Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 01 đến tiết thứ 66

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 01 đến tiết thứ 66

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm của cơ thể sống.Phân biệt được vật sống và vật không sống. Học sinh nêu được một số ví dụ thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

 Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. Kỹ năng hoạt động nhóm.

Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức và lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn hoc.

B.PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp trực quan, nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận.

C.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

1. Thầy: - Tranh vẽ thể hiện 1số nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ2.1 và 46.1 SGK.

 2. Trò: - Nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới.

 

doc 102 trang Người đăng levilevi Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 01 đến tiết thứ 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn:20/08/2009	Ngày giảng: 25/08/2009
Tiết 1: đặc điểm của cơ thể sống và Nhiệm vụ của sinh học.
a.mục tiêu bài học
¯ Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm của cơ thể sống.Phân biệt được vật sống và vật không sống. Học sinh nêu được một số ví dụ thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
¯ Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. Kỹ năng hoạt động nhóm.
¯Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức và lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn hoc.
b.phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan, nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận.
c.chuẩn bị của thầy và trò : 
Thầy: - Tranh vẽ thể hiện 1số nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ2.1 và 46.1 SGK. 
 2. Trò: - Nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới.
d.tiến trình lên lớp
 I. ổn định lớp: (1’)
II.Bài mới:
1.ĐVĐ: (1’)Trong chương trình Sinh học 6 các em bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật và trước hết là thực vật. Bài đầu tiên chúng ta nghiên cứu:” đặc điểm của cơ thể sống”. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất xung quanh chúng ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống(hay sinh vật).
2.tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- yêu cầu Học sinh kể tên 1 số: cây, con, đồ vật xung quanh rồi chọn lại 1con, cây, đồ vật đại diện. 
 -Yêu cầu Học sinh trao đổi nhóm theo câu hỏi: 
+ Con gà, cây bàng cần ĐK gì để sống? Cái bàn có cần những ĐK giống như con gà và cây bàng để tồn tại không?
+Sau một thời gian đối tượng nào tăng kích thước, đối tượng nào không tăng kích thước?
- Cho học sinh tìm thêm 1 số ví dụ về vật sống và vật không sống .
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
- Cho học sinh quan sát bảng ở SGK , giải thích các cột lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải.
- Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập -> Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn.
- Gọi học sinh trả lời bằng cách gọi
- Hệ thống lại bằng bảng chuẩn.
I/ nhận dạng vật sống và vật không sống:(9’)
- Cá nhân tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vãi, cây đậu...con gà, trâu, bò, lợn... thước, bút, bàn, ghế...
- Gà và cây bàng được chăm sóc thì lớn lên còn cái bàn thì không.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến -> nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Lấy ví dụ về vật sống: con vật, cây cối. Vật không sống : bàn, ghế, tủ,chai, lọ....
*KL: - Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
 - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
II/ đặc điểm của cơ thể sống: (8’) 
- Quan sát bảng ở SGK và chú ý nghe giảng. 
- Cá nhân tự hoàn thành bảng ở SGK.
- 1 Học sinh lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng phụ -> học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
STT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Bàn
K
K
K
K
K
*
2
Cây bàng
Có
Có
K
Có
Có
*
3
Con gà
Có
Có
Có
Có
Có
*
4
Viên gạch
K
K
K
K
K
*
5
Con chó
Có
Có
Có
Có
Có
*
6
Cây đậu
Có
Có
K
Có
Có
*
 + Qua bảng so sánh này hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập ở mục lệnh SGK. 
 + Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?(Gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với con người) .
+Sự phong phú về môi trường sống, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
 - Cho học sinh quan sát bảng thống kê ở SGK.
 + Có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở SGK kết hợp với quan sát hình 2.1 .
 + Thông tin đó cho em biết điều gì?
 +Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm người ta dựa vào những đặc điểm nào?
(Gợi ý: Động vật: di chuyển; Thực vật: có màu xanh; Nấm: không có màu xanh (lá); Vi khuẩn: Vô cùng nhỏ bé).
-Yêu cầu học sinh đọc mục thông tin ở SGK.
 +Nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Gọi 2-> 3 học sinh trả lời câu hỏi.
- Cho 1 học sinh đọc to nội dung: Nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp cùng nghe.
- Yêu cầu học sinh đọc Kết luận chung: SGK
*KL: Đặc điểm chung của cơ thể sống là: - Trao đổi chất với môi trường.
 - Lớn lên và sinh sản.
*Kết luận chung: sgk 
III/ Sinh vật trong tự nhiên: (11’)
1.Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
- Hoàn thành bảng thống kê SGK và ghi thêm 1 số cây con khác.
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung, hoàn chỉnh phần nhận xét.
-Trao đổi trong nhóm .Đại diện nhóm trình bày ý kiến -> nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
*KL: Thế giới sinh vật rất đa dạng.
2. Các nhóm sinh vật:
- Quan sát bảng ở SGK và xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật.
- Cá nhân nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.
- Nhận xét: Sinh vật trong tự nhiên chia thành 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.bảng phụ 
- Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung và hoàn thành kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.
*KL: Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và chia thành 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
IV/ NHiệm vụ của sinh học: (7’)
- Cá nhân đọc mục thông tin , tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại nội dung cần vừa nghe và ghi nhớ.
*KL: - Nhiệm vụ của sinh học: SGK .
 - Nhiệm vụ của thực vật học: SGK . 
*Kết luận chung: SGK
IV.kiểm tra đánh giá:(5’)
? Giữa các vật sống và các vật không sống có những điểm gì khác nhau.
? Trong các dấu hiệu sau đây, theo em dấu hiệu nào là chung nhất cho mọi cơ thể sống (hãy khoanh tròn):
a. lớn lên	b. Sinh sản	c.di chuyển	d. lấy các chất cần thiết	e. loại bỏ các chất thải
?Từ đó rút ra đặc điểm chung của cơ thể sống?
? Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào.
? Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm.
? Cho biết nhiệm vụ sinh học và thực vật học.
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài, làm các bài tập.
- Chuẩn bị : 1 số tranh ảnh về Thực vật trong tự nhiên.
- Nghiên cứu trước bài:”Đặc điểm chung của thực vật”.
E. PHần bổ sung:
Ngày soạn:28/08/2009	Ngày giảng:08/09/2009
Tiết 2: đặc điểm chung của thực vật.
a.mục tiêu bài học bài học bài học
¯ Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật. Tìm hiểu được sự đa dạng phong phú của thực vật.
¯ Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm.
¯Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức và lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn hoc.
B.phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan, nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận.
C.chuẩn bị của thầy và trò : 
1.Thầy: - Tranh ảnh về các loài thực vật ở 1khu rừng, vườn cây, sa mạc, vườn hoa....
2. Trò: - Nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách”Tự nhiên và xã hội” ở lớp 5.
d.tiến trình lên lớp
 I. ổn định lớp:(1’)
II.Bài cũ: (4’)
	+Nêu nhiệm vụ của thực vật học?
III.Bài mới:
1.ĐVĐ: Chúng ta đã biết thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì?
2.tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ở SGK.
- Treo bảng, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
I/ sự phong phú đa dạng của thực vât: (15’)
- Quan sát hình 3.1->3.4 và các tranh ảnh sưu tầm được.
- Thảo luận nhóm và trả lời để hoàn thành bảng và các câu hỏi ở SGK.
Những nơi TV sống
Tên cây
TV phong phú
TV khan hiếm
Các miền khí hậu
Hàn đới
Rêu
x
ôn đới
Lúa mì, táo, lê...
x
Nhiệt đới
Lúa, ngô, càphê...
X
Các dạng địa hình
Đồi núi
Lim, thông, trắc...
x
Trung du
chè, cọ, sim...
x
Đồng bằng
Lúa, ngô, khoai, sắn....
x
Sa mạc
Xương rồng
x
Các môi trường sống
Nước
Bèo, rong, rêu...
x
Trên mặt đất
Cà chua, đậu, cải...
x
- Nhận xét, Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về thực vật.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập mục lệnhSGK.
- Kẻ bảng này lên bảng.
- Chữa nhanh và đưa ra một số hiện tượng, yêu cầu học sinh nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: 
+ Con chó, mèo chạy, đi. Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng.
-> Rút ra đặc điểm chung của thực vật?
- Yêu cầu học sinh đọc Kết luận chung: SGK.
* KL: Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
II/ đặc điểm chung của thực vât: (15’)
- Kẻ bảng SGK vào vở, hoàn thành nội dung.
- Lên hoàn thành trên bảng của Gv.
- Nhận xét: Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
- Từ bảng và các hiện tượng trên, rút ra những đặc điểm chung của thực vật.
*KL:Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển. 
*Kết luận chung: SGK
IV.kiểm tra đánh giá:(4’)
? Nêu đặc điểm chung của thực vật.
? Hãy khoanh tròn vào đầu câu đúng nhất trong các câu sau: Điểm khác cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là: 
a. Thực vật rất đa dạng, phong phú và sống khắp nơi trên trái đất.
b.Thực vật có khả năng vận động, lớn lên,sinh sản.
c. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
*Đáp án: c.
- Gợi ý câu hỏi 3: Phải trồng thêm cây cối vì: dân số tăng, nạn khai thác rừng bừa bãi, ....
V. Dặn dò: (1’)
- Học bài, làm các bài tập.
- Chuẩn bị : cây cà chua, cây đậu, cây ớt( có hoa)
- Nghiên cứu trước bài:”Có phải tất cả thực vật đều có hoa”.
E. PHần bổ sung:
Ngày soạn:01/09/2009	Ngày giảng: 10/09/2009
Tiết 3: có phải tất cả thực vật đều có hoa? 
a.mục tiêu bài học
¯ Kiến thức: - Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản(hoa,quả).
	 - Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
¯ Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
¯Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức và lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn hoc.
B.phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan, nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận.
C.chuẩn bị của thầy và trò : 
1.Thầy: - Tranh ảnh phóng to hình 4.1, 4.2 SGK.
	- Mẫu cây vật thật có cả cây con và cây non đã ra hoa, quả như Cà chua, ớt, đậu, cà, ngô....
2. Trò: - Nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh về các cây có hoa, không hoa, cây lâu năm và cây 1 năm, bông hồng, cúc, dâm bụt....
d.tiến trình lên lớp
 I. ổn định lớp:(1’)
II.Bài cũ: (4’)
+Nêu đặc điểm chung của thực vật?
III.Bài mới:
1.ĐVĐ: Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhaugiữa chúng. Để hiểu ... hoại - hoạt động nhóm
C-Phương tiện : + Vật mẫu : Nấm có ích như nấm hương , nấm rơm;Nấm có hại : Nấm độc đỏ , nấm độc đen; 1 số cây bị bệnh nấm; Tranh vẽ 1số loài nấm có ích , 1 số loài nấm có hại .
 D -Tiến trình bài dạy :
I-Bài củ : Mốc trắng , nấm rơm có cấu tạo như thế nào ?
II- Bài mới :
Đặt vấn đề : ( sgk)
Triển khai bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Y/cầu học sinh dọc thông tinsgk + hiểu biết thực tế 
-Thảo luận nhóm câu hỏi sau :
? Tại sao muốn gây móc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ phòngvà vẩy 1 ít nước?
?Tại sao quần áo dể lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc ?
? Tại sao chổ tối nám phát triển được ?
? Qua thảo luận em hãy nêu các điều kiện phát triển của nấm ?
-Gọi học sinh trả lời -> bổ sung .
-Y/c học sinh đọc thông tinsgk.
?Nấm không có d/ lục vậy nó dinh dưỡng bằng hình thức nào ?
? Cho ví dụ ?
-H/ đọc thông tinsgk trang 169
?Nêu công dụng của nấm ? Cho ví dụ ?
-Gọi học sinh trả lời .
-Giáo viên giới thiệu 1 số nấm có ích .
-Học sinh quan sát H51,6,7 sgk+ tranh vẽ
? Nấm có hại gì cho thực vật ? cho ví dụ ?
? Nấm có hại gì đối với đời sống con người .
? Cho ví dụ ?
-Giáo viên hướng dẫnhọc sinh quan sát 1 số loài nấm có hại , nấm độc ?
? Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra cần phải làm gì ?
? Bản thân em, gia đình em có biện pháp gì hạn chế tác hại do nấm gây ra ?
I.Đặc điểm sinh học :
1.Điều kiện phát triển của nấm:
- Hoạt động nhóm .
-Bào tử nấm phát triển những nơi giàu chất h/cơ , ấm và ẩm .
-Bào tử nấm mốc bay khắp nơi trong không khí --> sử dụng chất h/cơ có sẵn .
-ở chổ tối có nhiệt độ thích hợp.
+ Kết luận : Điều kiện cần cho nấm phát triển:
- Nhiệt độ : 25-300c 
- Độ ẩm thích hợp.
2.Cách dinh dưỡng :
Đọc thông tinsgk trả lời câu hỏi :
- Nấm sinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng :
( sống hoại sinh -ký sinh)
- Một số nấm sống cộng sinh
+Kết luận : Nấm là những cơ thể dị dưỡng;Một số nấm sống cộng sinh
II.Tầm quan trọng của nấm :
1,Nấm có ích :
-Học sinh đọc bảng thông tin sgk ghi nhớ các công dụng.
-Học sinh nhận dạng 1 số nấm quan sát 1 số nấm có ích :nấm rơm , nấm hương.
+ Kết luận : Nấm có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống :
-Phân giải chất hữ cơ thành chất vô cơ 
-Sản xuất bia rượu chế biến thực phẩm.
-Làm thức ăn , làm thuốc 
2.Nấm có hại : 
-Học sinh đọc thông tinsgk + Quan sátH51.56.7 sgk
-gây bệnh nấm than ngô, bạc lá , bệnh lúa von 
--> nấm kí sinh trên thực vật gây tác hại lớn giảm năng suất ....
-Nấm kí sinh gây bệnh ở người : Hắc lào , lang ben, nấm tóc ...
-Làm hỏng t/ ăn, đồ dùng..
-Nấm độc --> gây độc , ngộ độc .....
+Học sinh quan sát nhận dạng một số nấm độc .
-Giủ gìn v/s , bảo quản đồ dùng, sửdụng nấm cẩn thận .
+ Kết luận :
-Nấm hoại sinh làm hỏng thức ăn , đồ dùng ..
-Nấm kí sinh gây bệnh cho người , động vật. thực vật.
-Một số nấm độc gây ngộ độc -> cần hạn chế .
III.Cũng cố bài :
-Gọi học sinh đọc kết luạn sgk
? Nấm có cách dinh sưỡng như thế nào ? Vì sao?
? Nêu vai trò của nấm trong tự nhiên, đời sống? Cho ví dụ ?
? Điền từ :
Nấm là những cơ thể dị dưỡng. Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn,nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
Nấm có tầm quan trọng trong thiên nhiên ,trong đơi sống con người .Bên cạnh nấm có ích ,1 số nấm có hại 
?Chọn câu trả lời đúng : ở nhiệt độ bao nhiêu thì nấm phát triển tốt nhất ?
a,00c - 100c b, 150c -200c c, 250c - 300c d, 350c - 400 c
 Đáp án : Câu c
IV.Dặn dò : -Học thuộc bài trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk
-Đọc bài : “Địa y “
-Mỗi nhóm thu Thậpp mẫu địa y : Trên thân cây to như cây ổi , khế về mẫu địa y hình vảy , địa y hình cành.
 Ngày soạn: / /2011
 Ngày giảng: / /2011
 Tiết 65: Địa y
Mục tiêu bài học :
 - Phân biệt được địay trong tự nhiên qua hình dạng, màu sắc , nơi mọc . Hiểu được thành phần cấu tạo dịa y.
-Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh.
-Rèn luyện kỹ năng quan sát.
-Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
B-Phương pháp : Thực hành quan sát hình vẽ , vật mẫu;Thảo luận nhóm 
C-Phương tiện : + Giáo viên : Tranh vẽ H52.2.3 sgk .Mẫu vật địa y hình cành , hình vãy 
 + Học sinh : Sưu tầm địa y hình cành, địa y hình vảy
 D-Tiến tiến trình bài dạy :
Bài củ : Nấm có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
Bài mới : 
 1.Đặt vấn đề : Nếu để ý trên các thân cây gổ lớn có các vảy màu xanh bám chặt vào thân cây đó là địa y ? Vây địa y là gì ?
 2.Triển khai bài : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Học sinh quan sát vật mẫu + H52,1,2 sgk .Trả lời 
? Mẫu địa y em lấy ở đâu ?
? Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
? Nhận xét về thành phần , cấu tạo của địa y
? Các sợi nấm có chức năng gì ?
 ? Các tảo có chức năng gì ?
-Giáo viên gọi học sinh trả lời --> bổ sung .
-Học sinh đọc thông tinsgk trang171 trả lời :
? Thế nào là hình thức sống cộng sinh ?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận --bổ sung khái niệm cộng sinh.
-Y/ cầu học sinh đọc thông tin sgk mục 2 . Trả lời :
 ? Địa y có vai trò gì trong tự nhiên ?
? Địa y có vai trò gì trong đời sống con nguời?
1.Quan sát hình dạng , cấu tạo của địa y:
 -Hoạt động nhóm 
-Trên các thân cay gổ lớn : cây khế , cây ổi
- Có dạng vảy màu xanh xám , dạng hình búi sợi phân nhánh như cành cây , hình cành nhỏ 
- Cấu tạo gồm sợi nấm xen lẫn các tế bào tảo
-Sợi nấm có chức năng : Hút nước , muối khoáng cung cấp cho tảo 
-Tảo quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống hai bên .
+ Địa y là một dạng đặc biệt được hình thànhdo sự sống chung giữa tảo và nấm, Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định không phụ thuộc vào bên nào 
+ Kết luận:Địa y là dạng sinh vạt đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh thường bám trên thân các cây gổ.
2.Vai trò của địa y:
 -Học sinh đọc thông tintrả lời .
-Tạo thành đất .
-Là thức ăn của một số loài động vật
như hươu bắc cực.........
- Làm nguyên liệu chế nước hoa , phẩm nhuộm.....
+ Kết luận : Địa y có vai trò góp phần hình thành đất và có giá trị kinh tế .
Cũng cố bài : 
 ? Địa y có những dạng nào và mọc ở đâu ? 
 ? Chọn câu đúng : Địa y có hinh thức sống :
 a, hoại sinh b, Sông kí sinh c, Tự dưỡng d, sống cộng sinh
 Đáp án: Câu d
 ? Điền từ :
a,Địa y là dạng ................,gồm cơ thể ............... và ................. sống ................ thường bám trên các thân ......................
b, Địa y có vai trò................... và có ............. 
 Đáp án : Sinh vật , nấm , tảo , sống cộng sinh ,cây gổ lớn ,tạo thành đất, kinh tế .
 IV- Dặn dò : -Học bài làm bài tập 1,2,3 sgk
-Tìm hiểu thực tế 1 số địa y
-Chuẩn bị ôn tập : Xem lại kiến thức phần chương 8, 9 .
- Chú ý những kiến thức trọng tâm : Đặc điểm các ngành thực vật dã học . sự phát triển của giưới thực vật , vai trò của thực vật trong thiên nhiên , trong đời sống con người .
 Ngày soạn: / /2011
 Ngày giảng: / /2011
Tiết 66 : Ôn tập học kì II
: Mục tiêu bài học : Cũng cố phần kiến thức trọng tâm kì 2.
-Khắc sâu 1 số kiến thức cơ bản , để biết vận dụng vào làm bài , học bài giải thích một số hiện tượng trong thực tế .
-Rèn luyện kỹ năng làm đề cương ôn tập . 
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học bài , làm bài .
B-Phương pháp : Kiểm tra trắc nghiệm - tự luận
C-Phương tiện : Kiến thức chương 8-9
 D-Tiến trình ôn tập :
 I Bài củ : Địa y có cấu tạo như thế nào và có vai trò gì?
 II- ôn tập : Theo hệ thống câu hỏi .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh ghi nhớ lại 1 số kiến thức ở chương 6-7.
? Kể tên các ngành thực vật đã học ?
 ? Nêu đặc điểm chính các ngành thực vật đã học đó?
?Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Đánh dẫu vào câu trả lời đúng :
? Phân biệt lớp một lá mầm, lớp 2 lá mầm?
?Giới thực vật đã tiến hoá như thế nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản? Cho ví dụ chứng minh.
?Có nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật với điều kiện môi trường thay đổi ?
? Giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn ứng với điều kiện sống như thế nào ?
? Thực vật có vai trò gì trong tự nhiên và đôí với động vật, đối với đời sống con người ?
? Cho vài sơ đồ về 1chuổi thức ăn?
?Vì sao phải bảo vệ tính đa dạng thực vật ở Việt Nam? Nêu các biện pháp bảo vệ ?
? Tại sao nói: rừng cây như một lá phổi xanh ,của con người .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ;
-ngày toàn dân không hút thuốc lá . ngày chống HIV, thái độ của học sinh khi bạn hút thuốc lá .....
 Chương 6-7 : Ôn tập kiểm tra 1 tiết
-Học sinh chỉ cần nắm lại 1 số kiến thức cơ dbản :
+Cách thụ phấn nhờ gió , sâu bọ 
+Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào ?
+Các loại quả , các cách phát tán quả và hạt.
+ Chương 8:Các nhóm thực vật
- Học sinh kể tên được 5 ngành thực vật đã học và nêu được đặc điểm chính mỗi ngành:
+ Ngành tảo , rêu dương xỉ hạt trần , hạt kín...
- Đánh dấu xvào câu đúng ;
+ Tính chất đặc trưng của cây hạt kín là :
a, sống trên cạn 
b, có rễ , thân ,lá 
c,sinh sản bằng hạt 
d,có hoa ,quả, hạt nằm trong quả . (câu d )
+Các cây hạt kín khác nhau thể hiện ở ;
a,Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng
b,Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản 
c , cả a, b (câu c)
-H/ s phân biệt được lớp 1,2 lá mầm( Dựa vào kiểu rễ , dạng thân , kiểu gân , số lá màm trong phôi ).
-Học sinh nhận xét được sự p/triển giới thực vật;
+ cấu tạo phát triển từ thấp lên cao , từ đơn giảm đến phức tạp.
+ Sinh sản ; Chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện chiếm ưu thế ....
- Học sinh nêu được n/xét;
- Thực vật và điều kiệniện bên ngoài l/ quan mật thiết với nhau khi điều kiệniện sống thay đổithực vậtạt không thích nghi bị đào thải thay thế thực vật mới thích nghi hơn , tiến hoá hơn.
-Học sinh nêu được 3 giai đoạn p/ triển của giới thực vậtật --> điều kiệniện sống .
+ Chưong 9 : Vai trò thực vật...
- Học sinh nêu được vai trò của thực vật :
+ Trong thiên nhiên
+ Đối với đ/ vật: 
+ Đối với con người :
-Cho cí dụ về một só chuổi thức ăn:
 cỏ -->t/ăn của hươu --->t.ăn của hổ ...
-nêu được lí do phải bảo vệ thực vậtât.:
Vì : 1 số thực vật quý hiếm bị khai thác bừa bải 
 -Só lượng loài thực vật giảm 
 - Môi trường sống thực vật thu hẹp 
 -giữ gìn tài nguyên động -thực vật -đất rừng...
 -Tạo điều kiện thực vật -đ/v phát triển..
-Nêu được 1 số b/pháp bảo vệ.....
-Học sinh nêu được vai trò thực vật trong việc hô hấp ổn định lượng khí o xi - khí cácbonic.....
-Học sinh liên hệ thực tế .
 III-Cũng cố bài : giáo viên nhấn mạnh 1 số kiến thức cơ bản quan trọng
 -Hướng dẫn các cách làm bài, trình bày bài .
 IV-Dặn dò :
 -Học kỹ bài biết vận dụng làm bài
 - Làm đề cương để ôn tập.
 -Biết liên hệ thực tế .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc lop 6.doc