Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 19: Tón tắt văn bản tự sự - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 19: Tón tắt văn bản tự sự - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức: Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.

 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.

 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.

 3. Thái độ: - Có cái nhìn khái quát về một tác phẩm văn học.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: - Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?

 - Nêu các phương tiện dùng để liên kết đoạn?

 3. Bài mới: Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin được cập nhật ngày một nhiều. Chúng ta cần phải có cách ghi nhớ vắn tắt các sự kiện nội dung chính để bổ sung tri thức. Muốn làm được điều này chúng ta phải có kĩ năng tóm tắt. Vậy tóm tắt là gì ? Cách tóm tắt như thế nào? Thì bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 19: Tón tắt văn bản tự sự - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	 Ngày soạn: 23/09/2012
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy : 26/09/2012
Tập làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
 3. Thái độ: - Có cái nhìn khái quát về một tác phẩm văn học.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản? 
 - Nêu các phương tiện dùng để liên kết đoạn?
 3. Bài mới: Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin được cập nhật ngày một nhiều. Chúng ta cần phải có cách ghi nhớ vắn tắt các sự kiện nội dung chính để bổ sung tri thức. Muốn làm được điều này chúng ta phải có kĩ năng tóm tắt. Vậy tóm tắt là gì ? Cách tóm tắt như thế nào? Thì bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
* Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
GV: Từ gợi ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A: Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.
B: Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
C: Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
D: Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
HS trả lời. GV nhận xét.
* GV yêu cầu HS đọc văn bản tóm tắt trang 60.
GV: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó? Văn bản tóm tắt có nêu được nội dung chính của văn bản không?
HS: văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu. Văn bản đã nêu được nội dung chính của truyện.
Câu hỏi thảo luận nhóm – 3 phút – 4 nhóm:
Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy? (độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc . . .?)
 HS trao đổi, trả lời: Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn, số lượng và nhân vật cũng ít hơn. Văn bản tóm tắt không trích nguyên văn từ tác phẩm mà là lời của người viết tóm tắt.
GV: Qua đó, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt?
 HS trình bày.
GV: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
 HS trả lời. Nhận xét, sửa chữa, tổng kết.
GV chốt ý: Khi tóm tắt cần nêu đầy đủ các nội dung chính, nhân vật quan trọng, bỏ bớt các câu thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết thừa của truyện.
HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- HS sẽ tham khảo cách tóm văn bản “ Trong lòng mẹ, Lão Hạc”  trong từ điển văn học
- Đọc lại truyện Lão Hạc, viết bài tóm tắt để hôm sau tóm tắt bằng lời trước lớp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
a. Phân tích ví dụ.
- Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn ngọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
b. Ghi nhớ 1: SGK/61.
2.Cách tóm tắt văn bản tự sự.
2.1/Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
a- Phân tích văn bản:
- Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu. Văn bản đã nêu được nội dung chính của truyện.
b- Ghi nhớ 2: SGK/61.
2.2/Các bước tóm tắt văn bản.
a- Phân tích ví dụ:
Các bước:
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các nhân vật quan trọng, những nhân vật tiêu biểu.
- Sắp xếp các nội dung chính tả theo trình tự hợp lý.
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
b-Ghi nhớ mục 3 Sgk/61.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm đọc phần tóm tắt văn bản tự sự đã học trong từ điển văn học.
* Bài mới : Soạn bài: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 van 8 tiet 19.doc