I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Một số khái niệm liên qua đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
Cách sử dụng từ hiểu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
Có ý thức phát triển từ ngữ để làm phong phú vốn từ.
II/ Chuẩn bị:
GV: sơ đồ
HS: bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 9a.9b.
2. Kiểm tra: 1.Tìm từ láy trong câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
2. Tìm một số thành ngữ trong các văn bản đã học.
3. Bài mới:
Ngày giảng: 9A: 9B................ Tiết 44 TổNG KếT Về Từ VựNG I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Một số khái niệm liên qua đến từ vựng. 2. Kĩ năng: Cách sử dụng từ hiểu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có ý thức phát triển từ ngữ để làm phong phú vốn từ. II/ Chuẩn bị: GV : sơ đồ HS: bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 9a.................9b............... 2. Kiểm tra : 1.Tìm từ láy trong câu thơ sau : Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời 2. Tìm một số thành ngữ trong các văn bản đã học. 3. Bài mới : Hoạt động dạy- học Nội dung Hoạt động 1: ôn về Từ đồng âm GV: Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? HS: Trả lời GV: Từ nhiều nghĩa: một từ có thể có nhiều nghĩa. Trong văn cảnh ngữ nghĩa được hiểu khác nhau nhưng nghĩa của các từ ấy có liên quan đến nhau. Đó là mqh giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển. GV: đưa VD về 2 loại từ này để HS phân biệt. (VD: từ “mũi” trong câu : Chị ấy có cái mũi dọc dừa; mũi dao, mũi kéo, mũi Cà Mau.à “mũi”: từ nhiều nghĩa. Từ “đá” trong câu: Con ngựa đá con ngựa đá” à “đá”: từ đồng âm. HS: Làm bài 2, nhận xét. Hoạt động 2: ôn về từ đồng nghĩa. GV: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD. HS: Trả lời. GV: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. GV: Có mấy loại từ đồng nghĩa? HS: Đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau. VD: trái, quả. Đồng nghĩa không hoàn toàn: không thay thế được cho nhau. Hoạt động nhóm GV: y/c HS thảo luận bài 3. HS: thảo luận 4’. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét GV: chữa. Hoạt động 3. GV: thế nào là từ trái nghĩa? HS:.. GV: nhấn mạnh: khi nói một từ nào đó là từ trái nghĩa thì phải đặt nó trong quan hệ với một từ nào khác. Một từ có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. VD: Từ “lành” trong lành- rách; Lành- độc; Lành- ác. Có 2 nhóm từ trái nghĩa:- nhóm từ trái nghĩa lưỡng phân( hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị 2 k/n đối lập nhau loại trừ nhau, k/đ cái này nghĩa là phủ định cái kia, không kết hợp được với từ chỉ mức độ. VD: sống- chết. - Nhóm từ trái nghĩa thang độ( 2 từ trái nghĩa nghĩa kiểu này biểu thị 2 k/n có t/c thang độ khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ. VD: già- trẻ. HS: Làm bài 2, nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động nhóm bài tập 3 GV: giao n/vụ, nêu y/c: N1,2: xếp cặp từ trái nghĩa thuộc nhóm 1. N3,4: xếp cặp từ trái nghĩa thuộc nhóm 2. HS: thảo luận Đại diện nhóm trình bày, nhận xét lẫn nhau. GV: chữa. Hoạt động 4. GV: thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? Cho VD. HS: trả lời. VD: Cá ( từ nghĩa rộng) Cá chim cá thu (từ nghĩa hẹp) GV: treo sơ đồ câm. HS: điền từ vào sơ đồ. Hoạt động 5. GV: thế nào là trường từ vựng? Cho VD. HS: trả lời HS: khá, giỏi làm bài tập 2. GV: chữa. V. Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa. Bài tập 2: a. Từ “Lá” trong câu: - Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh à nghĩa gốc - Công viên là lá phổi của thành phố à nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. à “lá”: từ nhiều nghĩa. b. Từ “đường” trong câu: - Đường ra trận mùa này đẹp lắm à lối đi được tạo ra để nối liền các địa điểm. - Ngọt như đường à chất kết tinh vị ngọt được chế biến từ mía hoặc củ cải đường, thốt nốt. à “đường”: từ đồng âm. VI. Từ đồng nghĩa. - Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau VD: Phụ nữ - Đàn bà - Đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Bài tập 3: Từ “xuân”: chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi à chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của t/g. Dùng từ xuân tránh lặp với từ tuổi tác. VII. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Bài 2: Cặp từ trái nghĩa: xấu- đẹp, xa- gần, rộng- hẹp. Bài 3: Nhóm1: sống- chết, chẵn-lẻ, chiến tranh- hoà bình, Nhóm 2: già- trẻ, yêu- ghét, cao- thấp, nông- sâu, giàu- nghèo. VIII. Cấp độ khái quát của ghĩa từ ngữ. Bài tập 2: Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Đẳng lập Chính phụ Hoàn toàn Bộ phận Âm Vần IX. Trường từ vựng Là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. Bài tập 2: Bác Hồ đã sử dụng 2 từ cùng trường nghĩa: tắm, bể à tạo tính hình tượng trong sự liên tưởng của người đọc làm cho câu văn có giá trị tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân đế quốc. 3. Củng cố: GV hệ thống KT của bài. 4. Hướng dẫn: Viết một đoạn văn về ngôi trường của em trong đó có sử dụng trường từ vựng “Trường học” ..
Tài liệu đính kèm: