a- Kiến thức:
- Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
b- Kỹ năng:
- Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật.
- Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiển vi.
- Thực hành: quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vẩy hành, tế bào cà chua.
- Vẽ tế bào quan sát được.
c- Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
Tuần 3 - Tiết: 05 THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU a- Kiến thức: - Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín). b- Kỹ năng: - Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật. - Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiển vi. - Thực hành: quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vẩy hành, tế bào cà chua. - Vẽ tế bào quan sát được. c- Thái độ: - Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ. - Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được. 2. CHUẨN BỊ: a- Giáo viên: - GV: kính hiển vi. Dụng cụ tách tế bào b- Học sinh: - Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hoạt động nhóm nhỏ + thực hành. 4. TIẾN TRÌNH: 1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh. 2). Kiểm tra bài cũ : 3). Giảng bài mới : Yêu cầu của bài thực hành: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày). - GV yêu cầu HS: + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành. + Vẽ lại hình khi quan sát được. + Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn. - GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như: kinh mũi mác, dao, lọ nước, côngtơhut, gấy thấm, lam kính... - GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua. Hoạt động GV Nội dung Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi + Mục tiêu: - GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính. + HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV. - GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát. - GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. + Tiến hành làm chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. + Sau khi đã quan sát được cố gắng vẽ thật giống mẫu. Hoạt động 2: Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính + Mục tiêu: - GV giới thiệu hình SGK (Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua) : + HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào. + Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. + Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua. - GV hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình. - Nếu còn thời gian GV cho HS đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát được cả 2 tiêu bản. 1). Quan sát tế bào dưới kính hiển vi: * Làm tiêu bản: - Nội dung (SGK tr. 21,22). 2). Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính: - HS vẽ hình vào vở. 4). Củng cố luyện tập: - HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả. - GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả), - Yêu cầu HS lau kính, xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học. 5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27. - Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật. * Rút kinh nghiệm: --------&--------
Tài liệu đính kèm: