Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 44: Bài 15: Cộng hai số nguyên cùng dấu

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 44: Bài 15: Cộng hai số nguyên cùng dấu

Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai số nguyên âm.

* Kỹ năng: Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.

* Thái độ: Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

* Thầy: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, trục số.

* Trò: Thước thẳng, phiếu học tập, trục số vẽ trên giấy. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1509Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 44: Bài 15: Cộng hai số nguyên cùng dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 16/11/09
Tiết 44 Ngày dạy: 17/11/09
§5. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng hai số nguyên âm.
* Kỹ năng: Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
* Thái độ: Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, trục số.
* Trò: Thước thẳng, phiếu học tập, trục số vẽ trên giấy. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kim tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
GV nêu câu hỏi kiểm tra.
HS1: - Nêu cách so sánh 2 số nguyên a và b trên trục số.
- Nêu các nhận xét về so sánh hai số nguyên.
- Làm bài tập 28 tr.58 SBT
HS2: - Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
- Nêu cách tính giá trị tuyệt đối của số nguyên dương, số nguyên âm, số 0.
- Làm bài tập 29 tr.58 SBT
Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi và chữa bài tập.
HS1: trả lời câu hỏi trước, chữa bài tập sau.
Bài 28 SBT: Điền dấu “+” hoặc “-“ để được kết quả đúng: +3 > 0; 0 > -13
-25 < -9; +5 < +8
-25 < 9; -5 < +8
- HS2: chữa bài tập trước, trả lời câu hỏi sau:
Hoạt động 2: (8 phút)
Ví dụ: (+4) + (+2) = 
Số (+4) và (+2) chính là các số tự nhiên 4 và 2. Vậy (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
Vậy cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
Áp dụng: (+425) + (+150) = ?
(làm ở phần bảng nháp).
Minh họa trên trục số: GV thực hành trên trục số: (+4) + (+2)
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
(+425) + (+150) = 425 + 150 = 575
I. Cộng hai số nguyên dương:
(+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
(+425) + (+150) = 425 + 150 = 575
Vậy cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không
+ Di chuyển con chạy từ điểm 0 đến điểm 4
+ Di chuyển con chạy về bên phải hai đơn vị tới điểm 6.
Vậy (+4) + (+2) = (+6)
Áp dụng: cộng trên trục số
(+3) + (+5) = (+8)
Hoạt động 3: (20 phút)
- GV: ở bài trước ta đã biết có thể dùng hai số nguyên để biểu thị hai
đại lượng có hướng ngược nhau.
II. Cộng hai số nguyên âm.:
 Hôm nay ta lại dùng số nguyên để biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng như: tăng và giảm, lên cao và xuống thấp
 Thí dụ: khi nhiệt đọo giảm 3oC ta có thể nói nhiệt độ tăng -3oC
Khi số tiền giảm 10000đ ta có thể nói số tiền tăng -10000đ
Ví dụ 1: SGK
Tóm tắt; nhiệt độ buổi trưa -3oC, buổi chiều nhiệt độ giảm 2oC.
Tính nhiệt độ của buổi chiều?
- GV: Nói nhiệt độ buổi chiểu giảm 2oC ta có thể coi là nhiệt độ tăng như thế nào?
- Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều của Moscow, ta phải làm thế nào?
Hãy thực hiện phép cộng bằng trục số, GV hướng dẫn:
+ Di chuyển con chạy từ điểm 0 đến điểm (-3).
+ Để cộng thêm với (-2), ta di chuyển con chạy về bên trái hai đơn vị, khi đó con chạy đến địa điểm nào?
- GV đưa hình 45 trang 74 lên trình bày lại
Vậy: (-3) + (-2) = -5
Áp dụng trên trục số:
(-4) + (-5) = -9.
- Vậy khi cộng hai số nguyên âm ta được số nguyên như thế nào?
- Yêu cầu HS so sánh
	 và 
- Vậy khi cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
- Quy tắc (SGK)
- Cho HS làm ?2
HS tóm tắt đề bài, GV ghi lên bảng.
HS: Nói nhiệt độ buổi chiều giảm 2oC, ta có thể coi là nhiệt độ tăng -2oC.
Ta phải làm phép cộng:
	(-3) + (-2) = ?
HS quan sát và làm theo GV tại trục số quan sát của mình.
Gọi 1 HS lên thực hành tại trục số trước lớp.
- HS thực hiện trục số và cho biết kết quả.
HS: khi cộng hai số nguyên âm ta được 1 số nguyên âm
HS: giá trị tuyệt đối của tổng bằng tổng hai giá trị tuyệt đối
HS: ta phải cộng hai giá trị tuyệt đối đó với nhau còn dấu là dâu “-”
- HS: Nêu lại quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu.
- HS làm ?2
(+37) + (+81) = +118
(-23) + (-17) = -40
Ví dụ : SGK
Quy tắc: hai bước:
* Cộng hai giá trị tuyệt đối
* Đặt dấu “-” đằng trước
VD: (-17) + (-54) = -(17+54) = -71
Hoạt động 4: Củng cố (8 ph)
- GV yêu cầu HS làm bài tập 23 và 24 trang 75 (SGK)
HS làm cá nhân rồi gọi ba em lên bảng làm:
Bài 23: a) 2763 + 152 = 2915
(-17) + (-14) = -31
(-35) + (-9) = -44
Bài 23:
2763 + 152 = 2915
(-17) + (-14) = -31
(-35) + (-9) = -44
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên cùng dấu.
 - Bài tập từ dố 35 đến 41 trang 58, 59 SBT và bài 26 trang 75 (SGK)
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/09
Tiết 45 Ngày dạy: 24/11/09
§6. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: HS nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu)
* Kỹ năng: HS hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
* Thái độ: Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn và bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng thuật ngữ toán học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, trục số.
* Trò: Thước thẳng, phiếu học tập, trục số vẽ trên giấy. Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kim tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
- HS 1 chữa bài 26 trang 75 SGK
- HS 2: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm. Cộng hai số nguyên dương?
- Cho VD
- Nêu cách tính giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Tính: ; ; 
- HS1: chữa bài 26 SGK
- Tóm tắt: nhiệt độ hiện tại -5oC
Nhiệt độ giảm 7oC.
Tính nhiệt độ khi giảm
Giải: 
(-5) + (-7) = (-12)
Vậy nhiệt độ sau khi giảm là (-12oC)
- HS ở lớp nhận xét bài tập của cả hai bạn
Hoạt động 2: (12 phút)
- HS tóm tắt đề bài.
- Muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó ta làm như thế nào?
Gợi ý: Nhiệt độ giảm 5oC, có thể coi là tăng bao nhiêu độ?
- Hãy dùng trục số để tìm kết quả phép tính.
- Giải thích cách làm.
GV đưa ra hình 46 lê giải thích lại
Nêu VD trang 75 SGK yêu cầu 
- Ghi lại bài làm (+3)+(-5)=(-2)
và tính câu trả lời:
Tóm tắt:
Nhiệt độ buổi sáng là 3oC
Chiều, nhiệt độ giảm 50C
Hỏi nhiệt độ buổi chiều?
HS: 30C – 50C
	Hoặc 3oC + (-5oC)
- Một HS lên bảng thực hiện phép cộng trên trục số, các HS khác làm trên trục số của mình.
= 3; ; 
5-3 = 2
I. Ví dụ:
Tóm tắt:
- Nhiệt độ buổi sáng là 3oC
- Chiều, nhiệt độ giảm 50C
- Hỏi nhiệt độ buổi chiều?
= 3; ; 
- Hãy tính giá trị tuyệt đối của mỗi số hạng và giá trị tuyệt đối của tổng? So sánh hai giá trị tuyệt đối của tổng và h iệu của hai giá trị tuyệt đối
- GTTĐ của tổng bằng hiệu hai giá trị tuyệt đối (GTTĐ lớn trừ GTTĐ nhỏ)
- Dấu của tổng là dấu của số có GTTĐ lớn hơn
- Dấu của tổng xác định như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm ?1, thực hiện trên trục số
- GV yêu cầu HS làm ?2
Tìm và nhận xét kết quả
3+(-6) và 
(-2) + (+4) và 
(-3) + (+3) = 0
(+3) + (-3) = 0
3+(-6) = (-3)
= 6-3 = 3
Vậy 3+(-6) = -(6-3)
b) (-2) + (+4) = +(4-2)
Hoạt động 3: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu (13 ph)
- Qua các VD trên, hãy cho biết: Tổng của hai số đối nhau là bao nhiêu?
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm thế nào?
- Đưa quy tắc lên bảng phụ, yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần.
- VD: (-237) + 55 = -(237-55) = -218
Cho HS làm tiếp ?3
Cho HS làm bài tập 28 /76 SGK
HS:
- Tổng hai số đối nhau bằng 0
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai GTTĐ (Số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
HS làm VD
HS làm tiếp ?3
Bài tập 27: Tính:
26 + (-6) = 20
(-75) + 50 = -25
80 + (-220) = -140
(-73) + 0 = -73
II. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai GTTĐ (Số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
Bài tập 27: Tính:
26 + (-6) = 20
(-75) + 50 = -25
80 + (-220) = -140
(-73) + 0 = -73
Hoạt động 4: Củng cố (10 ph)
- Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh hai quy tắc đó
- Điền đúng, sai vào ô trống:
(+7) + (-3) = (+4)	c
(-2) + (+2) = 0	c
(-4) + (+7) = (-3)	c
(-5) + (+5) = 10	c
Hoạt động nhóm
- HS nêu lại các quy tắc.
- So sánh về hai bước làm.
	+ Tính GTTĐ
	+ Xác định dấu
HS: lên bảng điền
Đ Đ S S
Cho hai hoặc bốn HS một nhóm để làm bài tập.
Chữa bài tập cho hai nhóm
- Điền đúng, sai vào ô trống:
(+7) + (-3) = (+4)	c
(-2) + (+2) = 0	c
(-4) + (+7) = (-3)	c
(-5) + (+5) = 10	c
Tính:
a) 
b) 
c) So sánh: 23 + (-13) và (-23) + 13
d) (-15) + 15
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3 ph)
Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
So sánh để nắm vững hai quy tắc đó.
Bài tập về nhà số 29 (b), 30, 31, 32, 33 /76, 77 SGK
Bài 30 rút ra nhận xét: Một số cộng với một số nguyên âm, kết quả thay đổi thế nào? Một số cộng với số nguyên dương, kết quả thay đổi thế nào?
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/09
Tiết 46 Ngày dạy: 24/11/09
LUYỆN TẬP + KIỂM TRA 15’
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Củng cố các quy tắc cộng trừ hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng áp dụng quy tác cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
* Thái độ: Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, đề kiểm tra 15’
* Trò: Thước thẳng, học bài và làm bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kim tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
Đưa dề bài kiểm tra lên bảng phụ
HS1: phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm
Chữa bài tập số 31 SGK
HS 2: Chữa bài tập 33 /77 SGK. Sau đó phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
GV hỏi chung cả lớp: So sánh hai qưuy tắc này về cách tính GTTĐ và xác địn dấu của tổng.
HS:
+ Về GTTĐ: nếu cộng hai số nguyên cùng dấu phải lấy tổng hai GTTĐ, nếu cộng hai số nguyên khác phải lấy hiệu hai GTTĐ.
+ Về dấu: Cộng hai số nguyên cùng dấu là dấu chung; Cộng hai số nguyên khác dấu, dấu là dấu của số có GTTĐ lớn hơn
Hoạt động 2: Luyện tập (21 phút)
Bài 1: Tính
(-50) + (-10); b. (-16) + (-14)
c. (-367) + (-33) ; d. 
Bài 2: Tính:
a) 43 + (-3) ; b) 
c) 0 + (-36) ; d) 207 + (-207)
e) 207 + (-317)
Bài 3: Tính giá trị các biểu thức
x + (-16) biết x = -4
(-102) + y biết y = 2
- GV: Để tính giá trị biểu thức , ta làm như thế nào?
Bài 4: So sánh, rút ra nhận xét.
123 + (-3) và 97
(-55) + (-15) và (-55)
(-97) + 7 và (-97)
- HS củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
- HS cả lớp làm và gọi hai em lên bảng trình bày.
- Củng cố quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, quy tắc lấy GTTĐ, cộng với số 0, cộng hai số đối nhau.
HS: ta phải thay GT của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
x + (-16) = (-4) + (-14) = -20
(-102) + y = (-102) + 2 = -100
HS làm và rút ra nhận xét
123 + (-3) = 120
123 + (-3) < 123
(-55) + (-15) = =70
=> (-55) + (-15) < (-55)
Bài 3: Tính giá trị các biểu thức
a) x + (-16) biết x = -4
b) (-102) + y biết y = 2
Giải:
x + (-16) = (-4) + (-14) = -20
(-102) + y = (-102) + 2 = -100
Bài 4: So sánh, rút ra nhận xét.
a) 123 + (-3) và 97
b) (-55) + (-15) và (-55)
c) (-97) + 7 và (-97
a. 123 + (-3) = 120
=> 123 + (-3) < 123
Dạng 2: Tìm số nguyên x (bài toán ngược)
Bài 5: Dự đoán giá trị của biến x và kiểm tra lại
x + (-3) = -11
-5 + x = 15
x + (-12) = 2
 + x = -10
Bài 6: (bài 35 /77 SGK)
Số tiền ông Nam so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Nam so với năm ngoái:
Tăng 5 triệu đồng
Giảm 2 triệu đồng
(Đây là bài toán dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế).
Bài 7 (bài 55 / 60 SBT)
Thay * bằng số thích hợp
(-*6) + (-24) = -100
39 + (-1*) = 24
196 + (-5*2) = -206
Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên âm, kết quả nhỏ hơn số ban đầu.
(-97) + 7 = -90
=> (-97) + 7 > (-97)
Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên dương, ta được một số lớn hơn số ban đầu.
HS làm bài tập:
x = 8; (-8) + (-3) = -11
x = 20; -5 + 20 = 15
x = 14; 14 + (-12) = 2
x = -13; 3 + (-13) = -10
HS trả lời:
x = 5
x = -2
HS làm bài tập theo nhóm (từ 2 à 4 em một nhóm)
(-76) + (-24) = -100
39 + (-15) = -24
296 + (-502) = -206
Gọi một nhóm lên trước lớp giải thích cách làm.
VD a) Có tổng là (-100)
1 số hạng là (-24) => số hạng kia là (-76), vậy * là 7
Kiểm tra kết quả vài nhóm.
b. (-55) + (-15) = =70
(-55) + (-15) < (-55)
Bài 5: Dự đoán giá trị của biến x và kiểm tra lại
a) x + (-3) = -11
b) -5 + x = 15
c) x + (-12) = 2
d) + x = -10
Bài 7 (bài 55 / 60 SBT)
a. (-76) + (-24) = -100
b. 39 + (-15) = -24
c. 296 + (-502) = -206
* KIỂM TRA 15’
Đề bài: Tính: a) 25 + 12 b) (-23) + (37) c) 24 + (-26) 
 d) (-21) + (-12) e) -5 + 19
* ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
a) 25 + 12 = 37 (2đ) b) (-23) + (37) = 37 – 23 = 14 (2đ) 
c) 24 + (-26) = -(26 - 24) = -2 (2đ) d) (-21) + (-12) = -(21 + 12) = -33 (2đ) d) -5 + 19 = 19 - 5 = 14 (2đ) 
* THỐNG KÊ ĐIỂM:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới TB
Điểm trên TB
 <3
 3 - <5
 5 - <8
 8 - 10
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
6A2
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên, quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
- Bài tập số 51; 52; 53; 54; 56 trang 60 SBT
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 Ngày soạn: 26/11/09
Tiết 47 Ngày dạy: 27/11/09
§6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
* Kỹ năng: Học sinh bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.
* Thái độ: Học sinh biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên
II. Chuẩn bị:
* GV: Phần màu, bảng phụ ghi các tính chất của phép cộng các số tự nhiên và bảng ghi các tính chất của phép cộng các số nguyên
* HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết, ôn tập lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kim tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút).
-GV ghi đề kiểm tra lên bảng phụ:
HS1:
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
- Làm bài tập 51 tr.60 (SBT)
HS 2:
- Nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên
- Tính: (-2) + (-3) và (-3) + (-2)
 (-8) + (+4) và (+4) + (-8)
Sau đó GV yêu cầu 3 HS đem bài lên bảng và sửa bài của HS dưới lớp.
- HS nhận xét à GV đặ vấn đề: phép cộng các số nguyên có những tính chất gì? có giốngnhững tính chất của phép cộng các số tự nhiên không?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ
HS1: 
- Thay ô cuối cùng bằng -14 
HS2:
Thực hiện phép cộng và rút ra nhận xét: phép cộng hai số nguyên có tính chất giao hoán.
HS nhận xét bài của các bài trên bảng.
Hoạt động 2: Tính chất giao hoán (5 phút)
- Trên cơ sở kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề: qua ví dụ, ta thấy phép cộng các số nguyên cũng tính chấtn giao hoán.
- Yêu cầu HS tự lấy thêm ví dụ
- Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên
- HS lấy ví dụ minh hoạ
- HS phát biểu: Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ 
a + b = b + a
1. Tính chất giao hoán
- Yêu cầu HS nêu công thức tổng quát a + b = b + a
các số hạng
HS nêu công thức
Hoạt động 3: Tính chất kết hợp (15 phút).
- GV yêu cầu HS làm ?2
Tính và so sánh kết quả:
 [(-3) + 4] +2 ; -3 + (4 + 2); 
 [(-3) + 2] + 4
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong từng biểu thức
- Vậy muốn cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể làm như thế nào?
- Nêu công thức biểu thị tính chất kết hợp của phép cộng số nguyên 
GV ghi công thức
- GV giới thiệu phần “chú y” trang 78 SGK
 (a + b) + c = a + (b + c) = a + b + c
Kết quả trên gọi là tổng của 3 số nguyên a, b, c và viết là a + b + c
Tương tự ta có tổng của 4; 5; 6  số nguyên.
Yêu cầu HS làm bài tập 36 tr.78 SGK
- HS làm ?2
[(-3) + 4] +2 = 1 + 2 = 3
-3 + (4 + 2) = -3 + 6 = 3
[(-3) + 2] + 4 = -1 + 4 = 3
Vậy 
[(-3) + 4] +2 = -3 + (4 + 2); 
 = [(-3) + 2] + 4
- Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- HS nêu công thức
 (a + b) + c = a + (b + c) 
- Bài 36 tr 78 SGK
2. Tính chất kết hợp
(a + b)+ c = a + (b + c) 
Bài 36 tr 78 SGK
a)126+(-20)+2004+(-106)
= 126+[(-20)+(-106)]+2004
= 126 + (-126) + 2004
= 0 + 2004 = 2004
b) [(-199) + (-201)] + (-200)
= (-400) + (-200)
= -600
Hoạt động 4: Tính chất cộng với số 0 (5 phút)
- Một số tự nhiên cộng với số 0 bằng bao nhiêu?
- Mà số tự nhiên cũng là số nguyên 
à Một số nguyên cộng với số 0 bằng bao nhiêu?
Ví dụ: (-10) + 0 = -10
 (+ 2004) + 0 = + 2004
- Nêu công thức tổng quát của tính chất này?
- GV ghi công thức tổng quát
Một số tự nhiên cộng với 0 bằng chính nó.
Một số nguyên cộng với 0 cũng bằng chính nó.
HS lấy ví dụ
a + 0 = a
3. Tính chất cộng với số 0
a + 0 = 0 + a
Hoạt động 5: Tính chất cộng với số đối (12 phút)
- Thực hiện phép tính:
 a) (-2003) + 2003 b) 1999 + (-1999)
- Nhận xét (-2003) với +2003? 1999 với (-1999)
Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu? Cho ví dụ
- Ngược lại nếu có a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào?
Yêu cầu HS làm ?3
HS làm bài và rút ra nhận xét
a) (-2003) + 2003 = 0
b) 1999 + (-1999) = 0
Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0
HS làm ?3
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (1 phút)
+ Học bài trong SGK và trong vở ghi.
+ BTVN: 37, 39 à 42 tr.79 (SGK) 
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc