A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạt con.
- Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử thời trung đại.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí ( ghi chép sự việc), viết sử ( ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản trung đại Mẹ hiền dạt con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Vấn đáp
Tích hợp với với Tiếng việt bài “ Cụn động từ “, với tập làm văn bài ‘ Ôn tập” .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định : Lớp 6a1 .
2. Kiểm tra bài cũ: : ? Kể tóm tắt câu chuyện” Con hổ có nghĩa”
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Là người mẹ, ai chẳng nặng lòng thương yêu con, mong muốn con nên người. Nhưng khó hơn là cần biết cách dạy con, giáo dục con sao cho nên người. Mạnh Tử ( Trung Quốc cổ đại ) sở dĩ trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục, dạy dỗ của bà mẹ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu truyện ‘ Mẹ hiền dạy con
TUẦN 16 TIẾT 61 Ngày soạn: 30 .11.2010 Ngày dạy : 1 .12. 2010 Văn bản : MẸ HIỀN DẠY CON ( ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC Và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạt con. - Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử thời trung đại. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. - Những sự việc chính trong truyện. - Ý nghĩa của truyện. - Cách viết truyện gần với viết kí ( ghi chép sự việc), viết sử ( ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại. 2. Kĩ năng : - Đọc – hiểu văn bản trung đại Mẹ hiền dạt con. - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện. - Kể lại được truyện 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp Tích hợp với với Tiếng việt bài “ Cụn động từ “, với tập làm văn bài ‘ Ôn tập” . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : Lớp 6a1.. 2. Kiểm tra bài cũ: : ? Kể tóm tắt câu chuyện” Con hổ có nghĩa” ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Là người mẹ, ai chẳng nặng lòng thương yêu con, mong muốn con nên người. Nhưng khó hơn là cần biết cách dạy con, giáo dục con sao cho nên người. Mạnh Tử ( Trung Quốc cổ đại ) sở dĩ trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục, dạy dỗ của bà mẹ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu truyện ‘ Mẹ hiền dạy con” . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu chung: Giáo viên: Giới thiệu thể loại truyện, và đôi nét về Mạnh Tử * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần đọc hiểu văn bản. GV : Đọc mẫu truyện 1 lần. HS: Đọc truyện . HS: Đọc mục chú thích phần dấu sao ? - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích . ? Theo dõi văn bản, em thấy quá trình dạy con của bà mẹ diễn ra qua mấy sự việc ? là những sự việc nào ? HS: Tìm hiểu trả lời HS: Đọc lại 3 sự việc đầu ? Ổ ba sự việc đầu, người mẹ dạy con bằng cách nào ? ? Tại sao bà mẹ phải chuyển nơi ở ? ? Ở nghĩa dạy con của bà mẹ ở đây là gì ? GV: Bà mẹ có suy nghĩ thật đúng đắn, bà chuyển nơi ở là vì con, bà muốn tạo cho con một môi trường sống trong sạch . ? Tại sao người mẹ nói đùa con mà người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn.? ? Thái độ của người mẹ khi con bỏ học về nhà như thế nào ? HS: Đọc lại 3 sự việc đầu ? Thái độ của Mạnh Tử ra sao trước hành động cắt đứt tấm vải của bà mẹ . GV: Mạnh Tử có một người mẹ hiền. Nhưng Mạnh Tử cũng là một đứa con ngoan biết vâng lời mẹ. Mẹ hiền và con ngoan hai yếu tố đó đã kết hợp để tạo ra một thành quả tốt đẹp * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết Học sinh thảo luận nhóm: ? Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì. Học sinh: Làm vào phiếu học tập GV: Nhận xét . Học sinh: Đọc mục ghi nhớ . Học sinh: Làm bài tập 2 – Phát biểu GV : Nhận xét . * HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học. I. GIỚI THIỆU CHUNG: * Thể loại: - Truyện trung đại. Truyện được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc . - Mạnh Tử ( 372 – 289 ) trước nguyên là vị thánh tiêu biểu của nho giáo . II. ĐOC- HIỂU VĂN BẢN; 1. Đọc – tìm hiểu từ khó/sgk 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Kể theo mạch thời gian. Có 5 sự việc chính liên quan đến 2 mẹ con thầy Mạnh Tử. b. Phân tích. b1. Ý nghĩa của 3 sự việc đầu: - Chuyển nhà xa nghĩa địa - Chuyển nhà xa chợ - Chuyển nhà gần trường học -> Dời chỗ ở nhiều lần là vì con . => Muốn tạo cho con môi trường sống thích hợp b2 . Ý nghĩa của sự việc 4: - Con hỏi mẹ lỡ lời - Mẹ sửa chữa ngay bằng hành động: mua thịt cho con ăn -> Tạo sự uy tín đối với con. Phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân. b3. Ý nghĩa của sự việc 5 - Không nói dối - Nghiêm khắc đối với con => Thể hiện tình thương con nhưng không nuông chiều con, người mẹ tuyệt vời, yêu thương con, khéo léo, nghiêm khắc trong dạy dỗ con. Mạnh Tử học tập chuyên cần và trở thành bậc đại hiền . 3. Tổng kết * Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gianvới 5 sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử. - Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc. * Ý nghĩa văn bản. - Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. - Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người. * Ghi nhớ/ sgk. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : * Bài học : - Đọc kỹ truyện, tập kể lại theo đúng trình tự - Nhớ đôi nét về nội dung và nghệ thuật của truyện. * Bài soạn: Soạn : Tính từ và cụm tính từ E. RÚT KINH NGHIỆM : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 16 TIẾT 62 Ngày soạn: 30 .11.2010 Ngày dạy : 1 .12. 2010 Tiếng việt : TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ. - Nắm được các loại tính từ. Lưu ý : Học sinh đã học tính từ ở tiểu học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Khái niệm tính từ : + Ý nghĩa khái quát của tính từ + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợ của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ) - Các loại tính từ - Cụm tính từ. + Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngũa sau trong cụm tính từ. + Nghĩa của cụm tính từ + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ + Cấu tạo đầy đư của cụm tính từ 2. Kĩ năng : - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ và cụm tính từ trong nói và viết. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp Tích hợp : Văn bài “ Mẹ hiền dạy con”, với tập làm văn các bài đã học D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : Lớp 6a1.. 2. Kiểm tra bài cũ: : ? Cụm động từ là gì ? Cho ví dụ ? Nêu cấu tạo của cụm động từ ? Vẽ mô hình cụm động từ ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Hình thức vấn đáp : GV : Ở cấp I, các em đã học từ lọai tính từ. Vậy em hãy cho biết tính từ là gì ? HS trả lời GV: Em hãy cho một ví dụ . HS : Tìm một tính từ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung đặc điểm của tính từ . HS : Đọc ví dụ . ? Tìm tính từ trong các ví dụ . ? Hãy kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng? HS: Tính từ chỉ màu sắc: xanh , đỏ , tím Chỉ mùi vị: Ngọt , bựi, chua , cay. Chỉ hình dáng: Gầy gòm , mập mạp. ? Tính từ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước để tạo thành cụm tính từ . Học sinh: Cho ví dụ để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa động từ và tính từ ? Học sinh: Đọc mục ghi nhớ . *HOẠT ĐỘNG 2:Các lọai tính từ ? Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần (I ) , những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ( rất, hỏi, khá, lắm, quá ) ? Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ? ? Có mấy lọai tính từ ? Học sinh: Đọc mục ghi nhớ . * HOẠT ĐỘNG 3:Cụm tính từ Giáo viên: Kẻ mô hình cụm tính từ lên bảng . Học sinh: Lên điền cụm tính từ in đậm ở ví dụ vào mô hình . - Hãy tìm thêm các cụm tính . - Cho biết những phụ ngữ ở phần trước và phần sau bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì ? Giáo viên nhấn mạnh : Ý nghĩa của các phụ ngữ trước và sau trong cụm tính từ . Học sinh: Đọc mục ghi nhớ . Học sinh: Thảo luận nhóm : * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết Học sinh thảo luận nhóm: Bài tập 1, 2 . Đại diện nhóm trả lời GV nhận xét . * HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc điểm của tính từ . a. Ví dụ: Tính từ a. Bé, oai b. Nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, héo . b. So sánh tính từ và động từ - Giống nhau : + Có thể kết hợp với các từ : Đã, sẽ, đang ở phiá trước .. + Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu . - Khác nhau : Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn . * Ghi nhớ ( SGK ) 2. Các lọai tính từ a. Ví dụ - Bé, oai, nhạt, héo . -> Tính từ chỉ đặc điểm tương đối . - Vàng hoe, vàng lịm ,vàng tươi,vàng ối -> Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối b. Ghi nhớ ( SGK ) 3. Cụm tính từ a. Mô hình cụm tính từ Phần trước Phần T.Tâm Phần sau Vốn, đã, rất Yên tĩnh Nhỏ Lại Sáng Vằng vặc ở trên không b. Ghi nhớ ( SGK ) II. LUYỆN TẬP 1. Tìm cụm tính từ - Sun sun như con đỉa - Chần chẫn như cái đòn càn - Bè bè như cái quạt thóc - Sừng sững như cái cột đình - Tun tủn như cái chổi sể cùn. 2. Tính từ : Từ láy gợi hình ảnh, cách so sánh cụ thể, sự vật đưa ra so sánh không phù hợp => tạo tiếng cười . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ * Bài soạn : Sọan : Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. . E. RÚT KINH NGHIỆM : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 16 TIẾT 63 Ngày soạn: 30 .11.2010 Ngày dạy : 4 .12. 2010 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Hiểu nội dung, ưu và khuyết điểm của bài viết. a. Kiến thức: - Phát hiện các lỗi trong bài làm của mình . Đánh giá, nhận xét bài theo ý của đề - Đánh giá mức độ và sự sáng tạo của học sinh về kể chuyện đời thường b. Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng tự chữa bài, phát hiện lỗi sai và sửa chữa. - Giùp học sinh tự rèn luyện kỹ năng tự sửa chữa bài viết của mình c. Thái độ: Nghiêm túc sửa chữa nhược điểm, phát huy các ưu điểm 2. CHUẨN BỊ : - Học sinh : Xem lại các bài tập làm văn tự sự . - Giáo viên : Chấm bài, chuẩn bị nội dung . 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : a. ổn định : Lớp 6a1.. b. Kiểm tra bài cũ: c. Bài mới : Vừa qua, các em đã viết bài tập làm văn số 3. Kết quả của bài làm như thế nào? Các em sẽ được biết qua tiết trả bài hôm nay . * GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG. Đề bài : Em hãy kể chuyện về người thân của mà em ( Ông, bà,cha, mẹ, anh, chị, bạn bè..) * DÀN Ý. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 1: Đề bài Gv: Ghi đề bài lên bảng HS: Đọc kỹ đề, nêu yêu cầu của đề ? HS: Xác định về thể lọai . Nội dung chính của câu chuyện . 1.Yêu cầu chung : Học sinh: Viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh . Học sinh: Xác định đúng ... .............................................................................................................................................. . * ************************************* TUẦN 20 TIẾT 74 Ngày soạn:23. 12. 2009 Ngày dạy: 30. 12. 2009 Văn bản BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích : “ Dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”. 2. Kĩ năng: Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn 3. Thái độ : Rút ra cho bản thân những bài học quý báu từ câu chuyện của Dế Mèn B. Chuẩn bị : - Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Phó từ” , với TLV bài “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả”. - Giáo viên : Giáo án, TLTK - Học sinh : Soạn bài C. Tiến trình hoạt động: 1. ổn định : Lớp 6A3 vắng:,6a4 vắng . 2. Bài cũ :Kiểm tra bài soạn của học sinh 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG *Hoạt động 1: HD hs tìm hiểu hình ảnh Dế Choắt. - Học sinh tóm tắt lại các sự việc ở đoạn 2 . + Dế mèn coi thường dế choắt . + Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt. + Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên - Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời . ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt . ? Lời Dế Mèn xưng hô với Dế choắt có gì đặc biệt ? ? Như vậy , dưới con mắt Dế mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào ? ?Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ? ? Hết coi thường Dế choắt, Dế Mèn lại gây sự với ai ?. Vì sao Dế Mèn dám gây sự với Cốc bằng câu hát ? ? kẻ phải chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là ai ? Còn Dế Mèn có chịu hậu quả không ? ? Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết ? Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn ? ? Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có cần thiết không ? Có thể tha thứ được không ? ? Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ bạn . Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn lúc này ? ? Bài học rút ra của Dế Mèn là gì ? - Học sinh đọc lời khuyên của Dế choắt đối với Dế Mèn. Học sinh thảo luận nhóm : Câu 5 - Đại diện nhóm trả lời - GV nhận xét . + Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi . + Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ . + Cốc : Tự ái, nóng nảy . - Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả của tác giả trong văn bản này ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ. - Phần luyện tập : HS đọc đoạn Dế mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt ( Đọc phân vai) 2. Hình ảnh Dế Choắt: + Tả Dế choắt: - Người gầy gò - Cánh ngắn củn - Râu một mẩu - Mặt mũi ngẩn ngơ, hôi, - Có lớn mà không có khôn . => Yếu ớt, xấu xí, đáng khinh. 3. Bài học đường đời đầu tiên - Trêu chị Cốc: Muốn ra oai với Dế choắt . => Xấc xược, ác ý , ngông cuồng . - Khi Dế choắt chết : Dế Mèn hối hận và xót thương . -> Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót thương Dế choắt và nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình . -> Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái . III. Tổng kết- ghi nhớ ( SGK ) IV. Luyện tập . 4. Củng cố, dặn dò: - xem lại bài tự rút ra bài học cho bản thân - Thực hiện kĩ phần luyện tập - Soạn bài Phó từ 5.Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ****************************** TUẦN 20 TIẾT 75 Ngày soạn: 23 .12. 2009 Ngày dạy: 03. 01. 2010 Tiếng việt : PHÓ TỪ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 1. Kiến thức :Nắm được khái niệm Phó từ . 2. Kĩ năng : Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ . 3. Thái độ : Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau . B.Chuẩn bị : - Tích hợp với văn bài “ Bài học đường đời đầu tiên”, với tập làm văn bài “ tìm hiểu chung về văn miêu tả - Giáo viên : Giáo án, TLTK - Học sinh : Soạn bài C. Tiến trình hoạt động: 1. ổn định : Lớp 6A3 vắng:,6a4 vắng 2. Bài cũ : Kiểm tra bài soạn của học sinh 3. Bài mới : * Giới thiệu bài :Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước thường bổ sung ý nghĩa cho động từ các phụ ngữ đó được gọi là phó từ . Vậy phó từ là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ . * Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1: Phó từ là gi ? - Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ loại nào ? -> các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ . ? các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ . -> Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ . ? Các từ in đậm đó là phó từ . Vậy phó từ là gì ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ . * Hoạt động 2: Các loại phó từ: - Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ. - Hãy tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm . - giáo viên kẻ bảng phân loại phó từ lên bảng . - Học sinh lên điền vào . - Học sinh thảo luận nhóm : làm vào bảng phụ . - Học sinh tìm thêm những phó từ khác thuộc mỗi loại nói trên . + Chỉ quan hệ thời gian : sẽ, vừa, mới.. + Chỉ mức độ : lắm, hơi. +Chỉ sự tiếp diễn tương tự : cứ, lại + Chỉ sự phủ định : chẳng + Chỉ sự cầu khiến : hãy, chớ. - Học sinh đọc mục ghi nhớ . Hoạt động 3: Luyện tập - GV đọc – HS viết - GV chia nhóm : 2 em trao đổi bài cho nhau rồi sửa lỗi. - GV nhận xét I. Phó từ là gì ? 1. Ví dụ : Bảng phụ a/- Đã đi nhiều nơi - Cũng ra những câu đố . - Vẫn chưa thấy có người nào . - Thật lỗi lạc b/Soi ( gương ) được - Rất ưa nhìn - To ra - Rất bướng => phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ . 2. Ghi nhớ : SGK II. Các loại phó từ : 1. Ví dụ : Bảng phụ. a. Tìm phó từ : - lắm, đừng, vào, không, đã, đang b. Bảng phân loại phó từ . Ý nghĩa của phó từ Phó từ đứng trước Pt đứng sau Chỉ quan hệ thời gian Đã, đang Chỉ mức độ Thật, rất Lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự Cũng, vẫn Chỉ sự phủ định Không, chưa Chỉ sự cầu khiến Đừng Chỉ kết quả, hướng Vào, ra Chỉ khả năng được III. Luyện tập . Bài 1,2 :( làm ở nhà ) Bài 3: Viết chính tả . 4. Củng cố, dặn dò: - Xem lại bài hoàn thành bài tập - Thực hiện kĩ phần luyện tập - Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả 5. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. **************************************** TUẦN 20 TIẾT 76 Ngày soạn: 23.12 .2009 Ngày dạy: 03. 01. 2010 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 1. Kiến thức :Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả . 2. Kĩ năng :Nhận biết được những đoạn văn, bài văn miêu tả . 3. Thái độ : Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả . B. Chuẩn bị : - Tích hợp : với văn bài “ Bài học đường đời dầu tiên”, với Tiếng Việt bài “ Phó từ” - Giáo viên : Giáo án, TLTK - Học sinh : Soạn bài C. Tiến trình hoạt động: 1. ổn định : Lớp 6A3 vắng:,6a4 vắng 2. Bài cũ : Giáo viên kiểmtra bài soạn của học sinh 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Hình thức vấn đáp : GV : ở bậc tiểu học, các em đã được học các thể loại văn nào ? HS : Văn miêu tả, văn kể chuyện . GV : Về văn miêu tả, các em đã được tìm hiểu .Lên cấp 2,các em sẽ tìm hiểu tiếp về văn miêu tả * Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG *Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn miêu tả - Học sinh đọc các tình huống Học sinh thảo luận nhóm : + Nhóm 1, 2 : Tình huống 1 + Nhóm 3,4 : Tình huống 2 . + Nhóm 5,6 : Tình huống 3 . - Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét . - Trong các tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả . Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự ? ? Vậy thế nào là văn miêu tả ? - Học sinh đọc đoạn văn tả về hình dáng của Dế Mèn và Dế Choắt . ? Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không ? ? Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ? Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy bằng sự quan sát, nhà văn Tô Hoài đã giúp các em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai con dế . Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất . - Học sinh đọc mục ghi nhớ . *Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn – HS làm . - Học sinh đọc – GV nhận xét . Bài 2 : Học sinh làm ( b ) . Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào ? - HS làm bài – Gv gọi 3 emọc . - Gv nhận xét đ I. Thế nào là văn miêu tả . 1. Ví dụ a.Tìm hiểu các tình huống - Tình huống 1 : Tả ngôi nhà - Tình huống 2 : Tả chiếc áo . - Tình huống 3 : Tả người lực sĩ . b. Đoạn văn miêu tả - Tả Dế Mèn -> vẻ đẹp cường tráng - Tả Dế Choắt -> Hình dáng gầy gò, ốm yếu . 2. Ghi nhớ : ( SGK ) II. Luyện tập Bài 1 : Đoạn 1 : Tả hình dáng và hành động của Dế Mèn -> Chú dế to khỏe, mạnh mẽ . Đoạn 2 : Tả hình dáng chú bé liên lạc ( Lượm ) -> Chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên . - Đoạn 3 : Tả cảnh vật sau cơn mưa . => Thế giới sinh động, ồn ào, huyên náo . Bài 2 : Tả khuôn mặt của mẹ em . 4. Củng cố, dặn dò: - Thực hiện kĩ phần luyện tập Học bài + làm bài 2 ( a ) - Soạn bài “ Sông nước Cà Mau” 5. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... *********************************************
Tài liệu đính kèm: