Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 4 - Tiết 8 - Bài 8 : Các loại rễ, các miền của rễ (tích hợp)

Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 4 - Tiết 8 - Bài 8 : Các loại rễ, các miền của rễ (tích hợp)

- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.

- Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.

- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.

- Trình bày được cấu tạo của rễ (giới hạn ở miền hút).

- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.

- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1099Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 4 - Tiết 8 - Bài 8 : Các loại rễ, các miền của rễ (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương II: RỄ
Mục tiêu chương:
- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
- Trình bày được cấu tạo của rễ (giới hạn ở miền hút).
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
 Tuần 4 - Tiết: 08
Ngày dạy: Bài 8 : CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ 
	 (TÍCH HỢP)
1. MỤC TIÊU
 a- Kiến thức:
- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.
 b- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
 c- Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. CHUẨN BỊ:
 a- Giáo viên:
- Một số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành...
	- Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29.
	Bảng phụ ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ. Phiếu học tập.
Bài tập
Nhóm
A
B
1
Tên cây
2
Đặc điểm chung của rễ
3
Đặt tên rễ
 b- Học sinh:
Chuẩn bị cây có rễ: cây cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Hoạt động nhóm + thực hành.
 4. TIẾN TRÌNH:
1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh.
2). Kiểm tra bài cũ : 
 - Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? (10đ)
+ Quá trình phân bào: Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. (5đ)
 + Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. (5đ)
3). Giảng bài mới :
	Hoạt động GV
Nội dung
Hoạt động 1: các loại rễ 
+ Mục tiêu: Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây. Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.
- GV: Nêu vai trò của rễ đối với cây?
+ HS .
- GV: giới thiệu cơ quan rễ là cơ quan sinh dưỡng và vai trò của rễ đối với cây là: Giữ cho cây mọc được trên đất. Hút nước và muối khoáng hòa tan.
a/ Vấn đề 1: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ.
- GV yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào vở hoạt động theo nhóm.
+ HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn.
+ Kiểm tra quan sát thật kĩ tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm.
- Yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập.
+ Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập ở bài tập 1.
- GV lưu ý giúp đỡ HS trung bình và yếu.
- GV chưa chữa bài.
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2, đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 SGK trang 29 để HS quan sát.
* Bài tập: HS quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước các rễ, các mọc trong đất, kết hợp với tranh (có rễ to, nhiều rễ nhỏ), ghi vào phiếu tương tự với rễ cây nhóm B.
- GV chữa bài tập 2, sau khi nghe phần phát biểu và bổ sung của các nhóm, GV chọn 1 nhóm hoàn thành phiếu tốt nhất nhắc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng.
+ HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
+ HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.
- GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ.
+ HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, thống nhất tên rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm.
- Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV chỉnh lại là rễ cọc.
- Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
+ HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to kết quả cho cả lớp cùng nghe.
- GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập s số 2 SGK trang 29.
+ HS chọn nhanh và 1- 2 em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
* Vấn đề 2: Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm qua tranh, mẫu...
- GV cho HS cả lớp xem rễ cây rau dền và cây nhãn, hoàn thành 2 câu hỏi.
+ HS hoạt động cá nhân quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
- GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức, sửa chỗ sai.
+ HS tự đánh giá câu trả lời của mình. Quan sát phiếu chuẩn kiến thức để sửa chữa nếu cần.
- GV đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.
1) Các loại rễ.
a/ Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ.
- Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
b/ Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm qua tranh, mẫu...
- Rễ cọc: Có một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Ví dụ: Cây rau cải, cây mít, cây đậu.
- Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau mọc toả từ gốc thân thành chùm.
- Ví dụ: Cây hành, cỏ dại, ngô.
Phiếu kiến thức chuẩn
BT
Nhóm
A
B
1
- Tên cây
- Cây rau cải, cây mít, cây đậu.
Cây hành, cỏ dại, ngô.
2
- Đặc điểm chung của rễ
- Có một rễ cái to, khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau mọc toả từ gốc thân thành chùm.
3
-Đặt tên rễ
- Rễ cọc
- Rễ chùm
Hoạt động 2: các miền của rễ
+ Mục tiêu: Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
- GV: cho tự HS nghiên cứu SGK trang 30.
+ HS làm việc độc lập: đọc nội dung trong khung kết hợp với quan sát tranh và chú thích, ghi nhớ kiến thức.
a/ Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ
- GV treo tranh câm các miền của rễ đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ trên bàn, HS chọn và gắn vào tranh.
+ 1 HS lên bảng gắn các tấm bìa viết sẵn để xác định được các miền.
+ HS khác theo dõi, nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- Rễ có mấy miền? Kể tên các miền?
+ HS trả lời câu hỏi, cả lớp ghi nhớ 4 miền của rễ.
b/ Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ.
- Chức năng chính của các miền của rễ?
+ Tương tự 1 HS lên gắn các miếng bìa viết sẵn chức năng vào các miền cho phù hợp.
+ HS theo dõi, nhận xét.
+ Trả lời câu hỏi của GV về chức năng các miền của rễ.
* GDHN:
- Liên hệ với các kiến thức trong nông nghiệp như: trồng lúa, trồng rau, củ, quả  Các vùng tiềm năng trồng cây công nghiệp, cây lương thực và hoa màu.
2). Các miền của rễ:
- Rễ có 4 miền:
+ Miền trưởng thành có các mạch dẫn: có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
4). Củng cố luyện tập: 
- Yêu cầu HS kể tên 10 cây rễ cọc, 10 cây rễ chùm.
- HS làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào đầu câu đúng:
Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền?
a. Miền trưởng thành	b. Miền hút	c. Miền sinh trưởng	 d. Miền chóp rễ
Đáp án: a
5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị: Quan sát hình 10.1, 10.2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của miền hút (bảng thông tin SGK tr.32).
* Rút kinh nghiệm:
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8.doc