Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập

Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập

. Kiến thức:

 Giải thích và củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc với nhau.

 2. Kỹ năng:

 - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước

 - Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh bước đầu tập suy luận, tích cực trong học tập

II/ Đồ dùng dạy học

 - GV: Thước kẻ, ê ke, giấy rơi, bảng phụ

 - HS: Giấy rời, êke, bảng phụ

III/ Phương pháp dạy học

 - Dạy học tích cực, trực quan

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
 - Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng
 - Cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng
 - Làm bài tập: 13, 14, 15, 16 (SGK - 86, 87)
Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết 4. Luyện tập
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Giải thích và củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 2. Kỹ năng:
 - Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước
 - Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh bước đầu tập suy luận, tích cực trong học tập
II/ Đồ dùng dạy học
 - GV: Thước kẻ, ê ke, giấy rơi, bảng phụ
 - HS: Giấy rời, êke, bảng phụ
III/ Phương pháp dạy học
 - Dạy học tích cực, trực quan
IV/ Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra bài cũ (8 phút)
 ? Thế nào là hai đường thẳng vuông góc. Cho xx’ và O thuộc xx’ vẽ yy’ đi qua O và vuông góc với xx’
? Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng. Cho đoạn thẳng AB = 3 cm vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB
- GV đánh giá, nhận xét và cho điểm
- a là đường trung trực của đoạn thẳng AB
 3. Các hoạt động dạy học
3.1Hoạt động 1: Kiểm tra các đường thẳng vuông góc( 15 phút)
a) Mục tiêu: 
 HS kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc hay không vuông góc
b) Đồ dùng: Tờ giấy , thước thẳng, ê ke, bảng phụ
c) Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài 12
? Câu nào đúng câu nào sai, hãy vẽ hình minh hoạ
- GV đánh giá và nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi bài 17
? Muốn kiểm tra xem các đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không làm thế nào 
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra 
HS đọc bài 12
+ Câu a đúng.
+ Câu b sai.
- HS vẽ hình minh hoạ.
- HS cùng nhận xét
- HS quan sát và xác định yêu cầu của bài 17
- Dùng êke đặt cạnh vuông thứ nhất của êke trùng với đường thẳng a 
Di chuyển eke lại nếu cạnh góc vuông thứ hai trùng với a’ thì aa’ 
- 3 HS lên bảng kiểm tra
Dạng 1: Kiểm tra các đường thẳng vuông góc
Bài 12 ( SGK - 86 )
+ Câu a đúng.
+ Câu b sai.
Bài 17 ( SGK - 87 )
a) aa’
b) aa’
c) aa’
3.2 Hoạt động 2: Vẽ hình theo diễn đạt( 20 phút)
a) Mục tiêu: 
 HS vẽ được hình theo yêu cầu của đàu bài
b) Đồ dùng: Thước thẳng, ê ke, thước đo góc
c)Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài 18
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ theo các bước
+ Vẽ góc 
+ Vẽ d1 vuông góc với Ox tại B
+ Vẽ d2 vuông góc với Oy tại C
- GV nhận xét và chốt lại cách vẽ
- Yêu cầu HS đọc bài 20
? Cho biết vị trí của 3 điểm A, B, C có thể xẩy ra 
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu của bài 20
- GV nhận xét và chốt lại
- HS đọc bài 18 
- 1 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS đọc bài 20
+ Ba điểm A, B, C thẳng hàng
+ Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
- HS1: Vẽ hình trường hợp A, B, C thẳng hàng
- HS2: Vẽ hình trong trường hợp A, B, C không thẳng hàng
- HS lắng nghe
Dạng II: Vẽ hình theo diễn đạt:
Bài 18 ( SGK - 86 )
Bài 20 ( SGK - 87 )
TH1: 
TH2:
 4. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút )
 - Xem lại các bài tập đã chữa
 - Đọc trước bài các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4 -.doc