Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên (Bản 3 cột)

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lí.

- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng vận dụng các t1nh chất vào giải bài tập

3. Thái độ:

- Thích tìm tòi kiến thức mới, thái độ học tập tích cực, biết vận dung kiến thức mới vào thực tế.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, chia nhóm.

- HS: Bảng nhóm, xem trước bài, học bài.

III.Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi Đáp án

1/ Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu (4đ)

2 Áp dụng: Tính (6đ)

a/ (-50) + (-10)

b/ (-14) + 16

c/ (-7) + 7 1/- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “- trước kết quả.

- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn (4đ)

2/ a/ =-60 (2đ)

b/ =2 (2đ)

c/ =0 (2đ)

IV. Tiến trình giảng bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tính chất giao hoán (5phút)

- Gọi hs làm ?1

- Qua bài tập trên ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có t/c giao hoán

- Gọi HS nêu một vài VD

- HS phát biểu nội dung t/c giao hoán của phép cộng các số nguyên?

- HS nêu công thức tổng quát?

- HS nêu VD minh họa

(-2)+(+7)= (+7) + (-2) = 5

- HS: Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng.

- a + b = b + a 1. Tính chất giao hoán

?1

(-2)+(-3)=(-3) + (-2) = -5

(-5)+(+7)= (+7) + (-5) = 2

(-8)+(+4)=(+4)+(-8)= -4

a + b = b + a

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 24Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 47, Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn: 
Tiết 47	Ngày dạy:
Tên bài dạy:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lí.
- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các t1nh chất vào giải bài tập
3. Thái độ:
- Thích tìm tòi kiến thức mới, thái độ học tập tích cực, biết vận dung kiến thức mới vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, chia nhóm.
- HS: Bảng nhóm, xem trước bài, học bài.
III.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1/ Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu (4đ)
2 Áp dụng: Tính (6đ)
a/ (-50) + (-10)
b/ (-14) + 16
c/ (-7) + 7
1/- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-’ trước kết quả.
- Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn (4đ)
2/ a/ =-60 (2đ)
b/ =2 (2đ)
c/ =0 (2đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tính chất giao hoán (5phút)
- Gọi hs làm ?1
- Qua bài tập trên ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có t/c giao hoán
- Gọi HS nêu một vài VD
- HS phát biểu nội dung t/c giao hoán của phép cộng các số nguyên?
- HS nêu công thức tổng quát?
- HS nêu VD minh họa
(-2)+(+7)= (+7) + (-2) = 5
- HS: Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng.
- a + b = b + a
1. Tính chất giao hoán
?1
(-2)+(-3)=(-3) + (-2) = -5
(-5)+(+7)= (+7) + (-5) = 2
(-8)+(+4)=(+4)+(-8)= -4
a + b = b + a
Hoạt động 2: Tính chất kết hợp (10 phút)
- Gọi 3 hs lên bảng làm ?2 / 77 SGK
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong từng biểu thức?
- Gọi hs nhận xét.
-Vậy muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể làm như thế nào?
- Nêu công thức biểu thị tính chất phép cộng số nguyên
- Giới thiệu phần chú ý tr 78 SGK
(a + b)+c=a+(b+c) = a + b + c
- BT 36 / 78 SGK
Gợi ý: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính hợp lí
- Gọi hs nhận xét 
- Gv giải thích cách làm cho hs thấy.
- HS: 
[(-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3
(-3) + (4 + 2) = (-3) + 6 = 3
[(-3) + 2] + 4 = (-1) + 4 = 3
- HS:  lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- HS: (a+b)+c=a + (b + c)
- HS theo dõi
- HS tính nhanh
- HS trình bày
- HS nhận xét
2. Tính chất kết hợp
?2.
[(-3)+4]+2=(-3)+(4+2)
=[(-3) + 2] + 4
(a + b) + c = a + (b + c)
- Chú ý: Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a + b + c. Tương tự, ta có thể nói đến tổng của bốn, năm,  số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng các dấu (), [ ], 
Bài tập 36 tr 78 SGK
a)126+(-20)+2004+(-106)
=126+[(-20)+(-106)]+ 2004 
=126 + (-126) + 2004 
= 0 + 2004 = 2004
b) (-199)+(-200) + (-201)
= [(-199)+(-201)]+(-200)
= (-400) + (-200)=-600
Hoạt động 3: Cộng với số 0 (3 phút)
- Một số nguyên cộng với số 0 kết quả như thế nào? 
- Cho VD.
- Hãy nêu công thức tổng quát của tính chất này.
- HS:  kết quả bằng chính nó
 (-10) + 0 = (-10)
 (+12) + 0 = (+12)
- HS: a + 0 = a
3. Cộng với số 0
VD: 
(-10)+0=0+(-10)=(-10) 
a + 0 = a
Hoạt động 4: Cộng với số đối (8phút)
- Gọi HS thực hiện phép tính
(-12) + 12 = ? 
25 + (-25) = ?
- Ta nói -12 và 12 là hai số đối nhau (25 và -25 là hai số đối nhau)
- Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu? Cho VD.
-Gọi HS đọc mục 4 / 78 SGK
VD: a = 17 thì (-a) = -17
 a = -20 thì (-a) = 20
 a = 0 thì (-a) = 0
=> 0 = -0
Vậy a + (-a) = ?
- Nếu a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào của nhau?
- Ghi bảng a + b = 0 
thì a = -b hay b = -a
- ?3 / 78 SGK
Gợi ý: Hãy liệt kê các số nguyên a -> Sau đó hãy tính tổng các số nguyên đó
- Gọi hs nhận xét.
- HS: 
(-12) + 12 = 0
25 + (-25) = 0
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0
- HS đọc SGK và ghi tóm tắt vào vở
- HS: Khi đó a và b là hai số đối nhau.
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
-3< a <3
- HS nhận xét
4. Cộng với số đối
-Số đối của a kí hiệu là : -a
-Số đối của –a kí hiệu là: a hay -(-a) = a
a + (-a) = 0
-Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0.
?3.
a = -2; -1; 0; 1; 2
(-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= [(-2) +2]+ [(-1) + 1] + 0
= 0 + 0 + 0 = 0
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức mới (8 phút)
- Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên. 
-So sánh với tính chất phép cộng số tự nhiên.
-Gọi HS làm bài tập 38 / 79 SGK
Gọi hs nhận xét.
- HS nêu 4 tính chất của phép cộng các số nguyên
- HS so sánh
- HS thực hiện
- HS trình bày
-HS nhận xét
* Giao hoán : a+b = b + a
* Kết hợp: (a+b)+c=a+(b +c)
* Cộng với số 0 : a + 0 = a
* Cộng với số đối :a + (-a) = 0
* So sánh: trong phép cộng các số tự nhiên không có tính chất cộng với số đối.
BT 38 tr 79 SGK
Sau hai lần thay đổi chiếc diều ở độ cao : 
15 + 2 + (-3) = 14 mét
hoặc 15 + 2 – 3 = 14 mét
V. Củng cố (4ph)
Cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm:
Chọn câu đúng ghi vào bài làm:
1/ Tổng các số nguyên x thoả -10 < x <13 là:
A. 33	B. 47	C. 23	D. 46
2. Cho 2001 số nguyên, trong đó tổng 5 số bất kỳ là một số dương. Tổng của 2001 số đó là:
A. Số âm	B. Bằng 0	C. Số dương	D. Có thể âm , có thể dương
Đáp án: 1D, 2C
VI. Hướng dẫn học ở nhà (2phút)
- Học các tính chất phép cộng các số nguyên
- Làm bài tập 37 à 42 tr 79 SGK
- Hướng dẫn BT 37:
Có thể dùng hình ảnh trục số để làm dạng BT này (VD: -4< x <3)
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập, đem máy tính bỏ túi.
RÚT KINH NGHIỆM:  ..
Phụ lục:
Phiếu học tập
Chọn câu đúng ghi vào bài làm:
1/ Tổng các số nguyên x thoả -10 < x <13 là:
A. 33	B. 47	C. 23	D. 46
2. Cho 2001 số nguyên, trong đó tổng 5 số bất kỳ là một số dương. Tổng của 2001 số đó là:
A. Số âm	B. Bằng 0	C. Số dương	D. Có thể âm , có thể dương

Tài liệu đính kèm:

  • docSH tiet 47.doc