Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1 : Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1 : Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1- Kiến thức

 - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống

 - Nêu được những đặc điểm chủ yếu cuả cơ thể sống

 - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 2- Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sing vật.

 3- Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học

 

doc 167 trang Người đăng levilevi Lượt xem 913Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1 : Đặc điểm của cơ thể sống (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY SINH HỌC 6
Cả năm: 37 tuần - 70 tiết 
Học kỳ I: 19 tuần - 36 tiết 
Học kỳ II: 18 tuần - 34 tiết 
Tuần
Tiết
Bài Dạy
Ghi Chú
Đặc điểm của cơ thể sống
MỞ ĐẦU
SINH HỌC
Nhiệm vụ của Sinh học
Đặc điểm chung của thực vật; Có phải tất cả thực vật đều có hoa
Kính lúp, kính hiển vi, cách sử dụng
Chương I:
TẾ BÀO THỰC VẬT
Quan sát tế bào thực vật
Cấu tạo tế bào thực vật
Sự lớn lên và phân chia của tế bào
Các lọai rễ, các miền của rễ
Chương II:
RỄ
Cấu tạo miền hút của rễ
Sự hút nước và muối khóang của rễ
Biến dạng của rễ
Thực hành – Quan sát biến dạng của rễ
Cấu tạo ngòai của thân
Chương III:
THÂN
Thân dài ra do đâu ?
Cấu tạo trong của thân non
Thân to ra do đâu
Vận chuyển các chất trong thân
Biến dạng của thân
Ôân tập
Kiểm tra 1 tiết
Đặc điểm bên ngoài của lá
Chương IV:
LÁ
Cấu tạo trong của phiến lá
Quang hợp
Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp - ý nghĩa của quang hợp
Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp - ý nghĩa của quang hợp ( Tiếp)
Cây có hô hấp không?
Phần lớn nước vào cây đi đâu?
Biến dạng của lá
Bài tập ( Chữa một số bài tập trong Vở bài tập Sinh học 6 – NXB Giáo dục )
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Chương V:
SSS DƯỠNG
Sinh sản sinh dưỡng do con người
Cấu tạo và chức năng của hoa
Chương VI:
HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Các loại hoa
Ôân tập học kỳ I
Kiểm tra học kỳ I
Thụ phấn 
HỌC KỲ II
Thụ phấn ( tiếp theo )
Thụ tinh, kết quả và tạo hạt
Các loại quả 
Chương VII:
QUẢ VÀ HẠT
Hạt và các bộ phận của hạt
Phát tán của quả và hạt
Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm
Tổng kết về cây có Hoa
Tổng kết về cây có Hoa(tt)
Tảo
Chương VIII:
CÁC NHÓM
 THỰC VẬT 
Rêu-Cây riêu
Quyết-Cây dương xỉ
Ôân tập
Kiểm tra 
Hạt trần-Cây thông
Hạt kín-Đặc điểm của thực vật hạt kín
Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Sự phát triển của giới thực vật
Nguồn gốc cây trồng
Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
Chương IX:
VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người(tt)
Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Vi khuẩn
Chương X:
VI KHUẨN
NẤM
ĐỊA Y
Nấm
Nấm ( Tiếp theo)
Địa y
Bài tập ( Chữa một số bài tập trong Vở bài tập Sinh học 6 – NXB Giáo dục )
Ôân tập
Kiểm tra học kì II
Tham quan thiên nhiên
Tham quan thiên nhiên(tt)
Tham quan thiên nhiên(tt)
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 12/08/2010
Tuần 1 - Tiết 1:
Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1- Kiến thức
 - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống 
 - Nêu được những đặc điểm chủ yếu cuả cơ thể sống 
 - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
 2- Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sing vật.
 3- Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học 
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh kẽ sẵn bảng đặc điểm cơ thể sống ( chưa điền kết quả đúng) 
- Tranh vẽ một vài động vật đang ăn cỏ, đang ăn thịt.
- Tranh vẽ sự trao đổi khí ở của đv và tv 
- Phiếu học tập cho học sinh .
- Học sinh xem trước bài + SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1). Tổ chức ổn định : Nắm sĩ số lớp, vệ sinh ( 1’)
2). Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 
3). Phát triển bài :
à Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất chung quanh ta . Chúng có thể là vật sống hoặc là vật không sống. Vậy sống có những điểm gì khác với vật không sống? - Chúng ta nghiên cứu bài đầu chương trình là :
Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
TG
Hoạt động GV
Hoạt đôïng HS
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. Tìm hiểu một số đặc điểm của vật sống.
18’
+ Mục tiêu: Biết nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài
- Quan sát xung trường, ở nhà em hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết?
- GV chọn ra 3 ví dụ để thảo luận.
? Cây bàng, con mèo cần những điều kiện gì để sống?
? Viên gạch có cần những điều kiện giống cây bàng, con mèo không?
- Con mèo hay cây bàng được nuồi trồng sau thời gian có lớn lên không? – có sự lớn lên, tăng kích thước.
- Viên gạch thì sao? – không lớn lên, không tăng kích thước.
- Từ những đặc điểm trên các em hãy cho biết điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống?
? Thế nào là vật sống?
- Thí dụ vật sống.
? Thế nào là vật không sống
- Thí dụ vật không sống.
- Hs cho ví dụ một vật sống có trong môi trường xung quanh? để trao đổi thảo luận .
- Từ những ý kiến thảo luận của lớp tìm ra đâu là động vật, thực vật, đồ vật .
- Từ sự hiểu biết trên học sinh cho biết đâu là vật sống và vật không sống ?
? Vật sống cần những điều kiện nào để sống? 
( ví dụ như con gà, cây đậu ....)
- Còn vật không sống thì có như vật sống không ?
( ví dụ như hòn đá , viên gạch ...)
? Từ những ý kiến trao đổi trên hỏi học sinh những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống .
1). Nhận dạng vật sống và vật không sống.
- Thí dụ: Con mèo, viên gạch, cây bàng.
- Vật sống là vật lớn lên sau thời gian được nuôi, trồng.
- Ví dụ: con gà, cây đậu
- Vật không sống là vật không có tăng về kích thước , di chuyển
- Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản
- Vật không sống không có những đặc điểm như vật sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm cơ thể sống
15’
+ Mục tiêu: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất và lớn lên
- GV treo bảng kẻ sẳn mẫu như SGK hướng dẫn học sinh cách đánh dấu các mục cần thiết theo bảng 
- Có thể gợi ý cho học sinh vấn đề trao đổi các chất của ơ thể.
- Mời hs lên bảng điền vào các ô của bảng, các em còn lại quan sát nhận xét.
2). Đặc điểm cơ thể sống
Hs hoàn thiện bảng trong SGK
Tóm lại : Đặc điểm cơ thể sống là trao đổi chất với môi trường ( lấy chất cần thiết, thải những chất không cần thiết) thì cơ thể mới tồn tại; Có sự lớn lên, sinh sản và cảm ứng với môi trường.
8’
4). Củng cố: 
Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau.
Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
3’
5). Hướng dẫn học ở nhà : 
- Làm bài tập 2 trang 6 SGK 
- Xem trước bài nhiệm vụ sinh học 
- Kẻ bảng bài 2 vào vở bài tập
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày tháng năm 2010
Tổ CM
Ngày tháng năm 2010
BGH
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 12/08/2010
Tuần 1 - Tiết 2:
Bài 2 : NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
- Nêu một vài ví dụ cho biết sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt, lợi hại của chúng .
- Kể tên bốn nhóm sinh vật chính : Động vật , thực vật , vi khuẩn , nấm.
- Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng
2 – Kỹ năng 
 - Quan sát so sánh
3 - Thái đo
 - Yêu thiên nhiên và môn học
III. CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên
 Tranh vẽ đại diện bốn nhóm SV chính
- HS : xem trước bài, kẻ bảng ở SGK
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
TG
Hoạt động GV
Hoạt đôïng HS
(1’)
( 5’)
1. Ổn định lớp : sỉ số, tác phong học sinh, vệ sinh lớp 
Kiểm tra bài cũ : 
Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau ?
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của cơ thể sống ?
Đáp án
Câu 1:
- Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản
- Vật không sống không có những đặc điểm như vật sống.
Câu 2: Đặc điểm cơ thể sống là trao đổi chất với môi trường ( lấy chất cần thiết, thảy những chất không cần thiết) thì cơ thể mới tồn tại; Có sự lớn lên, sinh sản và cảm ứng với môi trường.
- Gọi HS khác nhận 
- GV cho điểm
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài
Sinh học và bộ môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên .Có nhiều loại sinh vật khác nhau như : động vật , thực vật ,vi khuẩn, nấm ,..
Quan niệm trước đây sinh vật có hai loại :giới ĐV và giới TV bao gồm cả vi khuẩn và nấm.
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự đa dạng các sinh vật trong tự nhiên
17’
+ Mục tiêu: Giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi có liên quan 
- Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú chúng được phân bố rộng rải, khắp nơi, điều kiện càng thuận lợi thì sinh vật phát triển càng nhiều.
- GV treo tranh sv trong tự nhiên và giải thích. 
- GV cho học sinh điền vào bảng đã chuẩn bị trước .
- GV kẻ bảng ở SGK lên bảng
- GV gọi học sinh trả lời các VD ở trong bảng chọn ra câu đúng
- GV nhận xét từng cột, nơi ở, kích thước các SV và tổng hợp thành nhận xét chung .
- Nhìn vào bảng ta thấy trong các SV có loại TV ,ĐV , có loại không phải là TV, ĐV chúng có kích thước nhỏ, dưới mắt thường không nhìn thấy GV treo bảng 4 nhóm sinh vật chính .
- Trong tự nhiên sinh vật đa dạng, được phân 4 nhóm có đặc điểm, hình dạng , cấu tạo, hoạt động sống ?
 Xác định các nhóm sinh vật chính .
? Nhìn vào bảng xếp riêng loại nào là TV , ĐV không phải ĐV , TV 
? Chúng thuộc nhóm nào của SV 
GV chỉnh lí câu trả lời của HS , giới thiệu hình xác định nhóm SV.
Những sinh vật này sống ở đâu?
GV trao đổi với HS từng loại Sv sống ở từng môi trường
Chúng có quan hệ gì không?
1). Sinh vật trong tự nhiên
a). Sự đa dạng của thế giới sinh vật
- HS hoàn thiện bảng SGK vào tập ... : Thực vật cung cấp oxi và thức ăên cho động vật.
- Cho học sinh xem tranh (H6.1)(H8.1)
 - Thực vật là thức ăn của động vật làm bài tập SGK.
 - Lượng oxi mà thực vật nhả ra có ý nghĩa gì đối với các sinh vật khác?
 - Làm bài tập nêu ví dụ về động vật ăn thực vật điền bảng theo mẫu SGK rút ra nhận xét gì?
 - Cho học sinh thảo luận chung cả lớp.
 nhận xét quan hệ giữa động vật và thực vật là gì?
 - Giáo viên bổ sung sửa chửa nếu cần.
 - Giáo viên đưa thêm thông tin về thực vật gây hại cho động vật (như SGK)
 - Học sinh trao đổi thảo luận theo 3 câu hỏi ở mục 1.
 - Học sinh quan sát sơ đồ trao đổi khí nói về vai trò của thực vật thấy được nếu không có cây xanh thì động vật (và con người) sẽ chết không có oxi.
 - Học sinh tìm các ví dụ về động vật ăn các bộ phận khác nhau của cây điền đủ 5 cột trong bảng
 - Một vài học sinh trình bày bổ sung sửa sai.
 rút ra nhận xét về quan hệ giữa thực vật và động vật.
Kết luận: Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
Hoạt động 2 : Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Cho học sinh quan sát tranh thực vật là nơi sống của động vật.
 + Rút ra nhận xét gì?
 + Trong tự nhiên, có động vật nào lấy cây làm nhà nữa không?
 - Giáo viên cho học sinh trao đổi chung ở lớp.
 - Giáo viên bổ sung, sửa chửa.
- Học sinh hoạt động nhóm.
 - Học sinh nhận xét thực vật là nơi ở làm tổ của động vật.
 - Học sinh trình bày tranh ảnh đã sưu tầm về động vật sống trên cây. Học sinh khác bổ sung nên tìm các loài động vật khác nhau.
 - Học sinh tự tổng kết và rút ra nhận xét về vai trò thực vật cung cấp nơi ở cho động vật.
Kết luận: thực vật cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật.
Kết luận chung: học sinh đọc SGK.
4. Kiểm Tra Đánh Giá:
	Trong chuỗi liên tục sau đây:
	Thực vật động vật ăn cỏ động vật ăn thịt
	Hoặc:
	Thực vật động vật người
	Hãy thay thế các từ thực vật bằng tên cây hoặc con vật cụ thể.
5. Dặn Dò:
	- Học kết luận, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	- Sưu tầm tranh ảnh về một số cây quả có giá trị sử dụng hoặc gây hại cho con người.
KÝ DUYỆT BÀI GIẢNG
Ngày tháng năm 2011
 CM Tổ 
Ngày tháng năm2011
BGH 
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 23/03/2011
Tuần 31- Tiết59
Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI
ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (tiếp)
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng hai mặt đối với con người thông qua việc tìm được một số ví dụ về cây có ích và một số cây có hại.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng.
 3. Thái độ hành vi: Có ý thức thực hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.
II.CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập theo mẫu SGK
	- Tranh cây thuốc phiện, cần sa
	- Một số hình ảnh hoặc mẫu tin về người mắc nghiện ma túy để học sinh thấy rõ tác hại.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	Mở bài: SGK 
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm bài cũ : 
+TV có vai trò gì đối với môi trường; với động vật?
+HS làm bài tập 3 SGK – Tr 154?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: 
Hoạt động 1 : Những cây có giá trị sử dụng
- Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày (không yêu cầu kể tên cụ thể)
 - Để phân biệt cây cối theo công dụng, người ta đã chia chúng thành các nhóm.
 phát phiếu học tập trong khi học sinh làm bài tập giáo viên kẻ phiếu lên bảng.
 - Tổ chức thảo luận lớp.
 - Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu cần) có thể cho điểm nhóm làm tốt từ bảng trên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét các công dụng của thực vật
- Học sinh có thể kể, cung cấp thức ăn, gỗ làm nhà, thuốc quý,
 - Học sinh thảo luận nhóm, điền phiếu học tập 
ghi tên cây
 + Xếp loại theo công dụng 
 - 1, 2 đại diện các nhóm lên bảng tự ghi tên cây và đánh dấu cột công dụng.
 các nhóm bổ sung hoàn chỉnh
 - Học sinh phát biểu nhận xét
Kết luận: thực vật có công dụng nhiều mặt cung cấp lương thực, thực phẩm
 + Có khi cùng một cây
Hoạt động 2 : Những cây có hại cho sức khỏe con người:
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK.
 - Quan sát H48.3,4 trả lời câu hỏi.
 - Kể tên cây có hại và tác hại của chúng.
Giáo viên phân tích.
Với những cây có hại sẽ gây tác hại lớn khi dùng liều lượng cao và không đúng cách.
 - Giáo viên đưa:
 - Một số hình ảnh người mắc nghiện ma túy.
 + Tổ chức lớp trao đổi về thái độ bản thân trong việc bài trừ những cây có hại và tệ nạn xã hội.
- Đọc thông tin quan sát H48.3, 48.4 nhận biết cây có hại.
 - Học sinh có thể kể tên 3 cây có hại như SGK hoặc có thể kể thêm một số cây khác và nêu tác hại học sinh khác bổ sung.
 - Học sinh trực tiếp thấy rõ tác hại.
 - Học sinh thảo luận đưa ra những hành động cụ thể.
 + Chống sử dụng chất ma túy.
Kết luận chung: học sinh đọc SGK.
4. Kiểm tra đánh giá: Sử dụng câu hỏi SGK 
5. Dặn dò:
	- Học bài trả lời câu hỏi SGK
	- Đọc “Em có biết”
	- Sưu tầm tin, hình ảnh về tình hình phá rừng hoặc phong trào trồng cây gây rừng.
KÝ DUYỆT BÀI GIẢNG
Ngày tháng năm 2011
 CM Tổ 
Ngày tháng năm2011
BGH 
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 23/03/2011
Tuần 31- Tiết 60
Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì?
	- Hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên vài loại thực vật quý hiếm.
	- Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật.
	- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
 2. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng khái quát, hoạt động nhóm
 3. Thái độ hành vi:Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.
II.CHUẨN BỊ:
	- Tranh một số thực vật quý hiếm
	- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm bài cũ : 
+TV có vai trò gì đối với đời sống con người?
+Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài:
Hoạt động 1 : Đa dạng của thực vật là gì?
- Cho học sinh kể tên những thực vật mà em biết.
 - Chúng thuộc những ngành nào? Sống ở đâu?
Giáo viên tổng kết dẫn học sinh tới khái niệm đa dạng của thực vật là gì?
- Học sinh thảo luận nhóm.
 - Gọi học sinh trình bày tên thực vật học sinh khác bổ sung.
 - Một số học sinh nhận biết chúng thuộc những ngành nào và những cây đó sống ở môi trường nào?
 - Học sinh nhận xét khái niệm về tình hình thực vật ở địa phương.
 - Khái niệm học sinh đọc đoạn mục 1
Hoạt động 2 : Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật:
 - Yêu cầu đọc thông tin mục 2a
 thảo luận: vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật.
 - Giáo viên bổ sung tổng kết lại về tính đa dạng cao của thực vật ở Việt Nam – yêu cầu học sinh tìm một số thực vật có giá trị kinh tế và khoa học.
 b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam:
 - Giáo viên nêu vấn đề: ở Việt Nam, trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000 200.000 hình ảnh rừng nhiệt đới.
 - Cho học sinh làm bài tập sau:
 Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của thực vật:
(hãy điền dấu vào ô vàng cho từng trường hợp đúng)
1. chặt phá rừng làm rẫy
2. chặt phá rừng để buôn lậu
3. khoanh môi trường.
4. cháy rừng
5. lũ lụt
6. chặt cây làm nhà
 giáo viên chữa nếu cần (đáp án các nguyên nhân 1, 2, 4, 6)
 - Căn cứ vào kết quả bài tập hãy thảo luận nhóm nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả?
 - Giáo viên bổ sung chốt lại vấn đề.
 - Cho học sinh đọc thông tin về thực vật quí hiếm 
 Trả lời câu hỏi.
 + Thế nào là thực vật quí hiếm.
 + Kể tên một vài cây quí hiếm mà em biết?
 - Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Học sinh đọc thông tin tìm mục 2a khái niệm mục 1
 Thảo luận trong nhóm 
 + Đa dạng số lượng loài.
 + Đa dạng về môi trường.
 - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Việt Nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học.
 - Học sinh làm bài tập
 1, 2 học sinh báo cáo kết quả.
 các học sinh khác bổ sung.
 - Học sinh thảo luận nhóm phát biểu các nhóm bổ sung.
Kết luận:
 Nguên nhân SGK
 - Học sinh đọc thông tin để trả lời 2 câu hỏi 
 - 1, 2 học sinh phát biểu lớp bổ sung.
 * Thực vật quí hiếm là những loài thực vật có giá trị và xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
 - Giáo viên đặt vấn đề: vì sao phải bảo sự đa dạng của thực vật.
 - Cho học sinh đọc các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật yêu cầu học sinh nhắc lại 5 biện pháp.
 - Liên hệ bản thân có thể làm được gì.
Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi 
 - Học sinh đọc các biện pháp 1, 2 học sinh nhắc lại 5 biện pháp 
 - Học sinh thảo luận 
Ví dụ: tham gia trồng cây 
 Kết luận chung: học sinh đọc SGK
4. Kiểm tra đánh giá:
	- Sử dụng câu hỏi SGK 
5. Dặn dò:
	- Học bài trả lời câu hỏi SGK
	- Đọc “Em có biết”	
KÝ DUYỆT BÀI GIẢNG
Ngày tháng năm 2011
 CM Tổ 
Ngày tháng năm2011
BGH 
--------—–&—–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 6 TOAN TAP laphoachilinh.doc