯƠNG I : ĐOẠN THẲNG
Tiết : 01 ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG 
Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh nắm được hình ảnh về điểm , đường thẳng. Hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng.
2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng vẽ điểm , đường thẳng, cách đặt tên đường thẳng, biết sử dụng ký hiệu thuộc, không thuộc.
3/ Thái độ : Giáo dục học sinh tính thực tế.
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên :Bảng phụ vẽ điểm, đường thẳng. 
 2/ Học sinh :Dụng cụ vẽ hình.
C Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ :/
II. Dạy học bài mới : ( 30 phút )
Hoạt động của giáo viên - học sinh 
 Ghi bảng
1.Hoạt động 1: ( 10 phút )
-Một dấu chấm nhỏ trên giấy, trên mặt bảng được gọi là gì?
-Người ta đặt tên cho điểm như thế nào?
-Thế nào là 3 điểm phân biệt? Hãy cho ví dụ . 
-Thế nào là hai điểm trùng nhau? Cho ví dụ.
2.Hoạt động 2: ( 5 phút )
-Hình ảnh nào minh hoạ cho ta đường thẳng? Ta đặt tên cho đường thẳng như thế nào? Cho ví dụ.
3.Hoạt động 3: ( 15 phút )
- Khi nào thì điểm A được gọi là điểm thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : Điểm A thuộc đường thẳng d như thế nào? 
- Khi nào thì điểm B được gọi là điểm không thuộc đường thẳng d.
Ký hiệu : Điểm B không thuộc đường thẳng d như thế nào? 
1.Điểm:
- Điểm là một dấu chấm nhỏ.
- Dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm.
Ví dụ : . A .C
 .B ( 3 điểm phân biệt )
 A . B ( 2 điểm trùng nhau )
- Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm.
2.Đường thẳng:
 ________________________
-Dùng chữ cái in thường Đường thẳng a 
 để đặt tên cho đường thẳng.
3.Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng: 
- Điểm A thuộc đường thẳng d.
 Ký hiệu : A∈ d .
- Điểm B không thuộc đường thẳng d.
 Ký hiệu : B d . 
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 phút )
-Hình ảnh nào minh họa cho ta điểm, đường thẳng.
-Làm bài tập 1,2 trang 104 . 
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 phút ) 
-Hiểu rõ hình ảnh của điểm, đường thẳng.
-Làm các bài tập 4,5,6 trang 104.
Chuẩn bị : Cho 3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d. Khi đó 3 điểm A, B, C được gọi là 3 điểm như thế nào? 
Soạn : 14 – 9
Tiết : 02 	BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu và nắm vững thế nào là ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm còn lại, nắm vững tính chất trong 3 điểm thẳng hàng chỉ có duy hnất 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
2/ Kỹ năng :Rèn kỹnăngvẽ3điểm thẳng hàng,sử dụng đúng thuật ngữ nằm cùng phía,khác phía. 
3/ Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. 
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên : Dụng cụ vẽ đường thẳng.
 2/ Học sinh : Dụng cụ vẽ đường thẳng.
C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
Sửa bài tập 6/105.
Đáp án : Các điểm thuộc đường thẳng m: A ; M ; N.
 Các điểm không thuộc đường thẳng m: B ; P ; Q.
II. Dạy học bài mới : ( 27 phút )
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Ghi bảng
1.Hoạt động 1:
-Hãy vẽ ba điểm D,E,F cùng thuộc đường thẳng a.Khi đó ta nói ba điểm A;B;C như thế nào?
-Trong ba điểm A;B;C nếu chỉ có một điểm không thuộc đường thẳng a thì ba điểm này có còn thẳng hàng không?
2. Hoạt động 2: ( 15 phút )
Cho ba điểm A;B;C thẳng hàng ( hs lên bảng vẽ hình minh họa).
-Hai điểm B và C nằm phía nào đối với điểm A? Hai điểm A vàB nằm như thế nào đối với điểm C ? Điểm C nằm như thế nào đối với hai điểm A và B?
-Từ các nội dung trên rút ra tính chất :
1.Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
* Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng gọi là ba điểm thẳng hàng.
Ví dụ: 
* Ba điểm không cùng thuộc bất cứ đường thẳng nào gọi là ba điểm không thẳng hàng.
Ví dụ: 
2.Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng:
-Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
-Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
-Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
*Tính chất:
 Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa 
 hai điểm còn lại
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 phút )
-Thế nào là ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng ?
-Nêu tính chất của ba điểm thẳng hàng.
-Aùp dụng: Làm bài tập 8,9 trang106.
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 3 phút )
-Học thuộc và hiểu rõ quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng, nắm vững tính chất của nó.
-Làm các bài tập từ bài 10 đến bài 14 trang106. 
Soạn :21 - 9
Tiết :03 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
AMục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh hiểu được tính chất đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt, hai đường thẳng phân biệt.
2/ Kỹ năng :Rèn kỹ năng vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước, 2 đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau.
3/ Thái độ :Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. 
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên :Phấn màu, thước thẳng.
 2/ Học sinh :Thước thẳng, phiếu học tập.
 C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
Thế nào là 3 điểm thăûng hàng? Cho 2 điểm A,B phân biệt. Hãy vẽ :Tất cả các đường thẳng đi qua điểm A, tất cả các đường thẳng đi qua 2 điểm A,B.
*Đáp án : - 3 điểm thẳng hàng : 3 điểm cùng nằm trên đường thẳng.
 - Vẽ được vô số đường thẳng đi qua điểm A, nhưng chỉ vẽ được 1 đường thẳng đi qua 2 điểm A,B . 
II. Dạy học bài mới : ( 30 phút )
 Hoạt động của giáo viên - học sinh 
 Ghi bảng
1/ Hoạt động 1: ( 12 ph )
+ Hướng dẫn hs cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
* B1: Đặt thước đi qua hai điểm đã cho .
* B2: Dùng viết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đã cho. 
+ Để đặt tên cho đường thẳng ta có những cách nào?
- Đặt tên theo 1 điểm nằm trên đường thẳng.
- Đặt tên theo 2 điểm nằm trên đường thẳng.
- Dùng 1 chữ cái in thường đặt tên cho đường thẳng.
2/ Hoạt động 2 : ( 18 ph )
- Hãy vẽ hình 2 đường thẳng AB, AC trùng nhau.
- Hãy vẽ hình 2 đường thẳng AB, AC cắt nhau, khi đó ta gọi điểm A là gì?
- Hãyvẽ hình 2 đường thẳng xy , zt song song với nhau.
1.Vẽ đường thẳng:( Sgk )
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A,B.
2.Tên đường thẳng:
*Tên đường thẳng là một chữ cái in thường.
*Tên đường thẳng là 2 điểm nằm trên đường thẳng.
*Tên đường thẳng là 2 chữ cái in thường.
3.Đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau.
-Hai đường thẳng AB và BC trùng nhau.
-Hai đường thẳng AB và AC có một điểm chung A. Ta nói đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A, A gọi là giao điểm.
-Hai đường thẳng xy và zt không có điểm chung. Ta nói hai đường thẳng xy và zt song song với nhau.
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 ph )
 - Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước?
 - Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau?
 - Làm bài tập 15, 16, 17 .
* BT 15: Đáp án đúng : câu a) ; câu b)
* BT 16: a) Vì bao giờ cũng có một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước. 
 b) Vẽ đương thẳng đi qua hai điểm rồi quan sát xem đường thẳng có đi qua điểm thứ ba hay không.
 * BT 17 : Có tất cả 6 đường thẳng : AB ; BC ; CD ; DA ; BD ; AC.
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 2 ph )
 - Học thuộc các định nghĩa , tính chất. Lưu ý cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.
 - Làm các bài tập : 18 đến 21 / 109 – 110.
 - Chuẩn bị :Mỗi tổ chuẩn bị 3 cây cọc tiêu, dây dọi.
 _______________________________0&0_______________________________
Soạn :28 – 9
Tiết :04 THỰC HÀNH : TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức :Củng cố lại kiến thức về 3 điểm thẳng hàng.
2/ Kỹ năng :Cách thức kiểm tra 3 điểm thẳng hàng trong thực tế, cách trồng 3 cây thẳng hàng nhau
3/ Thái độ :Giáo dục cho hs tính cẩn thận chính xác trong công việc, bảo vệ cây xanh.
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên : Thước êke, dây dọi.
 2/ Học sinh :Thước êke , dây dọi, cọc tiêu.
 C.Hướng dẫn thực hành : ( 35 ph )
 Bước 1 : ( 10 ph ) Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại 2 điểm A và B.
 Bước 2 : ( 10 ph )Em thứ nhất đứng ở A, em thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng tại 1 điểm C.
 Bước 3 : ( 15 ph )Em thứ nhất ra hiệu để en thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu C sao cho em thứ nhất không nhìn thấy cọc tiêu C và B. 
 D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 10 ph )
 - Ứng dụng trong thực tế trong việc trồng cây, trồng hàng rào cho thẳng hàng.
 - Chuẩn bị trước : Tia là gì?Thế nào là hai tia đối nhau?Thế nào là hai tia trùng nhau? 
Soạn :05 - 10
Tiết :05 TIA
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức :Biết cách định nghĩa tia bằng nhiều cách, nắm được thế nào là hai tia trùng nhau, hai tia đối nhau. 
2/ Kỹ năng :Biết cách vẽ tia , hai tia trùng nhau, hai tia đối nhau. Phát triển ngôn ngữ qua diễn đạt bằng hình vẽ.
3/ Thái độ :Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận , chính xác.
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên :Dụng cụ vẽ tia, bảng phụ .
 2/ Học sinh :Dụng cụ vẽ hình.
C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph ) Đáp án
+Vẽ đường thẳng xy với điểm O thuộc đường thẳng. 
+ Vẽ đường thẳng AB với C thuộc đường thẳng. 
II. Dạy học bài mới : ( 25 ph )
 Hoạt động của giáo viên - học sinh 
 Ghi bảng
1. Hoạt động 1 : ( 5 ph )
+Tia là gì?
Gviên dùng hình ảnh kiểm tra bài cũ, điểm O thuộc dường thẳng chia đường thẳng xy thành mấy phần? Mỗi phần được gọi là gì?
2.Hoạt động 2 : ( 20 ph )
- Hai tia Ox và Oy trong hình vẽ có những đặc điểm gì?
- Khi đó ta gọi hai tia này là hai tia gì?
+ Học sinh đọc đề bài tập ?1. Vẽ hình.
- Hai tia nào gọi là hai tia đối nhau?
- Hai tia Ax và By có phải là hai tia đối nhau hay không ? Tại sao?
- Tương tự như vậy cho hai tia Bx và By.
- Hai tia không trùng nhau ta gọi là hai tia gì?
-Vẽ hai tia Ox ; Oy không trùng nhau,cũng không đối nhau.
+ Học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp ... ït động của giáo viên và học sinh 
 Ghi bảng
1.Hoạt động 1: ( 10 ph )
- Hs lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề.
- Vị trí điểm B và M như thế nào so với điểm A.
2.Hoạt động 2 : ( 5 ph )
- Học sinh điền vào chỗ trống.
a) Điểm A
b) Điểm A.
3. Hoạt động 3 : ( 7 ph ) 
- Hs lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề.
- Hai tia nào gọi là hai tia đối nhau?
- Vị trí điểm O so với hai điểm M và N.
4. Hoạt động 4 : ( 6 ph )
- Hs lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề.
a)Vị trí điểm A so với hai điểm M và C.
b)Tương tự như vậy khi so với N và B.
5. Hoạt động 5 : ( 7 ph )
- Hs lên bảng vẽ hình theo yêu cầu đề.
- Có bao nhiêu tia nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
- Có thể vẽ được tia Oy thứ hai hay không ?Vậy bài toán có mấy trường hợp? 
BT 26/113: 
a)Điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A
b)Có thể cả hai.
BT 27/113
A.
A.
BT 28/113 :
a)Hai tia đối nhau : Ox và Oy.
b)Điểm O nằm giữa M và N .
BT 29/113: 
Điểm A nằm giữa M và C.
Điểm A nằm giữa N và B.
BT 31/114 :
1 tia.
2 trường hợp.
 III. Củng cố, luyện tập : ( Lồng trong luyện tập )
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 ph )
Vẽ đường thẳng, tia trùng nhau, tia đối nhau.
Làm các bài tập còn lại.
+ Hướng dẫn BT 32/114
. Hai tia đối nhau cần có bao nhiêu điều kiện?
. Đã đủ điều kiện chưa?
. Cần bổ sung đ.kiện gì?
Xem trước bài đoạn thẳng . 
Soạn :19 - 10
Tiết : 07 ĐOẠN THẲNG
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức :Biết định nghĩa đoạn thẳng, hiểu được thế nào là đoạn thẳng cắt tia, cắt đoạn thẳng, cắt đường.
2/ Kỹ năng :Vẽ hình chính xác, biết mô tả hình vẽ qua diễn đạt từ ngữ.
3/ Thái độ :Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình. 
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên :Dụng cụ vẽ hình.
 2/ Học sinh : Dụng cụ vẽ hình.
Tiến trình bài dạy :
 I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph ) 
 - Vẽ đường thẳng AB và điểm O thuộc đường thẳng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?Gọi tên hai tia đối nhau. 
 - Đáp án :+ Điểm O nằm giữa hai điểm A và B.
 + Hai tia đối nhau : OA và OB.
II. Dạy học bài mới : ( 25 ph )
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Ghi bảng
1.Hoạt động 1: ( 10 ph )
-Vẽ một đoạn thẳng AB tuỳ ý.
-Giữa điểm A và B còn có bao nhiêu điểm khác ? Vậy định nghĩa đoạn thẳng là gì?
-Đoạn thẳng AB còn có thể gọi là đoạn thẳng BA được hay không ?
-Ký hiệu đoạn thẳng AB như thế nào ?
2. Hoạt động 2 : ( 15 ph )
+ Vẽ hình hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại O.
-Khi đó ta gọi điểm Olà gì của hai đoạn thẳng ?
-Ký hiệu đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại O như thế nào ?
+ Vẽ hình đoạn thẳng AB cắt tia Cx tại O.
-Khi đó ta gọi điểm O là gì của đoạn thẳng AB và tia Cx ?
-Ký hiệu đoạn thẳng AB cắt tia Cx tại O như thế nào ?
- Vẽ hình đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại O.
-Khi đó ta gọi điểm Olà gì của đoạn thẳng AB và đường thẳng xy ?
-Ký hiệu đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại O như thế nào ?
1/ Đoạn thẳng là gì ?
Định nghĩa : Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả những điểm nằm giữa hai điểm A, B. Còn gọi là đoạn thẳng BA.Hai điểm A, B gọi là hai điểm đầu mút của đoạn thẳng.
Ký hiệu : AB hoặc BA.
2/ Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng :
* Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tạiO.Điểm O gọi là giao điểm của hai đoạn thẳng. 
 Ký hiệu : AB CD = 
* Đoạn thẳng AB cắt tia Cx tại O. Điểm O gọi là giao điểm của đoạn thẳng AB và tia Cx.
 Ký hiệu : AB .
* Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại O. Điểm O gọi là giao điểm của đoạn thẳng AB và 
đường thẳng xy.
 Ký hiệu : AB 
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 ph ) 
-Vẽ đoạn thẳng AB, gọi C và D là hai điểm thuộc đoạn thẳng, có bao nhiêu đoạn thẳng trong hình vẽ đó?
-Hướng dẫn : 
Lấy A làm gốc ta có bao nhiêu đoạn thẳng ?
Lấy D làm gốc ta có bao nhiêu đoạn thẳng ?
Lấy C làm gốc ta có bao nhiêu đoạn thẳng ?
Vậy có bao nhiêu đoạn thẳng ?
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 ph )
-Học kỹ định nghĩa đoạn thẳng, hiểu rõ thế nào là đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng 
-Xem trước bài đôï dài đoạn thẳng. Tìm hiểu các loại dụng cụ dùng để đo độ dài đoạn thẳng. 
Soạn : 26 -10
Tiết : 08 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức : Học sinh biết được cách đo độ dài đoạn thẳng, biết cách so sánh hai đoạn thẳng.
2/ Kỹ năng :Rèn kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng.
3/ Thái độ :Giáo dục hs tính cẩn thận trong khi đo độ dài, tính thực tế khi sử dụng dụng cụ đo đôï dài cho phù hợp.
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên :Bảng phụ vẽ hình 4 đoạn thẳng có độ dài khác nhau, trong đó co ùhai đoạn thẳng bằng nhau. 
 2/ Học sinh :Dụng cụ vẽ hình.
C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph ) 
Vẽ hình đoạn thẳng AB chứa hai điểm M; N.
Trong hình trên có bao nhiêu đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào ?
Đáp án : 
 - Có 6 đoạn thẳng : AM; AN; AB; MN; MB; NB.
II. Dạy học bài mới : ( 25 ph )
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Ghi bảng
1/Hoạt động 1 : ( 15 ph )
-Để đo độ dài đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì? Cách thức đo như thế nào?
- Gv vẽ đoạn thẳng AB với C là một điểm thuộc AB. Hãy đo độ dài đoạn thẳng AC ; BC ; AB
-Từ các đoạn thẳng trên rút ra kết luận gì ?
 . Có phải đoạn thẳng luôn luôn có một độ dài ?
 . Độ dài đoạn thẳng có khi nào bé hơn hoặc bằng 0 ?
2. Hoạt động 2 : ( 20 ph )
+ Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sẵn 4 đoạn thẳng AB ; CD ; EF ; GH.
+ Lần lượt từng hs lên đo độ dài mỗi đoạn thẳng, ghi kết quả.Cả lớp nhận xét.
-Từ kết quả đo đạc trên, hãy so sánh đoạn thẳng AB lần lượt với từng đoạn thẳng còn lại .
- Hs rút ra kết luận :
 . Hai đoạn thẳng bằng nhau khi nào ?
 . Đoạn thẳng này dài hơn đoạn thẳng kia khi nào ? 
1/Đo đoạn thẳng :
a)Cách đo :Đặt mép thước trùng với đoạn thẳng , điểm số 0 của thước trùng với điểm gốc đoạn thẳng cần đo, đọc vạch chỉ điểm cuối của đoạn thẳng trên thước.
* Ví dụ : 
Đoạn thẳng AC = 3 cm.
Đoạn thẳng CB = 4 cm.
Đoạn thẳng AB = 7 cm.
b)Kết luận :
Mỗi đoạn thẳng có môït độ dài, độ dài đoạn thẳng là một số dương.
2/ So sánh hai đoạn thẳng :
Qua đo độ dài ta có :
AB = 6 cm; CD = 9 cm; EF = 4,5 cm;CH = 6 cm
Vậy : AB EF ; AB = GH.
Kết luận :
- Hai đoạn thẳng bằng nhau khi có cùng độ dài.
- Đoạn thẳng nào có độ dài dài hơn thì đoạn thẳng đó dài hơn .
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 ph )
?1 a) Các đoạn thẳng bằng nhau : EF = GH ; AB = IR
 b) E F < C D.
?2 Giáo viên cho học sinh nhận dạng các loại thước : thước dây; thước xếp; thước xích; 
 thước thẳng
?3 Học sinh tự đo , đọc kết quả. 
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 ph )
-Học kỹ nội dung bài.
-Làm các bài tập 41 đến 44 trang 119.
-Chuẩn bị trước bài “ Khi nào AM + MB = AB ? ”
*Hướng dẫn BT 44 :
a) Đo độ dài các đoạn thẳng rồi sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần.
b) Tính chu vi hình ABCD như thế nào ?
 Soạn : 2 -11
Tiết : 09 KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
A.Mục tiêu bài dạy :
1/ Kiến thức :Học sinh nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A , B thì AM + MB = AB. Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm còn lại
2/ Kỹ năng :Học sinh thành thạo trong việc tính toán nếu như có a + b = c và biết 2 trong 3 số đó thì tính được số còn lại.Thành thạo trong việc xác định độ dài cạnh còn lại khi biết độ dài một cạnh thành phần. 
3/ Thái độ :Giáo dục học sinh tính suy luận logic, cẩn thận trong tính toán.
 B. Chuẩn bị :
 1/ Giáo viên : Thước thẳng có chia vạch.
 2/ Học sinh : Thước thẳng có chia vạch. 
C.Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph )
Vẽ đoạn thẳng AB và điểm M thuộc đoạn thẳng AB. Hình thành công thức tính AM , BM và AB.
Đáp án : AM = AB – MB ; BM = AB – AM ; 
 AB = AM + MB.
II. Dạy học bài mới : ( 25 ph )
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Ghi bảng
1.Hoạt động 1 : ( 20 ph )
- Học sinh lên vẽ hình cho bài tập ?1.
- Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Học sinh lên đo độ dài từng đoạn thẳng AM ; MB và AB .
- Tính AM + MB .
- So sánh kết quả trên với AB.
+ Các tổ cử đại diện trả lời theo yêu cầu từ đó rút ra kết luận.
+ Lưu ý : Nếu M không thuộc AB thì đẳng thức trên có còn đúng hay không ? Từ đó ta có nhận xét ngược lại.
+ Giáo viên cho hs chép đề ví dụ .
+ Gọi một hs lên bảng vẽ hình.
- Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Do đó ta có đẳng thức gì ? Từ đó tính FC như thế nào ?
+ Hs lên bảng trình bày phần tính toán theo nội dung gợi ý.
2.Hoạt động 2 : ( 5 ph ) Hs tìm hiểu.
1/ Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
?1 
M nằm giữa A , B ; AM = 1,5 cm ;MB = 2,5 cm
AB = 4 cm.
Ta có : AM + MB = 1,5 + 2,5 = 4 ( cm ) = AB
Vậy : AM + MB = AB .
* Kết luận : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. 
Ví dụ : Cho điểm C nằm giữa E và F. Tính CF , biết EC = 4 cm ; E F = 7 cm
Giải : Vì C nằm giữa E và F .
Nên : EC + FC = E F .
Hay : 4 + FC = 7
Vậy : FC = 7 – 4 = 3 ( cm ).
2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất : ( Sgk )
 III. Củng cố, luyện tập : ( 10 ph )
Khi nào thì AM + MB =AB ?
BT 46 / 121 : * N là điểm như thế nào đối với I và K ?
 * Khi đó ta có đẳng thức gì ? Từ đó suy ra IK = ?
 IV. Hướng dẫn học sinh ở nhà: ( 5 ph )
- Điều kiện như thế nào thì AM + MB = AB ?
- Làm các bài tập từ 47 trang 121 đến 51 trang 122.
 * Hướng dẫn BT 49/ 121: 
 + Có bao nhiêu trường hợp để M ; N nằm giữa hai điểm A và B? 
 + Kể tên điểm nằm giữa hai điểm trong từng trường hợp.
 + So sánh AM với BN ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hinh 6.doc