Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.

- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.

- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể thơ lục bát.

- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình thực hiện các hoạt động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 1. Văn biểu cảm là gì? Đặc điểm chung của văn biểu cảm?

2. Biểu cảm bằng những cách nào?

3. Giới thiệu: Phong cảnh non sông đất nước ta đời Trần – Lê cách chúng ta ngày nay từ dăm bảy thế kỉ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06 
- Tiết 21: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Tự học có hướng dẫn)
	 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – Trích)
- Tiết 22: Từ Hán Việt (tt)
- Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
Ngày soạn
Tiết 21	Ngày dạy	 / lớp 7a
BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn ca – Trích)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Văn biểu cảm là gì? Đặc điểm chung của văn biểu cảm?
2. Biểu cảm bằng những cách nào?
3. Giới thiệu: Qua bài ca Côn Sơn ta sẽ cảm xúc được tâm hồn và tính cách của Nguyễn Trãi một danh nhân lịch sử văn hóa, văn học dân tộc từng được Unes co công nhận là danh nhân văn hóa thế giới có thể nói “Côn Sơn ca” là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn sẽ đem lại cho ta những điều lí thú và bổ ích.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Đọc hiểu văn bản
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
 Bài thơ này có hình thức giống với bài thơ nào đã học?
 Đó là thể thơ gì?
 Hãy chỉ ra các dấu hiệu nhận biết?
 HS đọc VB giọng chậm rãi, ung dung, thanh thản, giải thích từ khó.
 - Bài “Sông núi nước Nam”
 - Thể thất ngôn tứ tuyệt
 -Số câu: 4, số chữ: 7, hiệp vần ở tiếng cuối câu 1,2,4
I. Tìm hiểu chung
 - Nguyễn Trãi –anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú.Năm 1942, Nguyễn Trãi bị giết thảm khóc và năm 1464, ông được Lê Thánh Tông rửa oan.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung
Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và phân tích bài thơ
 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
GV: Căn cứ vào nội dung văn bản,có thể xác định Côn Sơn ca được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép,đành cáo quan về sống ở Côn Sơn.Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán.
GV: Bài thơ làm theo thể nào? Căn cứ vào đâu em biết?
GV: Thể thơ lục bát(sáu tám) không hạn định về số câu,chữ cuối của câu sáu chữbắt vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ,chữ cuối của câu tám chữ,bắt vần với chữ cuối của câu sáu chữ tiếp theo..thể thơ lục bát cũng có luật bằng trắc,cứ hai câu thì đổi vần là vầng bằng.
-hs trả lời
-Lục bát
- Hoàn cảnh sáng tác: Côn Sơn ca được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn.
- Thể thơ:
+ Thể thơ lục bát
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nội dung
- Cảnh trí Côn Sơn mang tính chất khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ: có suối nước, đá rêu phơi, ghềnh thông, trúc
- Hình tượng nhân vật” ta” 
+ Cuộc sống gần rũi với thiên nhiên.
+ Tâm hồn cao đẹp: thanh thản, tràn đầy thi hứng trước cảnh vật Côn Sơn.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng từ xưng hô “ta”.
- Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.
- Bản dịch theo thể thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
- Giọng điệu nhẹ nhàn, êm ái.
3. Ý nghĩa văn bản
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
 HĐ 3: Tìm hiểu nội dung
GV hướng dẫn HS cách đọc
 Cảnh Côn Sơn được miêu tả là những cảnh cụ thể nào? (Nhận xét vẽ đẹp của cảnh Côn Sơn so với cảnh làng quê)
 HS đọc đoạn thơ
à Cảnh rừng thông, núi đá Côn Sơn 
 (“Côn Sơn ..... rầm
 Côn Sơn.................... phơi
 Trong ghềnh .... như nêm
 Trong rưng( ...................... trúc râm”)
 Lời giới thiệu cảnh vật cho thấy những( vẽ đẹp nào ở cảnh vật Côn Sơn?
 - Vẽ đẹp yên tĩnh, trong sáng và thanh khiết như chốn thần tiên.
