Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nắm được nội dung các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: bảng nhóm

2. Phương pháp:

Phân tích mẫu, luyện tập.

III. Hoạt động dạy- học

1.Tổ chức:

9A 9B .

2. Kiểm tra:

Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất? Lấy VD

3. Bài mới:.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
9A.
9B.
Tiết 8 CáC PHƯƠNG CHÂM HộI THOạI
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm
2. Phương pháp:
Phân tích mẫu, luyện tập.
III. Hoạt động dạy- học 
1.Tổ chức:
9A9B.
2. Kiểm tra:
Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất? Lấy VD
3. Bài mới:.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu phương châm quan hệ
GV: Câu thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Điều gì xảy ra khi xuất hiện tình huống trong hội thoại như vậy?
HS : Khi đó, con người sẽ không giao tiếp với nhau được, không hiểu nhau
GV: Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì trong giao tiếp?
HS: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập - tránh nói lạc đề.
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu phương châm cách thức
GV: Thành ngữ có câu “Dây cà ra dây muống”, thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào?
HS trả lời.
GV: Cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
HS: Cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt, làm cho giao tiếp không đạt hiệu quả.
GV: Từ đó em có thể rút ra bài học gì?
HS: trả lời
HS: đọc truyện cười “Mất rồi”
GV : Vì sao ông khách có sự hiểu lầm như vậy? Lẽ ra cậu bé phải trả lời như thế nào?
HS: Ông khách hiểu lầm vì cậu bé trả lời quá rút gọn. 
..bố cháu về quê. Khi đi bố cháu có để lại mảnh giấy nhưng không may cháu làm cháy mất rồi ạ.
HS: đọc VD2
GV: nêu cách hiểu của bản thân.
HS: trả lời
GV: Qua truyện “ Mất rồi” và qua VD em rút ra được KL gì khi giao tiếp?
HS: trả lời, đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương châm lịch sự.
 HS: đọc mẩu chuyện trong SGK.
GV: vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
HS: Đó là tình cảm của hai người đối với nhau, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Cậu bé không tỏ ra khinh miệt xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
GV: Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
HS: trả lời, đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ4
HS: Làm bài 1,3 , nhận xét
GV: chữa
Hoạt động nhóm
N1: ý a
N2: ý b
N3: ý c
HS: thảo luận, trình bày, nhận xét
GV: chữa
I. Phương châm quan hệ.
1. Ví dụ (sgk)
2. Nhận xét: dùng chỉ tình huống hội thoại nói một đằng trả lời một nẻo, không đúng nội dung giao tiếp.
.
3. Kết luận:
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập - tránh nói lạc đề. 
II. Phương châm cách thức
1. Ví dụ (sgk)
2.Nhận xét:
Cách nói rườm rà, không rõ ràng, rành mạch.
3. Kết luận:
- Khi nói phải rành mạch, rõ ràng, ngắn gọn.
- Nói đầy đủ, tránh cách nói mơ hồ.
III. Phương châm lịch sự
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
Trong giao tiếp, dù người đối thoại ở địa vị xã hội và hoàn cảnh nào cũng phải thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự.
IV. Luyện tập:
Bài 1(23)
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Bài3(23)
Từ cần điền:
nói mát
nói hớt
nói móc
nói leo
nói ra đầu ra đũa
Bài 4(23-24)
a. Được sử dụng khi người nói chuẩn bị hỏi hoặc nói một vấn đề mà không đúng với đề tài khi hai hoặc nhiều người đang trao đổi.
b. Được sử dụng khi người nói vì một lí do nào đó mà khi nói có thể đụng chạm đến thể diện của người đối thoại với mình
c. Được s/d khi người đối thoại không tuân thủ p/c lịch sự, y/c phải chấm dứt sự không tuân thủ ấy.
4. Củng cố:
Nhắc lại KT cơ bản vể 5 p/c hội thoại
5. Hướng dẫn:
Viết đoạn văn tuân thủ phương châm cách thức
Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t8.doc