Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 1, tuần 2

Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 1, tuần 2

Mục tiêu.

1. Kiến thức :

+ Kể tên một số dụng cụ đo độ dài

+ Xác định được giới hạn đo, ĐCNN của dụng cụ đo

2. Kĩ năng :

+ Ước lượng được gần đúng 1 số độ dài cần đo

+ Đo được độ dài của một số đồ vật thông thường

+ Tính được giá trị trung bình các kết quả đo

+ Chọn được thước đo phù hợp với vật cần đo

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Soạn giáo án, chuẩn bị thước dây.

2. Học sinh : Mỗi HS một thước kẻ có ĐCNN 1mm

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 Vật lí - Tuần 1, tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tuần 0
Ngày dạy : Tuần 1
Tiết : 
CHƯƠNG I:CƠ HỌC
§ 1. ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức :
+ Kể tên một số dụng cụ đo độ dài
+ Xác định được giới hạn đo, ĐCNN của dụng cụ đo
2. Kĩ năng :
+ Ước lượng được gần đúng 1 số độ dài cần đo
+ Đo được độ dài của một số đồ vật thông thường
+ Tính được giá trị trung bình các kết quả đo
+ Chọn được thước đo phù hợp với vật cần đo
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Soạn giáo án, chuẩn bị thước dây.
2. Học sinh : Mỗi HS một thước kẻ có ĐCNN 1mm
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ổn định và giới thiệu chương trình học
Chương trình lớp 6 nghiên cứu sơ lược về 2 mảng của Vật lí là Cơ học và Nhiệt học. 
Chương I : Cơ học giúp chúng ta trả lời các câu hỏi 
+ Lực là gì?
+ Trọng lực là gì?
+ Khối lượng là gì?
+ Đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng như thế nào?
+ Có những máy đơn giản thường dùng nào? Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người?
Hoạt động 2 : Ôn lại đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài của một vật thông thường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi nhớ
ĐVĐ : Y/c HS đọc đoạn đối thoại SGK
CH1: Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây, mà 2 chị em lại có kết quả khác nhau?
GV ghi lại ý kiến của HS.
O: Để khỏi tranh cãi thì 2 chị em cần thống nhất với nhau điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó
CH2 : Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì ? Kí hiệu ?
CH3 : Ngoài ra, còn đơn vị đo độ dài nào khác?
CH4 : Y/c trả lời C1
O : Chú ý : trong các phép tính toán cần đưa về đơn vị chính là mét
CH5 : Y/c trả lời C2
Nghe giảng và suy nghĩ trả lời CH của GV
Phương án HS có thể trả lời:
CH1 : + Gang tay của 2 người không bằng nhau.
+ Đếm kết quả sai
+ Cách đo không giống nhau.
CH2 : Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét. Kí hiệu : m.
CH3 : Một số đơn vị đo độ dài thường sử dụng: dm, cm, mm và km.
CH4 : HS viết lên bảng
Trả lời C2
CHƯƠNG I:CƠ HỌC
§ 1. ĐO ĐỘ DÀI
I. Đơn vị đo độ dài.
1. Đơn vị đo độ dài.
+ Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét. Kí hiệu : m.
+ Một số đơn vị đo độ dài thường sử dụng: dm, cm, mm và km.
C1 :
1m = 10 dm ; 1m = 100 cm
1cm = 10mm 
1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các dụng cụ đo độ dài
ĐVĐ : Tại sao trước khi đo độ dài chúng ta phải thường ước lượng độ dài vật cần đo?
CH1 : Y/c trả lời C4
O : Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết GHĐ và ĐCNN của nó.
CH2 : GHĐ là gì ? ĐCNN là gì ?
CH3 : Y/c trả lời C5
CH4 : Y/c trả lời C6
Gợi ý : 
+ Độ dài các vật cần đo khoảng bao nhiêu? (đi ước lượng)
+ Để đo được thì thước phải dài hơn hay ngắn hơn vật cần đo. ( Chọn GHĐ )
+ Để đọc đúng kết quả thì vạch chia phải dày hay thưa? ( Chọn ĐCNN )
CH5 : Y/c trả lời C7
- Nghe giảng, đọc SGK và trả lời CH
CH1 : Người thợ mộc dùng thước dây; học sinh dùng thước kẻ; người bán vải dùng thước thẳng.
CH2 : 
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
CH3 : 3 HS trả lời.
CH5 : Đo chiều dài của vải : thước thẳng, đo cơ thể khách hàng : thước dây.
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Các loại thước : thước kẻ HS, thước dây, thước thẳng
GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
VD : Thước kẻ Bình Nguyên có GHĐ 20cm, ĐCNN là 1mm.
Hoạt động 4 : Thực hành đo độ dài
O : Nội dung thực hành là đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn sách VL 6. Dụng cụ đo: thước kẻ học sinh và thước dây.
CH1 : Nêu các bước thực hành đo theo chỉ dẫn?
CH2 : Sử dụng thước nào thì phù hợp với vật cần đo? Vì sao?
CH3 : Có thể sử dụng cả 2 thước để đo độ dài của bàn học không? Tại sao nên chọn thước dây đo bàn?
Y/c HS đọc kết quả. NX?
O : NX : Kết quả đo lệch nhau. Vì vậy phải lấy giá trị trung bình :
- Nghe giảng và thực hành theo HD
CH1 : Các bước tiến hành :
B1: Ước lượng.
B2: Chọn dụng cụ
B3: Đo độ dài 3 lần
CH2 : Dùng thước kẻ HS để đo bề rộng cuốn sách và thước dây để đo chiều dài bàn học vì có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
2. Đo độ dài.
a, ND : Đo độ dài bàn học và bề dày cuốn sách VL6
b, Dụng cụ : Thước kẻ và thước dây.
c, Bước tiến hành :
B1: Ước lượng.
B2: Chọn dụng cụ
B3: Đo độ dài 3 lần
Tính giá trị trung bình :
=..
Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò.
1. Củng cố :
+ Đơn vị đo độ dài chính là gì ? Ngoài ra, còn đơn vị nào?
+ Khi chọn thước đo cần phải chú ý điều gì ? Nêu các bước đo độ dài?
2. Dặn dò : 
+ Ước lượng độ dài 1 bước chân và đo kiểm tra
+ Làm bài tập 1 -->2.1-->1-2.6 ở SBT.
+ Đọc trước bài 2
IV. Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn : Tuần 0
Ngày dạy : Tuần 2
Tiết : 2
§ 2. ĐO ĐỘ DÀI ( Tiếp )
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức :
- Nêu được đầy đủ các bước của quy tắc đo độ dài các vật cần đo.
2. Kĩ năng :
- Đo độ dài trong một số trường hợp thông thường và tính giá trị trung bình các kết quả.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Soạn giáo án, chuẩn bị thước dây.
2. Học sinh : Mỗi HS một thước kẻ có ĐCNN 1mm
III. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ổn định và kiểm tra bài cũ :
1.a, Kể các đơn vị đo độ dài, cách đổi đơn vị? Đơn vị đo độ dài hợp pháp của VN là gì?
 b, Nêu bước tiến hành đo. Viết biểu thức giá trị trung bình.
2. a, GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ? 
b, Xác định ĐCNN và GHĐ trên thước đo, thước dây. Làm BT 1-2.3
GV : Nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách đọc độ dài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi nhớ
ĐVĐ : Có bạn đo được “chiều dài cuốn sách VL 6 là 20cm”. Bạn nói đúng hay sai so với kết quả của các em? Vậy bạn sai ở đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp ta chỉ ra điểm sai của bạn khi đo.
Y/c HS trả lời C1 -> C5
- Nghe giảng và trao đổi trả lời CH
C1 : Tùy nhóm.
C2 : Thước dây : đo bàn ; Thước kẻ : đo bề dày SGK VL6. Như vậy thì không tốn công đo nhiều lần và đọc chính xác kết quả.
C3 : Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4 : Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5 : Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
§ 2. ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp )
I. Cách đo độ dài.
* C6 - Các quy tắc đo :
B1 : Ước lượng độ dài cần đo.
B2 : Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
B3 : Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật.
B4 : Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
B5 : Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS rút ra kết luận
- Y/c HS làm việc cá nhân với câu C6
O : Gọi 1-2 HS đọc phần điền từ của mình.
NX và thống nhất câu trả lời
C6 : Độ dài, C2 GHĐ (3) ĐCNN (4) Đọc theo; (5) ngang bằng với (6) vuông góc; (7) gần nhất
Hoạt động 4 : Vận dụng.
Y/c cầu HS làm việc cá nhân từ C7 -> C10 nếu trả lời đúng cho điểm? 
- Suy nghĩ trả lời
C7: C
C8: C
C9: (1),(2),(3) = 7cm
Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò.
1. Củng cố :
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Nêu đầy đủ quy tắc đo độ dài và đọc kết quả đo
2. Dặn dò :
- Làm câu C10 SGK
- Làm bài tập SBT
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU_GA6.doc