- Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và biết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:Kiểm diện HS
9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ:
Các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ? Nêu tác dụng của các yếu tố ấy?
3.Bài mới: Tiết trước, các em đã tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, tiết học này chúng ta cùng đi vào luyện tập
Tuần : 2 Ngày soạn: 20/08/2011 Tiết PPCT: 10 Ngày dạy: 26/08/2011 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ: - Tôn trọng và biết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh . C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp:Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ? Nêu tác dụng của các yếu tố ấy? 3.Bài mới: Tiết trước, các em đã tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, tiết học này chúng ta cùng đi vào luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG - Một học sinh đọc đề bài (SGK28). GV: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? GV: Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? GV: Với vấn đề này, ta cần trình bày những ý gì? HS : Thảo luận. GV: chốt ý GV: Hãy lập dàn ý cho đề văn này. HS thực hiện lập dàn ý - Mở bài cần viết những gì ? - Thân bài cần trình bày những gì? - Kết thúc bài ra sao? LUYỆN TẬP GV: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình bày phần mở bài: Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả. (Học sinh trình bày miệng àHọc sinh khác nhận xét àGiáo viên đánh giá). - Trình bày đoạn văn thuyết minh với từng ý (Dựa vào dàn ý của phần thân bài). - Trình bày miệng trước lớp àHọc sinh khác nhận xét à Giáo viên đánh giá. GV: Trình bày đoạn kết bài. - Học sinh khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của học sinh. *GV: Dưới đây là bài kham khảo * Mở bài: Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé Việt Nam nào cũng thuộc bài ca dao “Trâu ơi ta bảo...”con trâu là biểu tượng cho những đức tính cần cù chịu khó. Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam “Con trâu là đầu cơ nghiệp” * Thân bài: Trâu giúp người nông dân chủ yếu là việc kéo cày .bừa. Trâu chịu rét kém nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè nó có thể kéo cày từ tờ mờ sáng đến non trưa nhất là trâu tơ, trâu đực một ngày cày 3->4 sào ruộng với trọng tải 70->75kg Hình ảnh những con trâu ung dung gặm cỏ trên bãi cỏ xanh rờn, những cậu bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu đọc sách hoặc tung tăng thả diều.Tiếng gặm cỏ sồn sột, những thân trâu béo mẫm cùng câu hát văng vẳng “Ai bảo chăn trâu là khổ...” * Kết bài: Màu xanh mênh mông của cánh đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương.Tiếng sáo mục đồng mãi mãi là hồn quê non nước. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HS có thể chọn chiếc nón, cái phích nước, cây bút để thuyết minh. Chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là yếu tố miêu tả cho đoạn văn thêm sinh động hơn I. TÌM HIỂU CHUNG Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. 1.Phân tích đề - lập dàn ý: - Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam. - Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam: Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê, - Phạm vi: Giới thiệu, thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. 2.Dàn ý: - Mở bài:Giới thiệu về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam (Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam.) - Thân bài: + Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày bừa, kéo xe, trục lúa, + Con trâu trong lễ hội, đình đám. + Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ. + Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. + Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu. - Kết bài. Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn, II. LUYỆN TẬP: * Viết đoạn văn có kết hợp thuyết minh với miêu tả Đoạn 1: Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc,gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân : Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng,trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây ,trâu đấy ai mà quản công Đoạn 2: Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa . Mà còn là một trong những vật tế thần trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là nhân vật chính trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chọn đề văn thuyết minh về cây cối, con vật yêu thíchtập tìm ý và lập dàn ý - Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả - Chuẩn bị: “Viết bài tập làm văn số 1”, chú ý một số đề bài tự chọn ở SGK/42 ( thuyết minh về cây cối, động vật, vật nuôi, di tích, thắng cảnh..) E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ *****************************************
Tài liệu đính kèm: