Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 23 đến 27 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 23 đến 27 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

I. Mục tiêu :

 − Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về tia phân giác, hai góc kề bù.

 − Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức đã học vào việc giải bài tập.

 − Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi đo, vẽ ; Rèn luyện tư duy sáng tạo, khoa học.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Các hoạt động dạy học :

 1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : (8’)

 − HS1: Định nghĩa tia phân giác. Làm bài tập 31 SGK.

 − HS2: Định nghĩa tia phân giác. Làm bài tập 32 SGK.

 3. Bài mới (20’) Để nắm vững hơn các kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu giải các bài tập trong SGK.

Nội dung Hoạt động của GV và HS

BT 33 :

Ta có: (kề bù)

hay

  .

Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên ta lại có: .

 Vậy: .

(Hoặc ta có thể tính như sau:

 )

Hoạt động 1 : Bài tập 33.

GV:Gọi học sinh đọc bài

tập 33 SGK.

HS: Đọc bài tập 33 SGK.

GV: Đối với một bài tập hình ta nên tóm tắt đề toán và vẽ hình trước khi giải.

GV: Hai góc xOy và yOx’ là hai góc kề bù ta suy ra điều gì ?

HS:

GV: Ot là tia phân giác của góc xOy ta suy ra điều gì ?

HS:

GV:Ở đây ta có 2 cách để tính :

+ ;

+ .

GV: Cho học sinh trình bày lời giải.

HS:Tự trình bày lời giải.

GV:Nhận xét và chữa bài tập.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 23 đến 27 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 23:	TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
Ngày soạn : 9/ 2 / 2009
Ngày dạy: 13/2/2009
	I. Mục tiêu : Qua bài này HS cần đạt được:
	− Kiến thức: Hiểu tia phân giác, đường phân giác của góc là gì?
	− Kĩ năng: Biết vẽ tia phân giác của góc.
	− Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy. 
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
Cho tia Ox veõ tia Oy vaø Oz treân cuøng moät nöûa maët phaúng bôø chöùa tia Ox sao cho , . Em coù nhaän xeùt gì veà tia Oy?
3. Bài mới :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và HS 
1. Tia phân giác của một góc là gì?
Định nghĩa: (Sgk/85)
Hoạt động 1 : Định nghĩa tia phân giác của một góc.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36 Sgk và trả lời câu hỏi:
“ tia phân giác của một góc là gì?
HS:Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
GV: khắc sâu cho HS muồn biết một tia có phải là phân giác của góc đó hay không, ta cần xét hai điều: - Nằm giữa
 - Tạo hai góc bằng nhau.
b) cho hs làm bài tập 30 sgk.
HS làm bài tập 30 Sgk.
HS 1: vẽ hình.
HS 2: trả lưòi tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
HS3: tính góc tOy và so sánh hai góc tOy và xOt.
HS 4: trả lời tia Ot là tia phân giác của góc xOy và giải thích.
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc:
Ví dụ: Vẽ tia phân giác của góc xOy có số đo 640.
Giải: 
Vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho .
Hoạt động 2: Vẽ tia phân giác của góc.
a) Cho góc xOy có số đo 640. Dùng thước đo góc và thước thẳng vẽ tia phân giác Oz của góc ấy.
- GV cho HS tham khảo Sgk, rồi trình bày cách vẽ tia Oz. (Nếu HS trả lời không được, GV hướng dẫn thêm). 
a) - HS tham khảo Sgk, rồi trình bày cách vẽ tia Oz. 
- 1 HS lên bảng thực hiện vẽ, các HS còn lại tự vẽ vào vở.
b) Vẽ tia phân giác của góc ở câu a bằng cách gấp giấy.
HS: dùng giấy thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
c) Làm bài tập 31 Sgk.
 HS làm bài tập 31 Sgk.
3. Chú ý: (Sgk)
Hoạt động 3 : Chú ý
	4. Củng cố và hướng dẫn tự học ở nhà:
	a) Củng cố: trong quá trình dạy bài mới.
	b) Hướng dẫn tự học ở nhà:
* Bài vừa học :	
	− Học thuộc định nghĩa tia phân giác của một góc. 
	– Nắm vững cách vẽ tia phân giác của 1 góc.
	– BTVN: 32/ Sgk/ 87.
	* Bài sắp học : LUYỆN TẬP.
 	Chuẩn bị: các BT: 33, 34, 35, 36, 37.
Kiểm tra:
Tiết 24:	LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 17 / 02 / 2009
Ngày dạy: 20/02/2009
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về tia phân giác, hai góc kề bù.
	− Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức đã học vào việc giải bài tập.
	− Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong khi đo, vẽ ; Rèn luyện tư duy sáng tạo, khoa học.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học :
	1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : (8’)
 	− HS1: Định nghĩa tia phân giác. Làm bài tập 31 SGK.
	− HS2: Định nghĩa tia phân giác. Làm bài tập 32 SGK.
	3. Bài mới (20’) Để nắm vững hơn các kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu giải các bài tập trong SGK.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS 
BT 33 :
Ta có: (kề bù)
hay 
 Þ.
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên ta lại có: .
 Vậy: .
(Hoặc ta có thể tính như sau:
)
Hoạt động 1 : Bài tập 33.
GV:Gọi học sinh đọc bài 
tập 33 SGK.
HS: Đọc bài tập 33 SGK.
GV: Đối với một bài tập hình ta nên tóm tắt đề toán và vẽ hình trước khi giải.
GV: Hai góc xOy và yOx’ là hai góc kề bù ta suy ra điều gì ? 
HS:
GV: Ot là tia phân giác của góc xOy ta suy ra điều gì ?
HS:
GV:Ở đây ta có 2 cách để tính :
+ ;
+ .
GV: Cho học sinh trình bày lời giải.
HS:Tự trình bày lời giải.
GV:Nhận xét và chữa bài tập.
Bài tập 34 :
 Ta có: (kề bù)
hay 
suy ra: .
 Vì Ot là tia phân giác của góc xOy nên ta có: 
.
 Vì Ot’ là tia phân giác của góc x’Oy nên ta có: .
 Vậy: ;
 ;
 .
Hoạt động 2 : Bài tập 34.
HS:đọc bài tập 34 SGK.
GV: Gọi học sinh tóm tắt đề toán, học sinh vẽ hình.
GV:Hướng dẫn học sinh giải từng bước bằng các câu hỏi dẫn dắt.
HS :Giải bài tập.
4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà : (16’)
a) Củng cố:	Kiểm tra 15 phút
Đề: cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết .
Tính số đo góc yOz?
b) Hỏi Oy có phải là tia phân giác của góc xOz hay không? Vì sao?
Đáp án và thang điểm:
vẽ hình đúng 2 điểm.
Trả lời tia Oy nằm giữa đúng và có giải thích đúng 2 điểm,
Tính góc yOz bằng 300 đúng 3 điểm.
Trả lời và giải thích đúng câu b được 3 điểm
b) Hướng dẫn tự học:
	* Bài vừa học :	
	− Xem kĩ lại các bài tập đã giải ở lớp.
	− Bài tập ở nhà : Bài 35, 36, 37 SGK.
	* Bài sắp học :	“Thực hành đo góc trên mặt đất”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài thực hành và chuẩn bị mỗi tổ 3 cọc tiêu 1m.
Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tiết 25, 26:	THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
Ngày soạn : 3 / 3 / 2009
Ngaøy daïy: 6/3/09
I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: HS hiểu cấu tạo của giác kế.
	− Kĩ năng: biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
	− Thái độ: giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật, và những quy địng vầ kỉ thuật thực hành.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: một bộ thực hành mẫu gồm: 1 Giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m.
	− Học sinh: Cọc 1m.
III. Tiến trình dạy học :
Ổn định : nề nếp, sĩ số.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và HS 
Tiết 25:
1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất.
(Sgk)
2. Cách đo góc trên mặt đất.
(Sgk)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất.
GV: đặt giác kế trước lớp rồi giới thiệu với HS: dụng cụ đo góc trên mặt đất là giác kế.
HS: quan sát giác kế và trả lời câu hỏi của GV .
cấu tạo: nêu như SGK
 Cho học sinh đọc SGK phần 1.
GV: chỉ cấu tạo từng phần của giác kế
Hoạt động 2 : Cách đo góc trên mặt đất.
GV: Cho học sinh đọc SGK phần 2.
HS:Đọc SGK.
GV: Cho nêu các bước đo góc trên mặt đất.
HS: Nêu các bước
GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV: hướng dẫn mẫu cho HS.
HS: theo dõi và nắm được 4 bước để đo góc trên mặt đất.
Tiết 26
3. Thực hành đo góc trên mặt đất.
Hoạt động 3 : Thực hành đo góc trên mặt đất.
- Kiểm tra dụng của từng tổ.
Tổ trưởng báo cáo
GV:Tiến hành đo thử để học sinh quan sát.
HS: Quan sát.
GV: Chỉ góc cần đo của mỗi tổ trên sân trường.
HS:Tiến hành việc đo đạc và ghi số liệu vào bảng tổng kết.
GV: theo dõi hoạt động của từng nhóm Nhận số liệu của từng tổ và kết luận.
Đề nghị tổ đánh giá điểm cho từng người trong tổ.
GV:Đánh giá điểm thực hành của từng tổ, thu báo cáo, cho điểm thực hành của cá nhân HS.
Hướng dẫn học ở nhà :
Bài vừa học: cho HS nhắc lại các bước để đo góc trên mặt đất.
HS cất dụng cụ, vệ sinh chân tay chuẩn bị vào giờ học sau.
	 Bài sắp học :	“Đường tròn”
 	Chuẩn bị dụng cụ: Compa, thước.
Đọc trước bài đường tròn.
	IV. Kiểm tra :
Tiết 27:	ĐƯỜNG TRÒN
Ngày soạn : 10 / 3 / 2009.
Ngày dạy : 13 / 3 / 2009.
	I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
	− Kiến thức: Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Hiểu cung, dây cung, đường kính, bán kính.
	− Kĩ năng: Sử dụng compa thành thạo ; Biết vẽ đường tròn, cung tròn ; Biết giữ nguyên độ mở của compa.
	− Thái độ: Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, compa, bảng phụ.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, compa, đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy và học :
	1. Ổn định : (1’) Kiểm tra nề nếp, sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài (2’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới: (30’)
ĐVĐ: Ở Tiểu học các em đã biết hình vuông, hình chữ nhật. Hôm nay, các em sẽ học về hình tròn.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. Đường tròn và hình tròn:
Hoạt động 1 : Nhận biết và vẽ đường tròn, hình tròn.
a) Quan sát hình 43 SGK và trả lời câu hỏi : Đường tròn tâm O bán kính R là gì ?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
b) Vẽ đường tròn (O ; 17mm). Lấy điểm M nằm trên đường tròn. Đoạn thẳng OM dài bao nhiêu ? Nói đoạn thẳng OM là bán kính có đúng không ?
HS : Vẽ và trả lời câu hỏi.
c) Lấy điểm N nằm bên trong đường tròn trên và lấy điểm P nằm bên ngoài đường tròn. Đo ON và OP. So sánh ON, OP và OM.
HS: Vẽ và so sánh.
d) Hình tròn là gì ?
HS : Trả lời câu hỏi.
2. Cung và dây cung:
Hoạt động 2 : Nhận biết và vẽ cung tròn, dây cung.
a) Quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi : Cung tròn là gì ? Dây cung là gì ?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
b) Vẽ đường tròn tâm O bán kính 1,5cm. Vẽ dây cung CD bất kì dài 1,2cm.
HS: Lên bảng vẽ.
c) Vẽ đường kính AB bất kì của đường tròn trên. Đường kính này dài bao nhiêu ?
HS: Vẽ và trả lời câu hỏi
3. Một công dụng khác của compa:
(SGK)
Hoạt động 3 : So sánh hai đoạn thẳng.
a) Cho hai đoạn thẳng AB và MN gần bằng nhau (ước lượng bằng mắt). Dùng compa so sánh hai đoạn thẳng ấy mà đo độ dài từng đoạn thẳng.
HS: Suy nghĩ và lên bảng thực hiện.
b) Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn thẳng ?
HS: Suy nghĩ và lên bảng thực hiện.
Hoạt động 4: Củng cố.
a) Làm bài tập 38 SGK.
b) Làm bài tập 39 SGK.
c) Làm bài tập 42 câu c SGK.
	4. Hướng dẫn học ở nhà (12’)
	a) Bài vừa học :	
	− Học bài theo SGK.
	− Bài tập ở nhà : Bài 40, 41, 42 SGK.
	b) Bài sắp học :	“Tam giác”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài sắp học.
	IV. Kiểm tra :

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23-24-25.doc