Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
- Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
- Biết cách sử dụng kính lúp, nhờ các bước sử dụng kính lúp.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: kính lúp - kính hiển vi; Vật mẫu : 1 vài cành hoa; Tranh vẽ : H5.1, H5.3 SGK.
+HS : cây nhỏ hoặc cành hoa.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa. Kể tên một vài cây có hoa ; cây không có hoa?
Tuần 3 Tiết 5 Ngày soạn: 30/08/09 CHƯƠNG II. TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5 : KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp, nhờ các bước sử dụng kính lúp. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi II/Đồ dùng dạy học: +GV: kính lúp - kính hiển vi; Vật mẫu : 1 vài cành hoa; Tranh vẽ : H5.1, H5.3 SGK. +HS : cây nhỏ hoặc cành hoa. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa. Kể tên một vài cây có hoa ; cây không có hoa? -Bài mới: Trong tự nhiên có những vật khá nhỏ hoặc rất nhỏ, muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp, kính hiển vi. Vậy cấu tạo và cách sử dụng các loại kính như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. +Hoạt động 1: Tìm hiểu kính lúp, cách sử dụng . Mục tiêu: Nhận biết các bộ phận của kính lúp và cách sử dụng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK GV phát mỗi bàn HS một kính lúp + Xác định các bộ phận của kính lúp. + HS đọc và ghi nhớ nội dung thao tác sử dụng kính lúp trong SGK. .- Dùng kính lúp quan sát các bộ phận của cây xanh. GV hướng dẫn cách sử dụng và tư thế ngồi quan sát cho HS. => Kính lúp dùng để làm gì ? cách sử dụng -HS tự thu nhận và xử lí thông tin -HS quan sát các bộ phận của kính lúp + Một vài HS trình bày cấu tạo của kính lúp, thao tác sử dụng kính lúp -Vài HS dùng kính lúp quan sát các bộ phận của cây xanh.có hoa nhỏ đã mang theo. - Vài HS khái quát kiến thức -Các HS khác nhận xét, bổ sung. *Tiểu kết: I. Kính lúp - cách sử dụng Kính lúp để quan sát những vật nhỏ bé. -Cấu tạo: kính lúp cầm tay gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong ,dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) - Cách sử dụng : Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật +Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của kính hiển vi và cách sử dụng : Mục tiêu : Nhận biết các bộ phận của kính hiển vi và cách sử dụng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - GV phát kính hiển vi cho từng bàn để HS quan sát. - GV yêu cầu HS Đọc thông tin SGK kết hợp với quan sát kính hiển vi tranh vẽ để biết được vị trí của các bộ phận và tác dụng của những bộ phận đó. - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất ? tại sao ? - GV hướng dẫn cách sử dụng kính và cách bảo quản kính khi sử dụng xong. - GV dùng 1 tiêu bản và hướng dẫn cách sử dụng kính để quan sát. + Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật quan sát nằm ở trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. + Điều chỉnh ánh sáng = gương phản chiếu + Điều chỉnh = ốc nhỏ để nhìn rõ nhất vật mẫu. - HS rút ra nhận xét gì ?. - GV bổ sung => kết luận. HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS quan sát các bộ phận của kính hiển vi Bộ phận quan trọng nhất của kinh hiển vi là: Thân kính HS chú ý lắng nghe hướng dẫn của GV *Tiểu kết -Cấu tạo: Một kính hiển vi gồm 3 phần chính: Chân kính; Thân kính gồm: +Ống kính có thị kính, đĩa quay gắn các vật kính và vật kính +Ốc điều chỉnh có ốc to, ốc nhỏ Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ - Cách sử dụng : SGK. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK GV để kính hiển vi trên bàn yêu cầu HS chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận. V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.19 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài6: Quan sát tế bào thực vật. Chuẩn bị mẫu vật cho bài học sau : Củ hành ( củ hành tây , củ hành tím ); Quả cà chua chín VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tài liệu đính kèm: