I – YÊU CẦU: Học sinh thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người. Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và VS.
- Rèn luyện khả năng hoạt động nhóm, khả năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn: HS phải có đầy đủ SGK, sách bài tập, vở ghi.
Ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tiết 1: Bài mở đầu I – Yêu cầu: Học sinh thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người. Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và VS. Rèn luyện khả năng hoạt động nhóm, khả năng tư duy độc lập và làm việc với SGK. Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể. II – Đồ dùng dạy học: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn: HS phải có đầy đủ SGK, sách bài tập, vở ghi. III – Hoạt động giảng dạy: Giới thiệu sơ qua về bộ môn cơ thể người và vệ sinh trong chương trình sinh học lớp 8, từ đó để học sinh có cách nhìn tổng quát về kiến thức sắp học, tạo nên sự hứng thú cho học sinh. 1. Vị trí của con người trong tự nhiên Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Em hãy kể tên các ngành động vật đã học. Hỏi: Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất? Cho ví dụ? Hỏi: Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với động vật? - GV ghi lại ý kiến của nhiều nhóm để đánh giá được kiến thức của HS. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người. Học sinh trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức lớp 7 trả lời câu hỏi: ĐVNS. Ruột khoang. Các ngành giun. + Giun dẹp. + Giun đũa. + Giun đất. - Ngành thân mềm. Ngành chân khớp. Ngành ĐV có xương sống. + Lớp cá. + Lớp ếch nhái. + Lớp bò sát. + Lớp chim. + Lớp thú. Kết luận: Lớp thú là lớp động vật tiến hoá nhất, đặc biệt bộ khỉ. Học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK, trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập (1, 2, 3, 5, 7, 8). Đại diện các nhóm trình bày nhóm khác. Theo dõi, bổ sung. Các nhóm trình bày và bổ sung. Kết luận: Loài người thuộc lớp lông thú: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa. - Con người có các đặc điểm khác lớp thú là có tiếng nói, chữ viết, tư duy trìu tượng, hoạt động có mục đích cho nên làm chủ thiên nhiên. 2. Nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì? Hỏi: Cho ví dụ về mối liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn khoa học khác? HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm, trả lời được: - Nhiệm vụ bộ môn. - Biện pháp bảo vệ cơ thể. Một vài đại diện trình bày. Sau đó nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh. - Học sinh chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với môn TĐTT mà các em đang học. Kết luận: - Nhiệm vụ của môn học: + Củng cố những kiến thức về công tác và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. + Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. + Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn KH khác như y học, TDTT, điêu khắc, hội hoạ... 3. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn? GV lấy VD cụ thể để minh học cho các phương pháp mà HS nêu ra. Học sinh nghiên cứu SGK, sau đó trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Kết luận: Phương pháp học: - Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mẫu sống để hiểu rõ hình thái, cấu tạo. - Bằng thí nghiệm: Tìm ra chức năng sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan. - Vận dụng kiến thức, giải thích các hiện thượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể. IV - Củng cố: Việc xác định vị trí của con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì? Nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh là gì? Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào? V – Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK. Kẻ bảng 2 vào vở ghi. Ôn lại các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. Ngày 17 tháng 8 .năm 2011 Tiết 2: Cấu tạo của cơ thể người I - Mục tiêu: - HS kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan. - Rèn luyện khả năng quan sát, nhận biết kiến thức. Rèn tư duy tổng hợp lô gíc khái niệm hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể tránh các tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng. II - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ hệ cơ quan của thú, mô hình hệ cơ quan của người. III – Tiến hành bài giảng. A – Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: 1. Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh. 2. Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh. B – Bài mới. 1. Cấu tạo cơ thể. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Kể tên các hệ cơ quan ở ĐV thuộc lớp thú? Trả lời các câu hỏi trong SGK GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng. Hỏi: Cơ thể người gồm mấy phần, kể tên các phần đó. Hỏi: Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ các cơ quan nào? Hỏi: Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng. Hỏi: Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Thành phần chức năng của từng hệ cơ quan. Giáo viên kẻ bảng 2 lên bảng để HS chữa bài. GV ghi ý kiến bổ sung thông báo đáp án đúng. + Kiểm tra kết quả đúng của các nhóm. HS nhớ lại kiến thức, kể đủ 7 hệ cơ quan: - Hệ vận động. - Hệ tiêu hoá. - Hệ hô hấp. - Hệ tuần hoàn - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Hệ sinh dục - Hệ nội tiết *HS quan sát trên tranh vẽ, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời. * Da bao bọc cơ thể cấu tạo gồm 3 phần - Cơ hoành ngăn cách Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm. HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm lên ghi nội dung vào bảng. Nhóm khác theo dõi bổ sung. Kết luận: a) Các phần cơ thể: Da bao bọc toàn bộ cơ thể, cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân, tay, chân. Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng. b) Các hệ cơ quan: Hệ cơ quan Các cơ quan trong hệ cơ quan Chức năng từng hệ cơ quan Vận động Cơ, xương Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Tuần hoàn Tim, hệ mạch V/C, TĐC dinh dưỡng tới các tế bào, mang chất thải CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. Tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Hô hấp Đường dẫn khí vào phổi Thực hiện TĐK CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường Bài tiết Thận và ống dẫn nước tiểu, bóng đái Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài Hệ thần kinh Não, tuỷ sống dây thần kinh và hạch thần kinh Điều hoà, ĐK, hoạt động của cơ thể. Ngoài các cơ quan trên, trong cơ thể còn có hệ cơ quan nào? 2. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào? GV yêu cầu HS lấy VD về một hoạt động khác và phân tích. Giải thích sơ đồ hình 2, 3 trong SGK. GV nhận xét ý kiến của HS và giảng giải thêm về: - Điều hòa hoạt động đều là phản xạ. - KT từ môi trường ngoài và trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm -> TƯ TK (phân tích, phát lệnh vận động) -> cơ quan phản ứng trả lời kích thích. - KT từ môi trường -> cơ quan thụ cảm -> tuyến nội tiết, tiết hoóc môn -> cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động. HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm. Yêu cầu phân tích một hoạt động của cơ thể là chạy để thấy được các cơ quan có mối quan hệ với nhau. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Trao đổi nhóm chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể. Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. HS vận dụng GT một số hiện tượng như thấy mưa chạy nhanh về nhà, khi đi thì hay hồi hộp. Vậy: Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hoóc môn do các tuyến nội tiết tiết ra. IV – Củng cố: 1. Cơ thể người gồm mấy hệ cơ quan, chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan. 2. Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào? V – Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK Giải thích hiện tượng khi đạp xe, đá bóng, chơi cầu. Ôn tập lại cấu tạo TBTV Ngày 23 tháng 8 .năm 2011 Tiết 3: Tế bào I – Mục tiêu: HS phải nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm màng sinh chất, chất tế bào, lưới nội chất, ri bô xâm ti thể, bộ máy gôn ghi, trung thể, nhân (NST, nhân con). - HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào, CNT được TB là chức năng của cơ thể. Rèn luyện khả năng quan sát tranh hình, mô hình tìm kiếm KT. - KN suy luận KNQS, KN hoạt động nhóm – giáo dục ý thức KT yêu thích bộ môn II – Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ CTTB ĐV III – Tiến hành bài giảng: A – Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Cơ thể người gồm mấy hệ cơ quan, chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan. Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào? B – Bài mới: 1. Cấu tạo tế bào: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS quan sát tranh vẽ H3.1 SGK Hỏi: Một TBTV có cấu tạo như thế nào? Hỏi: Một TBĐV có thành phần cấu tạo như thế nào? - Treo tranh câm cho HS lên ghi chú các TP vào TB HS quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm, tìm ra kiến thức. - HS phát biểu KT - Nhóm khác theo dõi, bổ sung. Kết luận: Màng Các bào quan TB gồm 3 phần: TBC Lưới nội chất, ri bô xôm ti thể, bộ máy gôn ghi, trung thể Nhân 2. Chức năng các bộ phận trong tế bào Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Cho HS nghiên cứu bảng 3.1 SGK Hỏi: nguyên sinh chất có vai trò gì? Hỏi: Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động đời sống TB Hỏi: Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu? HS nghiên cứu bảng 3, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, bổ sung Kết luận: + Màng sinh chất giúp TB thực hiện trao đổi chất. + Chất tế bào thực hiện các hoạt động sống của tế bào. Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất. Ri bô xôm: Nơi tổng hợp Prôtêin. Ti thể: Thời gian hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. Bộ máy gôn ghi: Thu nhận, hoàn thiện phân phối sản phẩm. Trung thể: Thời gian quá trình phân chia tế bào. + Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của TB - NST: Là cấu trúc qui định sự hình thành Prôtêin, có vai trò quyết định không di truyền. Nhân con: Chứa ARN cấu tạo nên Ribôxôm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Tại sao nói nhân là trung tâm của TB? Hỏi: Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất TB và nhân TB Hỏi: Tại sao nói TB là ĐV chức năng của cơ thể? - Tế bào có 4 đặc trưng cơ bản như TĐC, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đầu được tiến hành ở TB. Thành phần hoá học của TB Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS nghiên cứu thông tin trong SGK, t ... iển, cơ quan sinh dục to ra. Tuyến mồ hôi tuyến nhờn phát triển; xuất hiện mụn cá, vai rộng, ngực nở, xuất tinh lần đầu. 2. Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS quan sát H 58.3, nghiên cứu thông tin SGK, làm bài tập điền từ. GV nhận xét, công bố đáp án đúng về tuyến yên, nang trứng, Ôstrongen, Progesteron Hỏi: Nêu chức năng của buồng trứng? Cho HS làm bảng 58.2, yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bản thân. GV tổng kết lại những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì. GV nhấn mạnh: kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức. GD ý thức giữ vệ sinh kinh nguyệt HS quan sát hình, tìm hiểu quá trình phát triển của trứng và tiết hooc môn buồng trứng. Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. HS nữ đánh dấu vào ô lựa chọn Kết luận: Buồng trứng: Sản sinh trứng, tiết hooc môn sinh dục nữ ÔStrogen, Ôstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dạy thì của nữ. Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ: Lớn nhau, da trở nên mịn màng, vú phát triển; Bộ phận sinh dục phát triển, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển; xuất hiện mụn trứng cá và bắt đầu hành kinh. IV – Củng cố: 1. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ V – Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK Đọc mục em có biết Ôn lại chương nội tiết Ngày 06 tháng 4 .năm 2011 Tiết 62: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết I – Mục tiêu: Nêu được các VD để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết. Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong. Phát triển KN quan sát và phân tích kênh hình, KN hoạt động nhóm GD ý thức giữ gìn sức khoẻ II - Đồ dùng dạy học: H n59.1; 59.2; 59.3 SGK III – Tiến hành bài giảng A – Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. 2. Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? B – Bài mới 1. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò tuyến yên đối với hoạt động của các tuyến nội tiết. HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 59.1 và 59.2. Trình bày sự điều hoà hoạt động của tuyến giáp, tuyến trên thận. HS liệt kê được các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận. HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung HS rút ra kết luận. HS quan sát H59.1; 59.2, lưu ý KN kìm hẵm, tăng cường. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày trên hình 59.1; 59.2 Các nhóm khác bổ sung Kết luận: Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự phát triển của các tuyến nội tiết. Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra -> đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược. 2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS trả lời Hỏi: Lượng đường trong máu tương đối ổn định là do đâu? GV đưa thông tin: Trong thực tế, khi lượng đường trong máu giảm mạnh -> nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động -> tăng đường huyết. Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 59.3 Hỏi: Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? Hỏi: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào? HS có thể vận dụng kiến thức chức năng của hooc môn tuyến tuỵ để trình bày. Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung Cá nhân làm việc độc lập với SGK, ghi nhớ thông tin. Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến Đại diện nhóm trình bày trên tranh, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Hooc môn glucazôn (tuyến tuỵ) và Cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) làm tăng đường huyết ngoài ra AĐrê nalin, Nôađrênalin phần tuỷ tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết, sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động -> đảm bảm các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường. IV – Củng cố: 1. Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết. Lấy VD nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong. V – Dặn dò: Học bài theo nội dung SGK Ngày 11 tháng 4 .năm 2011 Tiết 63: Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ I – Mục tiêu: HS phải kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó. Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng. HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ. Nêu rõ được đặc điểm đặc biệt của trứng Rèn các KN quan sát tranh hình, nhận biết KT – hoạt động nhóm. GD nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể. II - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ bảng 60 SGK III – Tiến hành bài giảng A – Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1. Tuyến yên có vai trò như thế nào đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác? 2. Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? B – Bài mới 1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của từng bộ phận Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Hỏi Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? Hỏi: Chức năng của từng bộ phận là gì? Hoàn thành BT điền từ vào chỗ trống Cho đại diện các nhóm lên chỉ trên tranh GD ý thức nghiêm túc. HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 60.1 trong SGK, ghi nhớ KT. - TĐ nhóm, thống nhất ý kiến, nêu được các TP chính của cơ quan sinh dục - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Cơ quan sinh dục nam gồm: - Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng - Túi tinh: Là nơi chứa tinh trùng - ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh - Dương vật: Đưa tinh trùng ra ngoài - Tuyến hành, tuyến tiền liệt tiết dịch nhờn. 2. Tìm hiểu về sự sản sinh tinh trùng và đặc điểm sống của tinh trùng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Hỏi: Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi nào Hỏi: Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu và như thế nào? Hỏi: Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái, cấu tạo và hoạt động sống? GV giảng giải thêm quá trình giảm phân hình thành tinh trùng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng của loài. GV nhấn mạnh hiện tượng xuất tinh đầu tiên ở HS nam là dấu hiệu tuổi dậy thì. Hỏi: ở ngoài môi trường tự nhiên, tinh trùng sống được bao lâu? Hỏi: Tinh trùng có được sản sinh ra liên tục không? Hỏi: Tinh trùng không được phóng ra ngoài thì chứa ở đâu? HS nghiên cứu thông tin trong SGK, ghi nhớ KT. - TĐ nhóm, thống nhất ý kiến (sự sản sinh tinh trùng từ TP gốc qua phân chia dẫn đến thanh tinh trùng. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận: Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. Tinh trùng nhỏ có đuôi dài, di chuyển. Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và tinh trùng Y. Tinh trùng sống được từ 3 đến 4 ngày. 1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của các bộ phận Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Hỏi Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? Hỏi: Chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ là gì? Hoàn thành BT điền từ vào chỗ trống Cho HS thảo luận toàn lớp Đánh giá kết quả của từng nhóm, hoàn thiện kiến thức. GV giảng thêm về vị trí của tử cung, buồng trứng và 1 số bệnh thường có ở HS nữ. GD ý thức giữ vệ sinh ở em nữ do cơ quan sinh dục có cấu tạo phức tạp để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng HS nghiên cứu thông tin trong SGK, ghi nhớ KT. - TĐ nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thành câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ở H 61.1, H61.2. Nhóm khác bổ sung. Đại diện nhóm khác trình bày nội dung chức năng và BT. Nhóm khác nhận xét, bổ sung HS đọc đoạn BT đã hoàn chỉnh. Kết luận: Cơ quan sinh dục nữ gồm: - Buồng trứng: Nơi sản sinh ra trứng - ống dẫn, phễu thu trứng và dẫn trứng - Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh - Âm đạo: Thông với tử cung - Tuyến tiền đình: Tiết dịch 2. Tìm hiểu sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV nêu vấn đề: Hỏi Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? Hỏi: Trứng được sinh ra từ đâu và như thế nào? Hỏi: Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống? GV đánh giá kết quả của nhóm, giúp HS hoàn thiện KT GV giảng thêm quá trình giảm phân hình thành trứng. Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Hỏi: Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ? Hỏi: Tại sao nói trứng di chuyển trong ống dẫn? Hỏi: Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang NST X còn tinh trùng có 2 loại mang NST X và NST Y. Hỏi: Trứng rụng làm thế nào vào được ống dẫn trứng. HS nghiên cứu thông tin trong SGK và tranh ảnh, ghi nhớ KT. - Thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung Kết luận: Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì, trứng lớn hơn tinh trùng chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển. Trứng có 1 loại mang NST X. Trứng sống được từ 2 đến 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai. IV – Củng cố: Cho HS làm bài tập trang 189 bằng phiếu học tập, cho HS chấm chéo. GV thông báo đáp án. V – Dặn dò: Đọc mục “em có biết” Trả lời các câu hỏi trong SGK Ngày 15 tháng 4 .năm 2011 Tiết 65: Ôn tập học kỳ II I – Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức đã học trong năm. Nắm chắc kiến thức cơ quản trong học kỳ II, Rèn KN vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức. Tư duy tổng hợp khái quát hoá, hoạt động nhóm. GD ý thức học tập, ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh bệnh tật. II - Đồ dùng học tập: Tranh một số hệ cơ quan, cơ chế điều hoà bằng TK và thể dịch, tranh TB, bảngphụ. III – Tiến hành bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV cho các nhóm hoàn thành bảng từ H66.1 đến H 66.8. Mỗi nhóm 2 bảng. GV cho các nhóm bổ sung hoàn chỉnh luôn kiến thức ở từng bảng. Thông báo kiến thức đúng theo bảng phụ Các nhóm trao đổi, hoàn thành nội dung của mình. Đại diện nhóm trình bày kết quả theo thứ tự nhóm trong SGK. Nhóm khác nhận xét bổ sung. HS có thể đọc lại nội dung của từng bảng kiến thức. ------------Hết-----------
Tài liệu đính kèm: