. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
2.2. Kỹ năng:
- Biết cách là thí nghiệm lá cây thoát hơi nước.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm. Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh, hay có gió thổi nhiều.
3.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê môn học, ham hiểu biết.
2. TRỌNG TÂM
- Nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
Bài: 24 Tiết PPCT : 27 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 14 PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Học sinh trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí. 2.2. Kỹ năng: - Biết cách là thí nghiệm lá cây thoát hơi nước. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm. Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh, hay có gió thổi nhiều. 3.3. Thái độ: - Giáo dục lòng say mê môn học, ham hiểu biết. 2. TRỌNG TÂM - Nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 24.3 SGK. 3.2. Học sinh: Xem lại bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hô hấp là gì? ý nghĩa của hô hấp đối với cây? (10đ). - Hô hấp là quá trình: cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước..(5đ) - Ý nghĩa: giúp cho cây phát triển bình thường.(5đ) Câu 2: Viết sơ đồ hô hấp? Hô hấp diễn ra trong thời gian nào? Nhắc lại chức năng của lỗ khí?(10đ) - Chất hữu cơ + khí ôxi Năng lượng + khí cacbonic + hơi nước. (6đ) - Cây hô hấp suốt ngày đêm. (2đ) - Trao đổi khí và thoát hơi nước. (2đ) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? - GV cho HS nghiên cứu độc lập SGK trả lời 2 câu hỏi. - HS đọc mục thông tin £ SGK trả lời câu hỏi của giáo viên. - Một số HS đã dự đoán điều gì? - Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã làm gì? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để lựa chọn thí nghiệm. - HS trong nhóm tự nghiên cứu 2 thí nghiệm quan sát hình 24.3 trả lời câu hỏi mục s SGK trang 81, sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời. - GV tìm hiểu số nhóm chọn thí nghiệm 1 hoặc thí nghiệm 2 (ghi vào góc bảng). - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên thí nghiệm và giải thích lí do chọn của nhóm mình. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phải biết trong lớp nhóm nào lựa chọn thí nghiệm của Dũng, Tú và nhóm nào chọn thí nghiệm của Tuấn, Hải. - GV lưu ý tạo điều kiện cho các nhóm trình bày ý kiến nếu có nhiều ý kiến chưa thống nhất thì cho tranh luận nhưng theo gợi ý của GV. VD: cho HS nhắc lại dự đoán ban đầu sau đó xem lại thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú đã chứng minh được điều nào của dự đoán, còn nội dung nào chưa chứng minh được? Thí nghiệm của nhóm Tuấn, Hải chứng minh được nội dung nào? giải thích? - Sau khi đã thảo luận xong GV hỏi: Sự lựa chọn nào là đúng? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm giải thích sự lựa chọn của nhóm mình theo gợi ý của giáo viên. - GV chốt lại đáp án đúng như trong sách giáo viên cho HS rút ra kết luận. - GV cho HS nghiên cứu SGK hình 24.3 SGK trang 81. Hoạt động 2: ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá. - GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: + Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây? - HS hoạt động độc lập đọc thông tin £ SGK để trả lời câu hỏi của GV. - Yêu cầu nêu được: + Tạo sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. + Làm dịu mát cho lá. + HS trình bày ý kiến và HS khác bổ sung. - GV tổng kết lại ý kiến của HS, cho HS rút ra kết luận. Hoạt động 3: những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời 2 câu hỏi SGK trang 82. - HS đọc thông tin mục £ SGK và trả lời 2 câu hỏi mục s SGK trang 82. - GV gợi ý HS sử dụng kết luận ở hoạt động 2 và những câu hỏi nhỏ sau để trả lời: - Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều? - Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì? - Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau, rút ra kết luận. - Qua bài học em hiểu được những gì? 1) Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu: - Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá: - Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô. 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: - Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Đáp án câu 1: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. - Câu 2: Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước? - Đáp án câu 2: Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Học các nội dung của bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục: “Em có biết”. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá biến dạng khác. 5. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: