BÀI 3 : VĂN - TẬP LÀM VĂN
TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ CÁC DÂN TỘC YÊN BÁI
(1 TIẾT )
1. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
1.1. Kiến thức:
- Thuộc được một số câu tục ngữ, thành ngữ của các dân tộc đang lưu hành trên địa bàn Yên Bái.
- Hiểu được nội dung, nghệ thuật, tính địa phương, dân tộc của một số câu tục ngữ, thành ngữ .
1.2. Kĩ năng:
- Biết cách sưu tầm, phân loại tục ngữ, thành ngữ theo nội dung.
- Biết phân tích, nhận diện được tính địa phương, dân tộc.
1.3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy kinh nghiệm cuộc sống trong các câu tục ngữ.
Bài 3 : văn - tập làm văn Tục ngữ, thành ngữ các dân tộc yên bái (1 tiết ) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: 1.1. Kiến thức: - Thuộc được một số câu tục ngữ, thành ngữ của các dân tộc đang lưu hành trên địa bàn Yên Bái. - Hiểu được nội dung, nghệ thuật, tính địa phương, dân tộc của một số câu tục ngữ, thành ngữ . 1.2. Kĩ năng: - Biết cách sưu tầm, phân loại tục ngữ, thành ngữ theo nội dung. - Biết phân tích, nhận diện được tính địa phương, dân tộc. 1.3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy kinh nghiệm cuộc sống trong các câu tục ngữ. 2. Thông tin: 2.1. Khái quát về tục ngữ Yên Bái Tục ngữ Yên Bái khá phong phú, bao gồm nhiều nội dung, tiểu loại và hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của dân tộc mình. Tính địa phương của tục ngữ Yên Bái khá đậm nét, được thể hiện qua tên các địa danh, sản vật của địa phương. Tính dân tộc của tục ngữ Yên Bái biểu hiện ở cách tư duy, quan niệm thẩm mỹ, lối nói, lối biểu hiện. Việc sử dụng các hình ảnh thiên nhiên miền núi Yên Bái làm các ẩn dụ nghệ thuật cũng góp phần tạo nên dấu ấn địa phương và tính dân tộc của tục ngữ Yên Bái. Theo nội dung có thể phân loại tục ngữ Yên Bái thành các tiểu loại sau: - Tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người xã hội. Tục ngữ Yên Bái được sử dụng thường xuyên trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Nó là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ lâu đời nhưng vẫn còn nhiều giá trị trong đời sống của con người Yên Bái. Đặc biệt là trong giao tiếp hàng ngày đồng bào các dân tộc Yên Bái rất hay sử dụng tục ngữ. Chúng ta chưa có những công trình sưu tầm, khảo cứu thật đầy đủ và toàn diện trên cở sở khoa học chuyên ngành, cũng chưa có sự phân loại thật khoa học, chưa nghiên cứu về tính độc đáo của tục ngữ từng dân tộc và sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc trên địa bàn Yên Bái. Trước mắt để phục vụ cho việc giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường, chúng tôi tuyển chọn một số câu tục ngữ có tính địa phương, dân tộc tiêu biểu, phổ biến và phù hợp với đối tượng nhà trường. Bên cạnh tục ngữ, Yên Bái còn có nhiều thành ngữ. Thành ngữ Yên Bái cũng mang đậm dấu ấn địa phương, dân tộc. Để chương trình Ngữ văn địa phương thêm sinh động, chúng tôi cũng tuyển chọn một số câu thành ngữ có tên địa danh, sản vật địa phương cho học sinh tìm hiểu. 2. 2. Thành ngữ có tên địa danh, sản vật địa phương: 1. Muỗi Bắc Pha(1) ma Đại Cại. (Lục Yên) 2. Nước Mậu A ma ngòi Quạch(2) (Văn Yên) 3. Đền Đại Cại cầu được ước thấy. (Lục Yên) 4. Thóc Bạch Hà, gà Linh Môn(3). (Yên Bình) 5. Thịt nai núi Ngàng, cá làng Bình Hanh(4). (Yên Bình) 6. Cam An Thọ, cọ Đông Lý, lúa Đại Đồng, chè Chính Tâm(5). (Yên Bình) 2.3. Tục ngữ về lao động sản xuất (kinh nghiệm đoán biết thời tiết): 1. Trời có mây hình vảy cá thì mưa Trời có mây hình vảy beo(6) thì nắng. ( Tục ngữ Tày - Trấn Yên) 2. Con cóc xuống nước chăn gấm bỏ không Con cóc lên bờ người nghèo chết rét. (Tục ngữ Tày - Trấn Yên) 3. Vòng sắt thì lụt Vòng đồng(7) thì hạn. (Tục ngữ Tày - Trấn Yên) 2.4. Tục ngữ về con người – xã hội (sức mạnh đoàn kết của con người): 1. Một chân đứng không vững Một tay vỗ không kêu. (Tục ngữ Mông) 2. Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn bạc cần nhiều người. (Tục ngữ Thái) 3. Nhiều sợi lanh(8) dệt nên vải Chung bụng(9) dễ làm ăn. (Tục ngữ Mông ) 4. Rào có dày mới tốt Nhiều anh em, bạn bè đùm bọc mới nên. (Tục ngữ Thái ) Chú thích: ( 1) Bắc Pha: Thành Bắc Pha thuộc khu di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y, huyện Lục Yên. ( 2) Mậu A, Ngòi Quạch: Địa danh thuộc huyện Văn Yên (3) Bạch Hà, Linh Môn: Địa danh thuộc huyện Yên Bình (châu Thu Vật cũ), thóc làng Bạch Hà, gà làng Linh Môn ngon nổi tiếng khắp vùng. (4) Núi Ngàng, Bình Hanh: Địa danh thuộc huyện Yên Bình( châu Thu Vật cũ), thịt nai ở núi Ngàng, cá ở làng Bình Hanh là đặc sản nổi tiếng. (5) An Thọ, Đông Lý, Đại Đồng, Chính Tâm: Địa danh thuộc huyện Yên Bình(châu Thu Vật cũ, nay là lòng hồ Thác Bà) có những sản vật được ưa chuộng đã nêu trong câu thành ngữ . ( 6) Beo : Còn gọi là hổ, cọp. Vảy beo: Mây vằn vện như da beo (hổ). (7) Vòng sắt: Trời có màu mây như màu sắt. Vòng đồng: Trời có màu mây như màu đồng. (8) Lanh: Cây thân nhỏ vùng ôn đới, trồng lấy sợi dệt vải và còn lấy hạt ép dầu. (9) Chung bụng: Cách nói của đồng bào miền núi, ý nói tuy nhiều người nhưng có cùng một suy nghĩ và hành động. Câu hỏi đọc – hiểu: 1.Tìm nghĩa của các câu thành ngữ, các nghĩa ấy nói lên tính chất gì của các địa danh được nói tới. 2. Dân gian dựa vào đâu để đoán biết được thời tiết mưa, nắng, nóng, lạnh và hiện tượng hạn, lụt? Tại sao lại đoán biết được như thế? 3. Kinh nghiệm về sự đoàn kết đã được diễn tả qua các hình ảnh nào? Các hình ảnh ấy có tác dụng, ý nghĩa biểu đạt như thế nào ?
Tài liệu đính kèm: