Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 18

1)-Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp .

-Biết đo thể tích (V) theo phương pháp bình tràn

2)-Nhận dạng tác dụng của lực (F) như là đẩy hoặc kéo của vật

-Mô tả kết quả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật .

-Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.

3)Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng

 

doc 108 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-
KẾ HOẠCH CHƯƠNG I
Cơ Học
I)Mục tiêu:
1)-Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp .
-Biết đo thể tích (V) theo phương pháp bình tràn
2)-Nhận dạng tác dụng của lực (F) như là đẩy hoặc kéo của vật
-Mô tả kết quả tác dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật .
-Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
3)Nhận biết biểu hiện của lực đàn hồi như là lực do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng
-So sánh lực mạnh lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít
-Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là niutơn (N)
4)Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (p)
-Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực .
-Khối lượng đo bằng cân, đơn vị là kg, còn trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là niutơn (N).
-Trong điều kiện thông thường khối lượng của vật không thay đổi, nhưng trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với trái đất.
-Ở trái Đất một vật có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng được tính tròn là 10N.
-Biết đo khối lượng của vật bằng cân đòn.
-Biết xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là kg/m3 và trọng lượng riêng (d) của vật, đơn vị là N/m3
II)Nội dung : 1tiết/ tuần
Tuần 1 : Bài 1 : Đo độ dài.
Tuần 2 : Bài 2 : Đo độ dài (TT) .
	Tuần 3 : Bài 3 : Đo thể tích chất lỏng .
	Tuần 4 : Bài 4 : Đo thể tích chất rắn không thắm nước.
	Tuần 5 : Bài 5 : Khối lượng, đo khối lượng .
	Tuần 6 : Bài 6 : Lực. Hai lực cân bằng .
	Tuần 7 : Bài 7 : Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực .
Tuần 8 : Bài 8 : Trọng lực. Đơn vị của lực .
	Tuần 9 : Kiểm tra một tiết
Tuần 10 : Bài 9 : Lực đàn hồi .
Tuần 11 : Bài 10 : Lực kế. Phép đo lực.Trọng lượng và khối lượng .
	Tuần 12 : Bài 11 : Khối lượng riêng.Trọng lượng riêng .
	Tuần 13 : Bài 12 : Thực hành và kiểm tra thực hành : Xác định khối lượng riêng của sỏi
	Tuần 14 : Bài 13 : Máy cơ đơn giản
Tuần 15 : Bài 14 : Mặt phẳng nghiêng
Tuần 16 : Bài 15 : Đòn bẩy.
Tuần 17 : Kiểm tra HKI
Tuần 18 : Ôn tập
III) Chuẩn bị:
-Đồ dùng dạy học:
 +Các loại thước đo độ dài.
 +Bình chia độ, bình tràn. 
 +Cân.
 +Quả nặng, lò xo, xe lăn, máng nghiêng .
	 +Lực kế , các quả nặng, giá đỡ.
 +Máng nghiêng, xe lăng  .
Tuần : 1, tiết 1
Ngày soạn :22/08/2010
Ngày dạy : 24/08/2010
ĐO ĐỘ DÀI .
 Bài 1
 I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Kể tên một số dụng cụ đo độ dài.
-Biết xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo.
2/Kĩ năng :
-Biết cách chọn dụng cụ đo thích hợp để đo độ dài của 1 vật.
-Cách đặt thước và cách đọc kết quả đo.
-Biết tính GTTB của các kết quả đo.
3/Thái độ : 
-Rèn luyện tính trung thực khi làm TN và có ý thức hợp tác khi làm TN theo nhóm.
II.CHUẨN BỊ
-GV: 
Mỗi nhóm học sinh : Thước cuộn, thước dây, thước kẻ 
Dụng cụ cho cả lớp: 1 cuộn dây, 2 cái kéo ( TN tạo tình huống).
-HS: chuẩn bị bài, các loại thước đo đôï dài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
1.Ổn định : Kiểm tra sỉ số .
2.Hoạt động dạy-học
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (5ph)
-2 HS dùng gang tay đo độ dài sợi dây
-Mỗi HS đo độ dài bàn học mình đang ngồi
-Báo cáo kết quả đo
-Cá nhân trả lời
-Cá nhân trả lời
Cắt 1 đoạn dây dài 2 gang tay
Đo dộ dài bàn học bằng gang tay
-So sánh kết quả độ dài bàn học.
+Dự đoán 2 sợi dây có bằng nhau không?
+Do đâu có sự khác biệt này?
-> Để thống nhất người ta đưa ra đơn vị chuẩn.
-Nhắc lại những điều đã học ở lớp dưới?
Hoạt động 2 : Ôn lại và ước lượng độ dài 1 số đơn vị đo (8ph)
-Thực hiện C1
-Thực hiện C2, C3
-Nhấn mạnh đơn vị đo hợp pháp. ‘Hướng dẫn làm C1.
Gt thêm: inch, dặm, hải lí, phút(foot),
1 inch= 2,54 cm
1 dặm= 4,444km là đơn vị đo lường thời cổ nước Pháp
1 foot= 30,5 cm (Anh)
1 hải lí= 1,852 km
I/ Đơn vị đo độ dài. 
1.Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
C1:
1m = 10dm; 1m = 100cm
1cm = 10mm 
1km = 1000m
2.Ước lượng độ dài.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (12ph)
-Trả lời C4 ( q/s hình 1.1)
-Trả lời C5 (3HS)
-Trả lời C6, C7
-Cho 2 HS đọc số đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất trên thước của hs
-Gt về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
II/ Đo độ dài.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4:
Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn)
Học sinh dùng thước kẻ
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng)
C6:
-Đo chiều rộng của sách vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
-Đo chiều dài của sách vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
-Đo chiềi dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7 :
Thợ may dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của vải và dùng thước dây để đo cơ thể khách hàng .
Hoạt động 4: Đo độ dài.(13ph)
-Thực hành đo độ dài bàn học và bề dày của SGK Vật lí 6 bằng thước dây và thứơc kẻ. Ghi kết quả đo vào bảng 1.1.
‘Y/c HS ghi nhận từng thao tác đã thực hiện:
1.Ước lượng
2.Chọn dụng cụ
3.Xác định GHĐ và ĐCNN
4.Đo 3 lần -> tính GTTB
2.Đo độ dài
Hoạt động 5 : Củng có –Dặn dò (5ph)
Đọc ghi nhớ – ghi vào vở
*Về nhà :
-Học bài. 
-Làm BTVN: 1-2.1 -> 1-2.6 SBT tr 4,5.
-Chuẩn bị bài mới: Đo độ dài (t.t).
Ghi nhớ :
IV.NHẬN XÉT :
Tuần : 2, tiết 2
Ngày soạn: 29/08/2010
Ngày dạy : 31/08/2010
ĐO ĐỘ DÀI ( T.T )
 Bài 2
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Củng cố các kiến thức ở tiết 1.
2/Kĩ năng :
-Biết thực hiện phép đo trong một số tính huống.
3/Thái độ : 
-Trung thực trong cách đo và ghi kết quả đo.
II.CHUẨN BỊ
-GV: Hình 2.1, 2., 2.3 SGK tr 10.
-HS: chuẩn bị bài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
1.Ổn định : Kiểm tra sỉ số .
2.Kiểm bài cũ (5ph)
HS1:Đơn vị đo độ dài? Giải BT 1-2.1 và 1-2.4.
HS2: Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất? Giải BT 1-2.2 và 1-2.3.
3.Hoạt động dạy-học
Hoạt động 1 : Thảo luận về cách đo độ dài. (20ph)
-Đại diện nhóm trình bày -> lớp thảo luận.
-Cá nhân thực hiện.
‘Y/c HS nhắc lại các bước thực hành đo độ dài.
‘Tc thảo luận các câu C1 -> C5 và hoàn tất kết luận.
Đ/v C3: GV vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng, y/c HS lên đặt thước đo, đọc kết quả.
I/ Cách đo độ dài.
*Khi đo độ dài cần:
1.Ước lượng độ dài cần đo.
2.Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
3.Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
4.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
5.Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 2 : Vận dụng. (15ph)
-Hđ cá nhân.
‘Treo H 2.1, 2.2, 2.3 hướng dẫn HS thảo luận nhóm C7 -> C9.
‘C10 tuỳ HS.
BT bổ sung: 
Có 2 thước. Thước thứ nhất dài 30 cm, có độ chia tới mm; thước thứ hai dài 1 m , có độ chia tới cm.
A/ Xđ GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
B/ Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn GV, chiều dài SGK Vật lí 6?
II/ Vận dụng.
C7: H 2.1c.
C8: H 2.2c.
C9: l= 7 cm
BT: 
A/ GHĐ: 30 cm; 1 m.
 ĐCNN: 1 mm, 1 cm.
B/ Dùng thước có GHĐ 30 cm, ĐCNN 1mm để đo chiều dài SGK Vật lí 6.
Hoạt động 3 : Củng có –Dặn dò (5ph)
Đọc ghi nhớ – ghi vào vở
-Đọc có thể em chưa biết.
*Về nhà :
-Học bài. 
-Làm BTVN: 1-2.7 -> 1-2.9, 1-2.11 SBT tr 5,6 .
-Chuẩn bị bài mới: Đo thể tích chất lỏng.
-Trả lời C1 -> C8.
-Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 chai nước ( 250 ml) trong thật đầy và 1 chai ít nước ( 1/3 chai).
Ghi nhớ :
IV.NHẬN XÉT :
Tuần : 3, tiết 3
Ngày soạn: 05/09/2010
Ngày dạy : 07/09/2010
ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
 Bài 3
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Biết kể tên được 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
-Biết chọn dụng cụ đo khi cần đo thể tích CL và cách xác định thể tích CL.
2/Kĩ năng :
-Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng .
3/Thái độ : -Tỉ mỉ , thận trọng
II.CHUẨN BỊ
	-GV: Dụng cụ cho mỗi nhóm: ống đong (BCĐ), bình chứa, bình tràn, cốc đong 
-HS: chuẩn bị bài và đồ dùng như đã dặn..
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
1.Ổn định : Kiểm tra sỉ số .
2.Kiểm bài cũ :
HS1: Cách đo độ dài? Giải BT 1-2.7 và 1-2.8.
HS2: Cách đo độ dài? Giải BT 1-2.9.
3.Hoạt động dạy-học
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (2ph)
-Dự đoán trả lời.
*Làm thế nào để biết bình ( cắm hoa, thuỷ tinh) chứa bao nhiêu nước? (dung tích của bình)
Hoạt động 2 : Đơn vị đo thể tích (5ph)
-Cá nhân thực hiện.
BT: 0,5 m3= ? cm3 
 2500 ml= ? l
 10 dm3= ? ml
‘Y/s HS làm C1. Nhắc lại các đơn vị thể tích.
‘Gthiệu đơn vị đo thể tích thường dùng.
I/ Đơn vị đo thể tích V.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3) và lít ( l ).
C1 : 1m3 = 1000dm3
 = 1000000cm3
1m3 = 1000l = 1000000ml
 = 1000000cc
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích (8ph)
-Cá nhân thực hiện.
‘Tc thảo luận lớp C2 -> C5. Câu C4 kết hợp với dụng cụ cho HS xđ GHĐ và ĐCNN của từng dụng cụ.
II/ Đo thể tích chất lỏng.
1.Tìm hiểu dụng đo thể tích.
C2: Ca đong to có GHĐ 1lít và ĐCNN 0,5lít
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN 0,5lít
Thùng nhựa có GHĐ 5 lít và ĐCNN 1 lít.
C3 : Chai có ghi sẵn dung tích : Chai côcacôla 1l, lavi 0,5l ; 1l ; 10l ; bơm tiêm
C4:a/ 100 ml; 2 ml.
 B/250 ml; 50 ml.
 C/ 300 ml; 50 ml.
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; Các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích ; bình chia độ , bơm tiêm
Hoạt động 4: Cách đo thể tích chất lỏng (8ph)
.
-Thực ... g dẫn thí nghiệm ở SGK
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
-Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm.
-Nhân xét và giải thích thêm nguyên nhân sai số là do đk thí nghiệm , nước không nguyên chất, nhiệt kế sai số
I.Thí nghiệm
Hoạt động 3 : Vẽ đường biểu diễn (10ph)
-Dựa vào kết quả thí nghiệm vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước.
-Nhận xét đường biểu diễn
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ?
-Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn
-Lưu ý HS ở gốc trục nhiệt độ là 40oC, gốc của trục thời gian là 0 phút
-Yêu cầu HS nêu nhận xét đường biểu diễn.
-Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì ?
-Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không ? Đường biểu diễn có đặc điểm gì ?
Hoạt động 4: Dặn dò (3ph)
-Về nhà xem lại bài. Vẽ lại đường biểu diễn và nhận xét.
--Làm bài tập 28-29.4; 28-29.6
-Chuẩn bị bài “Sự sôi (TT)”
IV. NHẬN XÉT :
Tuần : 33, tiết 33
Ngày soạn : 21.09.07
Ngày dạy :
SỰ SÔI (TT)
 Bài 29 
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi
2/Kỹ năng :
Vận dụng kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3/Thái độ : 
-Tích cực.
II.CHUẨN BỊ
	*GV : Bộ thí nghiệm về sự sôi lắp sẵn
*HS : Nội dung kết quả thí nghiệm sự sôi
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
1/ổn định
Hoạt động 1 : Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi (25ph)
-Cá nhân mô tả
-HS khác theo dõi nhận xét bổ sung
-Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi
-Theo dõi và nhận xét nhiệt độ sôi của các chất khác nhau.
-Lắp sẵn bộ thí nghiệm như hình 28.1 SGK
-Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi
-Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi C1 đến C6
Làm thí nghiệm đối với chất lỏng khác cũng thu được kết luận tương tự
-Giới thiệu bảng 29.1
II.Nhiệt độ sôi
C4: Không tăng
C5: Bình đúng
C6: (1) 100oC
(2) nhiệt độ sôi
(3)Bọt khí
(4) Mặt thoáng
Hoạt động 2 : Vận dụng (10ph)
-Cá nhân trả lời các câu hỏi
-Yêu cầu HS trả lời câu C7, C8,C9
C7: Vì nhiệt độ này xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn của nước.
C9: AB ứng với quá trình nước nóng lên. BC ứng với quá trình nước sôi
Hoạt động 3 : Củng cố –Dặn dò (10ph)
-Đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết .
-Nêu kế luận về sự sôi ?
*Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
*Ghi nhớ :
IV. NHẬN XÉT :
Tuần : 34, tiết 34
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
 KIỂM TRA HKII
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Kiểm tra kiến thức đã học.
2/Kĩ năng :
-Vận dụng, hiểu biết, thu thập thông tin.
3/Thái độ : 
-Trung thực.
II.CHUẨN BỊ
-GV: 
-HS: ôn tập.
III.KIỂM TRA
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
0 – 4,8
5 – 6,3 
6,5 – 7,8
8 - 10
SL 
TL
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
IV.NHẬN XÉT :
Tuần : 35, tiết 35
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
TỔNG KẾT CHƯƠNG II
NHIỆT HỌC
 Bài 30 
I.MỤC TIÊU
1/Kiến thức : 
-Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
2/Kỹ năng :
-Vận dụng được một cách tổng hợp kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
3/Thái độ : 
-Yêu thích môm học, mạnh dạng trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp .
II.CHUẨN BỊ
-Bảng ô chữ về sự chuyển thể
-Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi 5 .
-Phiếu học tập chuẩn bị cho bài vận dụng 1,2,3,4,6
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
1/ổn định
Hoạt động 1 : Ôn tập (15ph)
-Cá nhân trả lời
-Lên bảng hoàn thành câu 5
-Thảo luận trả lời
-Nêu câu hỏi 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 SGK
-Treo bảng phụ câu 5 và gọi HS lên bảng thực hiện
-Yêu cầu HS đọc thành câu.
I.Ôn tập
Hoạt động 2 : Vận dụng .(20ph)
-Thảo luận hoạt động nhóm
-Các nhóm nhận xét.
-Phát phiếu học tập cho nhóm
-Thu phiếu học tập và nhận xét
Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ (9ph)
-Đại diện các tổ thực hiện
-Treo bảng phụ chuẩn bị sẵn đã che phần nội dung trả lời
-Gọi đại diện của 6 nhóm tham gia trò chơi
-Khi GV đọc vừa song một nội dung gợi ý nhóm đưa tay trước được ưu tiên
Hoạt động 3 : Dặn dò (5ph)
-Ôn tập lại toàn bộ chương II
IV. NHẬN XÉT :
ÔN TẬP LÍ 6 HKI
*Giới hạn đo (GHĐ) của dụng cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo .
*Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo.
1/Đo độ dài :
	-Đơn vị chính là mét (m) .Dụng cụ : Thước mét, thước kẻ, thước cuộn, thước dây 
	-Cách đo độ dài : Khi đo độ dài cần :
a)Ước lượng độ dài cần đo
b)Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp
c)Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với cạch số 0 của thước.
d)Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
2/Đo thể tích :
	-Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối (m3), lít (l) .
	-Dụng cụ để đo thể tích là ca đong, bình chia độ, bình tràn
	-Cách đo thể tích chất lỏng :
	a)ước lượng thể tích cần đo.
	b)Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
	c)Đặt bình chia độ thẳng đứng.
	d)Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
	e)Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
	-Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :
	a)Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng bằng thể tích của vật.
	b)Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
3/Đo khối lượng
	-Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó .
	-Đơn vị chính để đo khối lượng là kilôgam (kg)
	-Dụng cụ để đo khối lượng là cân (cân robécvan, cân tạ, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế )
	-Cách dùng cân Robécvan :
	Thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên phải một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân cộng với số chỉ của con mã bằng khối lượng của vật.
4/Lực-Hai lực cân bằng
	-Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
	-Mỗi lực đều có một phương và một chiều tác dụng và một cường độ nhất định .
	-Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
5/Kết quả tác dụng của lực
	-Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật (Vật đứng yên chuyển sang chuyển động, vật đang chuyển động lại đứng yên, đang chuyển động chuyển động nhanh lên, đang chuyển động nhanh chuyển sang chậm lại, đang chuyển động hướng này chuyển sang hướng khác) hoặc làm vật biến dạng.
6/Trọng lực-Đơn vị của lực
	-Trọng lực là lực hút của trái đất. Kí hiệu là p
	-Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống)
	-Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
	-Đơn vị của lực là niutơn, kí hiệu là N . Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
7/Lực đàn hồi
	-Khi nén hoặc kéo dãn lò xo vừa phải, nếu buông ra,lò xo trở lại hình dạng ban đầu ta nói lò xo là vật đàn hồi.
	-Lò xo bị nén hoặc kéo dãn (biến dạng), thì nó tác dụng lực lên vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó gọi là lực đàn hồi.
	-Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
8/Lực kế-Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
	-Lực kế dùng để đo lực.
	-Cách đo lực bằng lực kế
	Đầu tiên phải điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
-Hệ thức giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật :
 p = 10m trong đó : p là trọng lượng (đơn vị là N)
 m là khối lượng (đơn vị tính là kg)
9/Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
	-Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
 m : là khối lượng của vật (đơn vị tính là kg)
-Công thức : V : là thể tích của vật (đơn vị tính là m3)
 D : là khối lượng riêng (đơn vị tính kg/m3)
-Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
 p : là khối lượng của vật (đơn vị tính là N)
-Công thức : V : là thể tích của vật (đơn vị tính là m3)
 d : là khối lượng riêng (đơn vị tính N/m3)
-Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng d = 10D
-Công thức tính khối lượng : m = D.V
10/Máy cơ đơn giản
-Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Máy cơ đơn giản thường dùng là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
11/Mặt phẳng nghiêng
-Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ
12/Đòn bẩy
Mỗi đòn bẩy đều có : -Điểm tựa O
	-Điểm tác dụng lực F1 của vật là O1
	-Điển tác dụng của lực nâng F2 là O2
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

Tài liệu đính kèm:

  • docGaio An ly 60986965651.doc