 Đại từ “ta” có mặt trong lời thơ mấy lần? “Ta” là ai?
 - 5 lần – HS nêu 5 lần từ “ta” được dùng trong đoạn thơ.
à “Ta” là chỉ Nguyễn Trãi thi sĩ. Sống những ( ngày nhàn tản, ẩn vật ở Côn Sơn)
 Từ “ta” lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì?
à Nhấn mạnh sự có mặt của ta ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn
 Nhân vật “ta” đã làm gì ở Côn Sơn?
 - Nghe, ngồi, nằm, ta lên, ta tìm, ta ngâm thơ nhàn
 Theo em, các sở thích đó mang tính vật chất hay tinh thần? Vì sao thế?
à Là các sở thích tinh thần
 Vì: Ta nghe (bằng tưởng tượng, xúc cảm); ngồi ... êm, nằm, mát, ngâm thơ nhàn (tìm kiếm cảm giác thư thái cho tâm hồn)
 GV Giảng
 Các sở thích ấy cho thấy nhu cầu nào của con người nhân danh “ta”?
 - Nhu cầu được sống hoà hợp với thiên nhiên
 - Nhu cầu tìm kiếm sự thanh thản, tươi mát cho tâm hồn
 HĐ 4: Cảnh trí Côn Sơn hiện ra trong hồn thơ Nguễn Trãi như thế nào?
 GV có thể giảng, liên hệ đến Bác hồ 
 “Tiếng suối ...... xa,
 Trăng lồng ...... hoa”
 GV chỉ với một vài nét chắm phá như Ng-Trãi đã phác hoạ nên một bức tranh thiên nhiên với cảnh trí Côn Sơn.
HS trả lời
 Theo em đó là một bức tranh thiên nhiên như thế nào?
à Cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ
 Tại sao dưới ngòi bút của Ng-Trãi, Côn Sơn lại trở nên sống động, nên thơ và đầy sức sống như thế?
à Là người có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên
 HĐ 5: Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
 HĐ 6: Qua đoạn thơ trên cho em hiểu thêm gì về con người Ng-Trãi
HS đọc ghi nhớ
III. Luyện tập
 Cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên. Cả hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc. Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm, một bên nhạc trời là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cũng là một, đều là âm nhạc.
HĐ 7. Củng cố
Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra”giống với thể thơ của bài
a. Sông núi nước Nam	b. Phò giá về kinh
c. Đêm nay Bác không ngủ	d. Lượm
Câu 2: Nhân vật “ta” trong “Bài ca Côn Sơn” là con người:
a. có tâm hồn thanh cao	b. yêu thích cuộc sống nhàn tản
c. giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên	d. cả ba câu trả lời trên dều đúng 
HĐ 8. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc lòng bài thơ, Từ đó cho biết cảnh trí thiên nhiên hiện ra như thế nào? ghi nhớ SGK
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn trước bài “ Từ Hán Việt” theo các yêu cầu của SGK
- Đọc trước các bài tập tìm hiểu bài
- Tại sao sử dụng từ Hán Việt mà không sử dụng từ thuần việt?
Tuần 06 	Ngày soạn
Tiết 21	Ngày dạy	 / lớp 7a
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Tự học có hướng dẫn)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng việt theo thể thơ lục bát.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Văn biểu cảm là gì? Đặc điểm chung của văn biểu cảm?
2. Biểu cảm bằng những cách nào?
3. Giới thiệu:	Phong cảnh non sông đất nước ta đời Trần – Lê cách chúng ta ngày nay từ dăm bảy thế kỉ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào?  Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hai câu đầu tả cảnh gì? Ở đâu?
 Cảnh buổi chiều muộn vùng thôn quê Bắc bộ
 Đọc- hiểu văn bản
 “Đạm tự yên bình lặng, thanh nhã tựa như khói hồng” gợi lên không khí như thế nào của cảnh vật?
 - Cái làn sương bạc ấy như có, như k0, bình đạm, nhẹ lâng lâng bao bọc và lan toa( chung quanh khiến người ngắm cảnh cảm nhận thêm mãi cái êm đềm, man mác của cảnh quê đã gắn bó ...
 + Hai câu đầu
 Bán vô bán hữu (như có, như không ) gợi tiếp cho ta cảm giác gì, tâm trạng gì của người ngắm cảnh?
 - Cảnh chiều buông man mác buồn, ...
à Cảnh thôn xóm lúc chiều về sắp tối.
 Hai câu cuối tả những cảnh gì?
Những cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì?
 - Cảnh đồng quê lúc chiều có tiếng sáo của trẻ chăn trâu.
 - Cò trắng từng đôi ...... đồng
 + Hai câu sau
à Hình ảnh cụ thể, âm thanh, màu sắc gợi tả.
à Cảnh đậm đà sắc quê. Thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn con người với cảnh vật thiên nhiên.
 HĐ 3: Qua việc phân tích trên, em có nhận xét gì về cảnh tượng trong bài và tâm hồn của tác giả?
 Câu hỏi 5 dành cho HS Khá-Giỏi
 GV HD HS Luyện tập
 HS đọc ghi nhớ SGK
II. Ghi nhớ
III. Luyện tập
Tuần 06 	Ngày soạn
Tiết 22	Ngày dạy	 / lớp 7a
TỪ HÁN VIỆT (tt)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Đọc thuộc lòng bài “Côn Sơn ca” và cho biết n/dung – ng/thuật của đoạn thơ.
2. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và “Côn Sơn ca”
3. Cảnh tượng trong “Bài ca Côn Sơn”mang nét chủ yếu là
a. Thanh tĩnh và nên thơ	b. Yên ả và thanh bình
c. K ... ó không nên lạm dụng từ HV khi có từ thuần việt thay thế.
 HS đọc SGK Tr82 mục 2.a, 2.b
 Câu sau hay hơn vì nó phù hợp với ngữ cảnh.
2. Không nên lạm dụng từ HV
VD: 
- Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
à Không nên lạm dụng từ HV
* Ghi nhớ 2: SGK Tr83
HĐ 2. Luyện tập
1. Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống:
2. Vì từ HV mang sắc thái trang trọng. (HS thảo luận: Hải Đăng, Quốc Huy)
3. Tìm những từ HV góp phần tạo sắc thái cổ.
Các từ: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần
4. Thay từ 	Mĩ lệ bằng đẹp đẽ Bảo vệ bằng giữ gìn
HĐ 3. Củng cố
Không nên dùng từ Hán Việt trong trường hợp
a. tạo sắc thái trang trọng 	c. tạo sắc thái cổ
b. tạo sắc thái tao nhã	d. tạo sắc thái châm biếm 
HĐ 4. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Đặc điểm của văn bản biểu cảm”
- Về nhà đọc trước bài văn tám gương.
Tuần 06 	Ngày soạn
Tiết 23	Ngày dạy	 / lớp 7a
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng
Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Từ Hán Việt khi sử dụng thì tạo ra những sắc thái tình cảm gì? Cho ví dụ?
2. Sửa bài tập 3, 4
3. Giới thiệu: Như các em đã biết, văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ những tư tưởng tình cảm sâu sắc và kính đáo của mình. Nó thiết phụ người đọc ở chỗ chân thật, tự nhiên nói lên những cảm xúc của mình mà không bị gò bó theo khuôn khổ nhất định.Vậy VBC có những đặc điểm gì? Bố cục ra sao? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: GV đọc một đoạn của bài văn “Tấm gương”
 Bài văn biểu hiện những phẩm chất gì của cái gương?
 Theo em, việc nêu lên các phẩm chất ấy nhằm mục đích gì?
 Hãy gạch dưới các câu văn biểu hiện tình cảm đó?
 Vài HS đọc tiếp theo đến hết bài.
à Tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dói trá
à Biểu dương người trung thực, phê phán kẻ dối trá
I. Tìm hiểu văn bản
 Văn bản 1: Tấm gương
 ... là người bạn chân thật suốt một đời mình
 ... không bao giờ biết xu nịnh ai
 ... Dù có tan xương ...
 ... vẫn giữ tấm lòng ngay thẳng
 Bài văn này có đi vào miêu tả một cái gương cụ thể không ? Vì sao?
 Vậy để làm gì?
 Không; vì mục đích k0 phải là m/tả
à Để biểu hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết.
à Biểu hiện tình cảm, thái độ, sự đánh giá của người viết
 Trong bài có chữ nào được lặp lại hai lần? Có ý nghĩa gì?
à Chữ “gương”, có ý nghĩa: phẩm chất of gương là chủ đề xuyên suốt bài văn
 Phẩm chất của gương phù hợp với tình cảm con người ở những đặc điểm nào?
à Tấm gương có đặc tính là fản chiếu sự vật một cách khách quan. Nó giúp người thấy vết nhơ mà sửa chữa, cho người ta thấy sự thật dù là sự thật đau buồn. Do vậy, tấm gương là người bạn chân thành, luôn gắn bó với con người.
 Gương không bao giờ nói dối, nịnh xẳng
 Ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ...
 ... soi vào tấm gương lương tâm
à Mượn gương để biểu dương người trung thực, phê phán kẻ dối trá.
 Như vậy, để nói đến tính trung thực, fê fán kẻ dối trá, người ta đã mượn tấm gương để bộc lộ suy nghĩ of mình. Từ đó, em cho biết muốn biểu cảm người ta làm thế nào?
à Người ta chọn một sự vật mà tính chất of nó phù hợp với phẩm chất, tình cảm of con người rồi biểu hiện t/cảm of mình đ/v nó như đối vơi( con người.
 Bố cục bài văn này gồm mấy phần? Nói rõ nội dung từng phần.
 Gồm 3 phần
* Bố cục
 MB: Nêu p/chất of gương
 TB: ích lợi of tấm gương
 KB: Khẳng định lại chủ đề
 Tình cảm và sự đánh giá của t/giả trong bài có rõ ràng, chân thực k0?
 Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị of bài văn?
à Có chân thực
à Bố cục theo mạch tình cảm
* Đoạn văn của tác giả Nguyên Hồng
 Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
 HS đọc đoạn văn, 
à Tình cảm cô đơn
 - Biểu hiện t/cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm
 T/cảm ở đây được biểu hiện 1 cách trực tiếp hay gián tiếp?
 Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét?
à Trực tiếp
à Dấu hiệu: là tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.
 Qua việc tìm hiểu bài văn, em thấy văn biểu cảm có nõ đặc điểm nào?
 HS đọc ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK
HĐ 2. Luyện tập
III. Luyện tập
 Bài văn biểu hiện tình cảm gì?
 HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi
Bài văn: Hoa học trò
a. 
- Nổi buồn khi xa bạn vào lúc nghỉ hè.
- T/giả k0 tả hoa fượng như 1 loài hoa nở vào mùa hè mà chỉ mượn hoa fượng để nói đến cuộc chia li
 Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
 Hãy tìm mạch ý của bài văn?
- Nở vào dịp kết thúc năm học
- Thành biểu tượng of sự chia li ngày hè đối vơi( HS
b. Mạch ý của bài văn
 Phượng nở ... phượng rơi ...
à phượng nhớ: 
 - Người xắp xa ...
 - Một trưa hè ...
 - Một thành xưa ...
à Fượng: - Khóc ...
 - Mơ ...
 - Nhớ ...
HĐ 3. Củng cố
Đặc điểm chủ yếu của phương thức biểu cảm là
a. Thể hiện tình cảm, cảm xúc, không có yếu tố miêu tả.
b. Cảm xúc có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. 
c. Thể hiện tình cảm, cảm xúc,không có yếu tố nghị luận .
d. Thể hiện tình cảm, cảm xúc, không có yếu tố tự sự.
HĐ 4. Hướng dẫn học bài
- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm bài tập câu c.
- Soạn bài tt “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”
- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
Tuần 06 	Ngày soạn
Tiết 24	Ngày dạy	 / lớp 7a
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM
BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Văn bản có những đặc điểm nào?
Câu 2: Biểu cảm trực tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc bằng cách
a. Thông qua việc miêu tả phong cảnh
b. Qua việc kể lại một câu chuyện
c. Gợi ra một suy nghĩ, liên tưởng
d. Bộc lộ những điều hỏi han, than thở
3. Giới thiệu: Ơ ûcác tiết trước các em đã học thế nào là văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm. Muốn làm tốt biểu văn cảm trước tiên phải tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý bài văn sẽ tốt. Để hiểu rõ thêm điều này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV có thể dùng bảng phụ ghi các đề ở SGK Tr88
 Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn là gì? (gạch dưới các từ ngữ)
-Dựa vào từ ngữ nào để hiểu đề?
Để tìm hiểu đề các bài văn biểu, em làm như thế nào?
 GV lưu ý cho HS các chi tiết: Thời tiết, khí hậu, ánh sáng của đêm trăng
HS đọc đề SGK Tr88
HS gạch dưới các từ: “Quê hương, cảm nghĩ, đêm trăng, vui buồn, nụ cười”
- Đọc kỉ đề bài, hiểu được ý nghĩa các từ ngữ có trong đề bài, từ đó mà xác định đúng nội dung, tình cảm và m suy nghĩ cần diễn đạt.
Hoặc cây phượng (kỉ niệm tuổi học trò), cây đào (gắn với mùa xuân)
I. Tìm hiểu bài
1. Đề văn biểu cảm
 Đề a: Cảm nghĩ về vườn cây quê hương.
 - Đối tượng miêu tả dùng làm phương tiện biểu cảm: Vườn cây của (ở) quê hương em.
 - Xác định mục đích miêu tả: bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm.
Đề b: Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
- Các chi tiết
- Aán tượng sâu sắc nhất : Kỉ niệm, cảnh sắc, sự vật, con người
Đề c: - Đối tượng miêu tả được dùng làm phương tiện biểu cảm: Cây tùng (cứng cõi), cây liễu (mềm mại)
- Mục đích: bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm về cách sống, về tình cảm bạn bè
HĐ 2: GV chép đề “Nghĩ về nụ cười về mẹ”
 Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì?
 Dựa vào câu hỏi gợi ý SGK
 GV: Hướng dẫn HS lập dàn bài theo 3 phần
 GV yêu cầu HS viết một đoạn văn (có thể là MB, TB, KB)
 HS trả lời
 HS nêu tự do
 2. Các bước làm bài văn biểu cảm
 B1: Tìm hiểu đề: Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
 B2: Tìm ý: Nụ cười của mẹ như thế nào? Khi nào thì mẹ cười? Hình ảnh thân thương ấm áp.
- Khi nào thì không cười.
+ Khi con làm điềusai trái,không vâng lời mẹ,khi con bệnh
B3: Lập dàn bài
 MB: Nêu cảm xúc đối với ( nụ cười của mẹ: Nụ cười ấm lòng
 TB: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ
 - Nụ cười vui, thương yêu
 - Nụ cười khắng khích
 - Nụ cười an ủi
 - Những khi vắng nụ cười của mẹ
 KB: Lòng thương yêu và kính trọng mẹ
 B4: Viết bài
 Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr88
HĐ 3. Luyện tập
a. - Bài văn bộ lộ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang.
- Đặt tên cho văn bản: An Giang quê tôi, kí ức một miền quê. Nơi ấy quê tôi, quê hương tình sâu nghĩa nặng, ...
b. Dàn ý
+ MB: Giới thiệu tình yêu quê hương, đất nước An Giang
+ TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương
. Tình yêu quê từ tuổi thơ
. Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
+ KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trãi, trưởng thành.
HĐ. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung bài vừa học.
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
b. Hướng dẫn soạn bài
Về nhà soạn bài “Bánh trôi nước ”
+ Tìm hiểu sơ lược về tác giả. 
+ Tìm hiểu nội dung bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc