Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên (Bản 3 cột)

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được quy tắc phép trừ trong Z

- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên

2. Kĩ năng:

- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép thứ tự.

3. Thái độ:

- Thích tìm tòi kiến thức mới.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, chia nhóm hs.

- HS: Bảng nhóm, xem bài trước.

III. Kiểm tra bài cũ: (5ph)

1/ Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. (4đ)

2/ Áp dụng tính: (6đ)

a) (-57) + 47

b) 469 + (-219)

c) 195 + (-200) + 205 1/ - Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không

- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “- trước kết quả. (2đ)

 - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn (2đ)

Tính:

a) (-57) + 47 = -10 (2đ)

b) 469 + (-219) = 250 (2đ)

c) 195 + (-200) + 205

= (195 + 2050) + (-200) (1đ)

 = 400 + (-200) = 200 (1đ)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 20Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 	Ngày soạn: 
Tiết 49 	Ngày dạy: 
Tên bài dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được quy tắc phép trừ trong Z
- Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên
2. Kĩ năng:
- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép thứ tự.
3. Thái độ: 
- Thích tìm tòi kiến thức mới.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, chia nhóm hs.
- HS: Bảng nhóm, xem bài trước.
III. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
1/ Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. (4đ)
2/ Áp dụng tính: (6đ)
a) (-57) + 47 
b) 469 + (-219)
c) 195 + (-200) + 205
1/ - Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-’ trước kết quả. (2đ)
 - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn (2đ)
Tính:
a) (-57) + 47 = -10 	(2đ)
b) 469 + (-219) = 250 	(2đ)
c) 195 + (-200) + 205
= (195 + 2050) + (-200) 	(1đ)
 = 400 + (-200) = 200 	(1đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hiệu của hai số nguyên (20 phút)
- Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào?
- Còn trong tập Z các số nguyên, phép trừ thực hiện như thế nào?
-Gọi hs đọc ? tr 81 SGK
- Gọi 2 hs lên bảng thực hiện
- Gv giải thích 
- Qua các VD trên, em thử đề xuất muốn trừ đi một số nguyên, ta có thể làm thế nào?
- Giới thiệu quy tắc
- BT 47 / 82 SGK
- Gv giải thích lại số đối của 1 số.
Lưu ý với HS: Khi trừ một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
- Khi nói nhiệt độ giảm 30C nghĩa là tăng (-30C)
VD: 20C-30C=20C+(-30C)
- HS:  khi số bị trừ ³ số trừ
Hs đọc ?
- HS thực hiện
3 – 4 = 3 + (-4) 
2 – (-1) = 2 + 1
3 – 5 = 3 + (-5) 
2 – (-2) = 2 + 2
- HS: Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng số đối của nó.
- HS nêu lại
- HS áp dụng quy tắc
- HS thực hiện phép tính
- HS nhận xét
1. Hiệu của hai số nguyên
?
a) 3 – 1 = 3 + (-1) 
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 3 – 2 = 3 + (-2) 
 2 – 1 = 2 + (-1)
 3 – 3 = 3 + (-3) 
 2 – 0 = 2 + 0
 3 – 4 = 3 + (-4) 
 2 – (-1) = 2 + 1
 3 – 5 = 3 + (-5) 
 2 – (-2) = 2 + 2
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. 
 a – b = a + (-b)
VD: 3 – 8 = 3 + (-8) = -5
 (-3) – (-8) = (-3) + 8 = 5
BT 47 / 82 SGK
2 – 7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3
(-3) – 4 = (-3) + (-4) = -7
(-3) – (-4) = (-3) + 4 = 1
Hoạt động 2: Ví dụ (6 phút)
- Cho HS nghiên cứu VD/ 81 SGK (Đưa lên bảng phụ)
Gv giải thích tưong tự.
- BT 48 / 82 SGK
- Gọi 4 hs lên bảng làm nhanh.
-Em thấy phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào?
- Chính vì phép trừ trong N có khi không thực hiện được nên ta phải mở rộng tâp N thành tập Z để phép trừ các số nguyên luôn thực hiện được.
- HS đọc SGK
3-4=3+(-4)=-1
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS: Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong N có khi không thực hiện được
VD: 3 – 5 (trong N không thực hiện được)
2. Ví dụ
(SGK tr 81)
BT 48 / 82 SGK
0 – 7 = 0 + (-7) = -7
7 – 0 = 7 + 0 = 7
a – 0 = a + 0 = a
0 – a = 0 + (-a) = -a
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức mới (3 phút)
- Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. 
- Nêu công thức
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. 
a – b = a + (-b)
V. Củng cố (7ph)
-Gv phát phiếu học tập cho hs có nội dung như sau:
Biểu diễn các hiệu sau thành tổng rồi tính
Đáp án
a) (-28) – (-32) 
b) 50 – (-21)
c) (-45) – (-30) 
d) x – 80
e) 7 – a 
 f) (-25) – (-a)
a) = (-28) + 32 = 4
 b) = 50 + 21 = 71
c) = (-45) + 30 = -15 
d) = x + (-80)
e) = 7 + (-a)
f) = (-25) + a
VI. Hướng dẫn học ở nhà (4ph)
- Học quy tắc cộng, trừ các số nguyên
- Làm bài tập 49, 50, 51, 52, 53 tr 82 SGK; 
- Hướng dẫn BT 50 / 82 SGK (Đưa đề bài lên bảng phụ)
Hướng dẫn : 
* Dòng 1 kết quả là –3 vậy số bị trừ phải nhỏ hơn số trừ nên có 3 x 2 – 9 = -3
* Cột 1 kết quả là 25 vậy 3 x 9 -2 = 25
Tương tự ...
Chuẩn bị tiết sau luyện tập + đem MTBT 
RÚT KINH NGHIỆM:  
Phụ lục: 
Phiếu học tập
Biểu diễn các hiệu sau thành tổng rồi tính
Đáp án
a) (-28) – (-32) 
b) 50 – (-21)
c) (-45) – (-30) 
d) x – 80
e) 7 – a 
 f) (-25) – (-a)
a) = (-28) + 32 = 4
 b) = 50 + 21 = 71
c) = (-45) + 30 = -15 
d) = x + (-80)
e) = 7 + (-a)
f) = (-25) + a

Tài liệu đính kèm:

  • docSH tiet 49.doc