Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 37 đến tiết 39

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 37 đến tiết 39

I. Kiến thức.

- Phân biệt được 2 loại hoa: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

 - Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

II. Kĩ năng.

- Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

III. Thái độ.

 - HS có ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.

 

doc 10 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 37 đến tiết 39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
 Ngày soạn: 14/12/2010.
Ngày giảng: 16/12/2010.
Tiết37 
Bài 29: Các loại hoa.
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức.
- Phân biệt được 2 loại hoa: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
 - Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
II. Kĩ năng.
- Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
III. Thái độ.
 - HS có ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
B. Đồ dùng dạy học. 
- Giáo viên.
+ Giáo án.
+ Hình vẽ 29.1 và 29.2 sgk.
- Học sinh.
 + Kẻ bảng SGK tr.97 vào vở bài tập.
 + Xem lại kiến thức về hoa, nghiên cứu trước bài.
C. Hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức. (1 phút)
.
.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề:
 Hoa của các loài cây rất khác nhau. Để phân biệt, người ta căn cứ vào hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và dựa vào cách xếp hoa trên cây. Vậy hoa có những nhóm nào? Để biét được chúng ta vào bài hôm nay.
2. Triển khai bài. 
Hoạt động của GV
- Y/c hs quan sát từng hoa trong hình 29.1 sgk tr 96 thảo luận nhóm:
? Tìm bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, hoàn thành bảng phụ.
? Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa hãy phân chia hoa thành 2 nhóm và kể tên các hoa trong mỗi nhóm.
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của hs.
+ Nhóm hoa có nhị, nhụy. 
+ Nhóm hoa có nhị hoặc nhụy.
- Y/c hs làm bài tập dưới bảng sgk tr 97.
- Nhận xét, kết luận.
- Y/c hs đọc thông tin và quan sát hình 29.2 sgk tr 98 → cho biết:
? Hoa được chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ?
- Nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung thêm 1 số ví dụ khác về hoa mọc thành cụm: Hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng
Hoạt động của HS
- Quan sát hình tìm bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, thảo luận nhóm hoàn thành bảng vào vở bài tập.
- Phân chia hoa thành hai nhóm → viết ra giấy.
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 sgk tr.97.
- Trả lời.
- Đọc thông tin và quan sát hình 29.2 → trả lời.
Nội dung
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
* Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành hai nhóm:
- Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy.
- Hoa đơn tính là hoa chỉ có một trong hai bộ phận nhị hoặc nhụy
+ Hoa chứa nhị là hoa đực.
+Hoa chứa nhụy là hoa cái.
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây.
- Căn cứ vầo cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành hai nhóm:
+ Hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa sen....
+ Hoa mọc thành cụm: Hoa huệ, hoa cúc
IV. Kiểm tra đánh giá.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
V. Dặn dò 
 - Học bài và chuẩn bị bài mới
D. Rút kinh nghiệm.
g b ũ a e
 Ngày soạn: 15/12/2010.
Ngày giảng: 17/12/2010.
Tiết36
Bài 30: Thụ phấn.
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức.
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
- Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. 
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
II. Kĩ năng.
- Củng cố các kĩ năng: + Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
 + Kĩ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
 + Kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy.
III. Thái độ.
 - Yêu và bảo vệ thiên nhiên 
B. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: Hình vẽ sgk, giáo án. 
 - Học sinh: Nghiên cứu trước bài.
C. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định tổ chức. ( 1 phút)
.
..
II. Kiểm tra bài cũ.
 - Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính?
 - Có mấy cách xếp hoa trên cây?
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề:
 Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học này sẽ giũp ta trả lời những câu hỏi đó.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV
- Y/c hs trả lời câu hỏi:
? Thụ phấn là gì?
- Kết luận.
- Y/c hs quan sát hình 30.1 sgk trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hoa tự thụ phấn?
- Nhận xét, kết luận.
- Y/c hs làm bài tập mục s sgk tr.99.
- Chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
- Y/c hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hoa giao phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
- Nhận xét, kết luận.
? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- Nhận xét, kết luận: 
+Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố.
- Y/c hs quan sát hình 30.2 sgk trả lời 4 câu hỏi mục s sgk tr.100.
- Nhận xét bổ sung và nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoạt động của HS
- Trả lời.
- Quan sát hình trả lời câu hỏi.
-
 - Làm bài tập và báo cáo kết quả, bổ sung.
- Đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình → thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi sgk.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
Nội dung
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. 
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
a. Hoa tự thụ phấn.
- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Đặc điểm: 
+ Là hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
b. Hoa giao phấn
- Hoa giao phấn: Là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
- Đặc điểm: Là hoa đơn tính, hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: Sâu bọ, gió, người...
2. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có mật ngọt. 
- Cánh hoa đẹp hoặc có những dạng đặc biệt.
- Hạt phấn to dính và có gai.
 - Đầu nhụy có chất dính.
 IV. Kiểm tra đánh giá.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
 V. Dặn dò.
 - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị bài mới.
d. Rút kinh nghiệm:
g b ũ a e
Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu: 
 Khi học xong bài này học sinh:
- Củng cố lại nội dung đã học.
- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.
b. đồ dùng dạy – học.
 - GV: Đề kiểm tra trên giấy A4.
 - HS: ôn lại những bài đã học.
c. hoạt động dạy – học.
 I. ổn định tổ chức. (1 phút) 
 II. Kiểm tra bài cũ. 
 III. Bài mới. (41 phút)
 * Đề kiểm tra:
a.Trắc nghiệm. (4 điểm)
Câu 1: Điền 4 loại rễ biến dạng(Rễ thở, Rễ củ, Giác mút, Rễ móc) vào chỗ trống trong những câu sau: (2 điểm)
..........................chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
...bám vào trụ giũp cây leo lên.
..giũp cây hô hấp trong không khí.
..lấy thức ăn từ cây chủ.
Câu 2: Chọn những cụm từ: Hoa đơn tính, hoa đực, hoa lưỡng tính, hoa cái. Điền vào chỗ trống trong các câu sau: (2 điểm)
 - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành 2 nhóm chính:
	+ Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là
	+ Những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là.
	– Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là ..
	 – Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là
B. Tự luận. (6 Điểm)
Câu 1: Quang hợp là gì? Hãy viết sơ đồ quang hợp?
Câu 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào?
* Đáp án và thang điểm:
A. Trắc nghiệm.
 Câu 1: 
a. Rễ củ (0,5 điểm)
b. Rễ móc (0,5 điểm)
c. Rễ thở (0,5 điểm)
d. Giác mút(0,5 điểm)
 Câu 2: 
- Trình tự là: Hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, hoa đực, hoa cái.
(0,5 điểm x 4 = 2 điểm)
b. Tự luận.
 Câu 1: 
 - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbôníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
 - Sơ đồ quang hợp:	 ánh sáng
 Nước + cacbôníc Tinh bột + oxi.
 Diệp lục
Câu 2: 
 - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng.
 - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
 + Sinh sản bằng thân bò.
 + Sinh sản bằng thân rễ.
 + Sinh sản bằng rễ củ.
 + Sinh sản bằng lá.
IV. KIểm tra đánh giá. (2 phút)
- GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra
V. Dặn dò. (1 phút)
- Đọc trước bài thụ phấn (tiếp theo).
d. Rút kinh nghiệm.
g b ũ a e
Ngày soạn: 24/12/07 Ngày dạy:27/12/07
Tiết 36:
Bài 30: thụ phấn (T1)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- HS phát biểu được khái niệm thụ phấn, kể được những đặc điểm của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn vag hoa giao phấn.
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm
- Giáo dục cho hs biết bảo vệ các loài hoa.
B. Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 30.1-2 GSK
 HS: Tìm hiểu trước bài
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 1’
 II. Bài cũ: 5’ 
Trả bài kiểm tra học kì I
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
	Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
 2. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 20’
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung * và quan sát H 30.1 sgk.
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi s mục a và câu hỏi:
? Vậy tự thụ phấn là gì.
? Tự thụ phấn diễn ra đối với những loại hoa nào.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét chốt lại kiến thức.
- HS tìm hiểu nội dung * sgk cho biết:
? Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào.
? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ vào yếu tố nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 13’
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung * và quan sát H 30.2 sgk.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi s mục 2 sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức.
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
a. Hoa tự thụ phấn.
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính nó.
- Diễn ra đối với hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
b. Hoa giao phấn.
- Hoa giao phấn là hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác.
- Diễn ra đối với hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc.
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hoa có màu sắc sặc sở
- Hoa có hương thơm, mật ngọt
- Hạt phấn to, nhẹ, có gai
- Đầu nhụy có chất dính.
 IV. Kiểm tra, đánh giá: 5’
	? Thụ phấn là gì.
	? Hoa thụ phấn và hoa giao phấn cóp gì khác nhau.
 V. Dặn dò: 1’
	Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 6(6).doc