Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 30 - Tiết 36 - Tuần 18: Thụ phấn

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 30 - Tiết 36 - Tuần 18: Thụ phấn

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.

- Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.

 2. Kỹ năng:

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.

- Phân tích so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn. Vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.

II. TRỌNG TÂM: thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 30 - Tiết 36 - Tuần 18: Thụ phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 30 Tiết PPCT : 36 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 18
	THỤ PHẤN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.
 2. Kỹ năng:
- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.
- Phân tích so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn. Vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. TRỌNG TÂM: thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
 2. Học sinh: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài miệng: 
- Câu 1: Có những cách phân biệt các loại hoa nào? Nêu ví dụ?
- Căn cứ vào:
+ Bộ phân sinh sản chủ yếu của hoa để chia hoa thành 2 nhóm: hoa đơn tính (hoa đực, hoa cái) và hoa lưỡng tính. (5đ)
+ Cách xếp hoa trên cây: chia thành 2 nhóm: hoa đơn độc và hoa mọc thành cụm. (5đ)
- Câu 2: Trình bày đặc điểm của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Nêu ví dụ? (10đ)
+ Hoa đơn tính: là những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ. Hoa mướp, bầu, bí (5đ)
+ Hoa lưỡng tính: là những hoa có đủ nhị và nhuỵ. Hoa bưởi, cam, chanh (5đ)
3. Bài mới :
	Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn 
- GV cho HS nêu hiểu biết của cá nhân về hiện tượng thụ phấn.
- HS tìm hiểu thông tin SGK và kiến thức thực tế đã biết phát biểu. (các bộ phận tham gia: hạt phấn, đầu nhuỵ, mô tả cụ thể hiện tượng mà HS quan sát được)
- GV: có những hình thức thụ phấn nào? 
a. Hoa tự thụ phấn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:
- Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn?
- HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
+ HS làm s SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp)
- GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
+ Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. - Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
+ Hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
- GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
b. Hoa giao phấn:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b.
+ HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác)
+ Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi.
+ HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án.
- Yêu cầu kiến thức:
+ Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc.
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...
- GV kết luận
+ Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
Hoạt động 2: đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. 
- GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát.
+ HS quan sát mẫu vật, tranh (chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK.
- GV treo tranh, giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục s SGK.
- Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
 + HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
1) Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
a/ Hoa tự thụ phấn:
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
- Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chính cùng một lúc.
b/ Hoa giao phấn:
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác là hoa giao phấn.
- Hoa giao phấn xảy ra ở hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chính không cùng một lúc.
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1: Mô tả hiện tượng thụ phấn? Các bộ phận tham gia?
Đáp án câu 1: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. Các bộ phận tham gia: hạt phấn và đầu nhuỵ.
- Câu 2: Đặc điểm của hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn?
Đáp án câu 2: 
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chính cùng một lúc.
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác là hoa giao phấn. Hoa giao phấn xảy ra ở hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ chính không cùng một lúc.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que... Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp).
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	 Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc