Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Nậm Cang

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Nậm Cang

CỤM DANH TỪ

I/- Mục tiêu:

1. KT: HS nắm được đặc điểm của cụm DT, cấu tạo của cum DT ( phần trung tâm, phần trước, phần sau).

 2. KN: HS có kĩ năng xác định, nhận biết cụm DT, đặt câu với cụm DT.

 3. TĐ: HS có thái độ sử dụng cụm DT đúng, hay, chính xác trong nói, viết.

 II/ - Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Hợp tác

 - Đảm nhận trách nhiệm

 III/- Chuẩn bị :

 1. GV: Tư liệu NV6, bảng phụ ghi BT.

 2. HS: Chuẩn bị bài theo nội dung sgk.

IV/- Phương pháp/KTDH:

- Gợi mở, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- KT: Khăn trải bàn

 

doc 70 trang Người đăng thu10 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Nậm Cang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G: 01/11/2010
Bài 11 Tiết 44
Cụm danh từ 
I/- Mục tiêu: 
1. KT: HS nắm được đặc điểm của cụm DT, cấu tạo của cum DT ( phần trung tâm, phần trước, phần sau). 
	2. KN: HS có kĩ năng xác định, nhận biết cụm DT, đặt câu với cụm DT. 
	3. TĐ: HS có thái độ sử dụng cụm DT đúng, hay, chính xác trong nói, viết. 
 II/ - Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
- Hợp tác 
 - Đảm nhận trách nhiệm
 III/- Chuẩn bị : 
	1. GV: Tư liệu NV6, bảng phụ ghi BT. 
	2. HS: Chuẩn bị bài theo nội dung sgk. 
IV/- Phương pháp/KTDH: 
Gợi mở, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.
KT: Khăn trải bàn
V/- Tổ chức giờ học:
1/ ổn định tổ chức:1'
6A:......................... 
2/ Kiểm tra đầu giờ: 4' 
Danh từ chỉ sự vật gồm mấy nhóm ? nêu đặc điểm của từng nhóm ? các qui tắc viết hoa? 
	Học sinh trả lời phần ghi nhớ sgk 109
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động:1p
	 Ba con trâu đực -> có phải là 1 DT không ? ( không) 
DT có tác dụng gọi tên sự vật, đơn vị. Các DT khi kết hợp với các từ ngữ khác bổ sung ý nghĩa cho nó sẽ tạo thành 1 cụm DT có ý nghĩa khái quát hơn, cấu tạo phức tạp hơn. Vậy thế nào là cụm DT và cấu tạo của nó ra sao ? chúng ta tìm hiểu bài  
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.24p
	- Mục tiêu: HS hiểu: cụm danh từ là gì? và cấu tạo của cum danh từ ra sao? 
- GV treo bảng phụ – ghi BT – HS đọc 
- Những từ ngữ được in đậm trong câu bổ nghĩa cho từ nào ? 
+ “xưa” bổ nghĩa cho từ “ngày” 
“hai” và “ông lão đánh cá” BN cho “vợ chồng” 
“nát  biển” BN cho “túp lều” 
- GV: Các tổ hợp từ trên được gọi là cụm DT. Em hãy xác định cụm DT trong bài tập ? tìm DT trung tâm. 
+ Cụm DT: ngày xưa 
 2 vợ chồng ông lão đánh cá 
 1 túp lều nát trên bờ biển. 
DT trung tâm: ngày, vợ chồng, túp lều 
- Em hiểu thế nào là cụm DT ? 
+ DT với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành cụm DT 
- Em hãy so sánh các cách nói trong BT2 (sgk117) và rút ra nhận xét. 
+ S2: “1 túp lều” cụ thể hơn so với “túp lều” về số lượng rõ ràng. 
 “1 túp lều nát” rõ nghĩa hơn so với “1 túp lều” -> vì thể hiện được tình trạng của túp lều 
 “1 túp lều nát trên bờ biển” cụ thể hơn so với “1 túp lều nát” -> vì xác định được địa điểm của túp lều. 
+ Nhận xét: Cụm Dt có ý nghĩa đầy đủ hơn so với DT ( từ “túp lều” cụm DT PT dần làm cho người đọc biết rõ thêm về số lượng – trạng thái - địa điểm của túp lều ấy) 
- GV đưa ra cụm DT: Sông Hồng của ta, em hãy đặt câu với cụm DT ấy ? phân tích cấu trúc ngữ pháp ? 
+ Sông Hồng của ta // nước chảy xiết 
 Con sông chảy xiết // là con sông Hồng của ta 
- Em có nhận xét gì về đặc điểm NP của cụm DT 
( có chức năng giống như DT không ?) 
- Em hiểu gì về cụm DT ? 
+ HS nêu các ý trong phần ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Phần ghi nhớ có mấy đơn vị kiến thức cần lưu ý? 
- Gọi HS đọc BT ( sgk 117) 
- Tìm cụm DT trong BT bạn vừa đọc ? 
- Chỉ ra các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau DT ? sắp xếp thành loại. 
I/ Cụm danh từ là gì ? 
1/Bài tập: 
Xưa bổ nghĩa cơ từ “ngày”
 Hai và cụm từ ông lão đánh cá bổ nghĩa cho từ “vợ chồng”
- Cụm từ nát trên bờ biển bổ nghĩa cho từ “túp lều” 
2/ Nhận xét:
đ DT kết hợp với 1 số từ ngữ khác -> cụm DT 
đ Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của 1 DT, số lượng phụ ngữ càng tăng thì nghĩa của cụm DT càng đầy đủ hơn. 
-> Cụm DT có chức năng NP như DT làm CN, làm VN 
3/ Ghi nhớ (Sgk 117)
II/ Cấu tạo của cụm DT 
1/ Bài tập:
. 
 Các cụm từ DT: làng ấy; 3 thúng gạo nếp; 3 con trâu đực; 2 con trâu ấy; chín con; năm sau; cả làng. 
- Từ ngữ phụ thuộc đứng trước 
+ Cả: Chỉ số lượng ước phỏng, tổng thể 
+ ba, chín: chỉ số lượng chính xác. 
- Từ ngữ phụ thuộc đứng sau
+ ấy, sau: chỉ vị trí để phân biệt 
+ đực, nếp: chỉ đặc điểm 
- GV treo bảng phụ – HD học sinh điền các cụm DT vào bảng đúng vị trí từng thành tố. 
- Nêu hiểu biết của em về cấu tạo cụm DT ? (phần ghi nhớ) 
- Gọi HS đọc ghi nhớ – khắc sâu. 
Mô hình
Phần trước
Phần tr. tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
ba
ba
chín
cả
làng
thúng
con
con
năm
làng
gạo
trâu
ấy
nếp
đực
sau
ấy
2/ Ghi nhớ ( sgk – 118) 
* HĐ2 : HDHS luyện tập.15 p
	Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức lí thuyết vào làm các bài tập.	
- Nêu yêu cầu BT 
- Gọi 3 HS lên bảng mỗi em xác định 1 câu 
+ HS viết -> nhận xét 
- GV nhận xét 
- GV gọi HS điền phụ ngữ thích hợp. 
+ HS đứng tại chỗ trả lời -> nhận xét. 
III/ Luyện tập: 
Bài 1 ( 118) Tìm các cụm DT
a) Một người chồng thật xứng đáng. 
b) Một lưỡi búa của cha để lại 
c) Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ 
Bài 3 ( 118): Điền phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống. 
  ấy ( vừa mắc)  vừa rồi ( lúc nãy)  cũ (đó, kỳ lạ). 
Bài thêm: 
 Cho DT “ndân” hãy thêm các phụ ngữ để tạo thành cụm DT rồi đặt thành câu 
 Cụm DT: toàn thể nhân dân 
 Câu: Toàn thể nd VN qtâm XD đất nước 
4.Tổng kết- HD học ở nhà (2')
Thế nào là cụm DT ? cấu tạo của cụm DT ?
Lấy VD minh họa.
- Học thuộc các ghi nhớ. Làm nốt BT2.
- Ôn kĩ về từ, nghĩa của từ, từ mượn, DT, cụm DT để chuẩn bị KT T.Việt
- Chuẩn bị bài : Chân, tay, tai, mắt, miệng: Đọc nhiều, tập kể tóm tắt - trả lời các câu hỏi trong phần đọc - hiểu VB’
-----------------------------------------------------------------------------------------
NS: 01/11/2010
NG: 02/11/2010
Ngữ văn – Bài 11
Tiết 45
Hướng dẫn đọc thêm
Chân, tay, tai, mắt, miệng
I/- Mục tiêu: 
	1. KT - Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện. Biết ứng dụng các ND truyện vào thực tế cuộc sống. 
	2. KN: HS có kĩ năng đọc diễn cảm, kỹ năng kể = các ngôi kể khác nhau. 
	3. TĐ: HS có thái độ đúng mực trong cuộc sống, không nên tách rời khỏi tập thể cộng đồng. 
II/-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục cho học sinh.
Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết,tương thân ,tương ái trong cuộc sống.
 ứng xử có trách nhiệm.
Giao tiếp phản hồi,lắng nghe tích cực.
III/- Chuẩn bị: 
	1. GV: Tư liệu NV6, tranh minh hoạ. 
	2. HS: Đọc, trả lời các câu hỏi. 
IV/- Phương pháp/KTDH: 
- Gợi mở, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai
V/- Tổ chức giờ học.
	1. ổn định tổ chức:1' 
- Hát đầu giờ
- Sĩ số: 6A:.............vắng.......phép........không......
	2. Kiểm tra đầu giờ: 5'
Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” ? Bài học rút ra qua truyện. 
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Khởi động. 2p
	Em có nhận xét gì về các nhân vật trong truyện “Chân, tay ” ? (nhân vật là những bộ phận cơ thể người đã được nhân hoá. 
 “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là 1 số bộ phận khác nhau của cơ thể con người, mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng lại có chung 1 mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu được điều này các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và đã chịu hậu quả đáng buồn may mà còn kịp thời cứu được. Đó chính là ND truyện ngụ ngôn thú vị mà ta tìm hiểu hôm nay. 
* Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu VB: 24'
- Mục tiêu: 
	+ HS đọc đúng văn bản, giọng đọc truyền cảm, biết cách đọc phân vai.
	+ HS kể lại đc câu truyên bằng ngôn ngữ của mình.
 + Hiểu đc ND, ý nghĩa của truyện.
* Bước 1: HDHS đọc và TL chú thích
- GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nv và từng đoạn. Đoạn đầu giọng thn thở, bất mãn. Đoàn cả bọn đến gặp lão Miệng giọng hăm hở nóng vội. 
 Đoạn tả kq’ sự đình công của 4 nv giọng uể oải. Đoạn cuối giọng hối lỗi. 
- Gọi 3 HS đọc – nhận xét – chữa lỗi 
- GV cho HS đọc phân vai: 3 lần 
- Gọi 1 em kể tóm tắt truyện 
- Kể theo ngôi 3: 1 em 
- Cho HS giải thích 2 từ: lừ đừ, lờ đờ cách giải thích, sự khác nhau v nghĩa. 
+ Lờ đờ 
+ Lừ đừ
* Bước 2: HDHS tìm bố cục
- Theo em truyện có bố cục mấy phần ? 
+ 3: - Phần đầu: gtnv, ngnhân, tình huống truyện 
 - Phần T.bài PT câu chuyện: Hành động và kq’ 
 - Phần còn lại: Kết thúc: bài học rút ra. 
=> Dàn ý của bài văn kể chuyện 
* Bước 3: HDHS tìm hiểu văn bản.
- Truyện có mấy nv ? cách đặt tên các nv gợi cho em suy nghĩ gì ? 
+ 5 nhân nhân, không có nhân vật nào là chính. 
Nv Miệng đáng chú ý hơn vì là đầu mối của truyện. Cách đặt tên nv rất giản dị nhưng có dụng ý: Lấy tên các bộ phận của cơ thể người đặt cho từng nv. Đó là biện pháp nhân hoá thường gặp trong truyện ngụ ngôn. 
- Em hãy nêu tình huống mở đầu của truyện và nhận xét về tình huống đó ? 
+ Cô Mắt phát hiện ra sự bất hợp lý trong việc phân công và hưởng thụ. Chân, Tay  làm việc quá nhiều, lão Miệng chỉ ngồi ăn không -> đây là 1 CT có ý nghĩa, tình huống có vấn đề -> ngnhân dẫn đến sự PT cốt truyện. 
- 4 người có trình độ ntn với Miệng ? 
- Sau khi ra về cả bọn đã làm gì ? kết quả việc làm đó ntn ? kq’ đó chứng tỏ điều gì ? 
 GV: Cả 4 đường làng không chịu làm việc, lão Miệng bị bỏ đói, chỉ 1 thời gian ngắn đã thấy hậu quả với cả 4, đó là sự mệt mỏi chán chường uể oải cảm giác của từng bộ phận cơ thể do thiếu ăn được miêu tả rất phù hợp với từng bộ phận. 
 Cho thấy sự thống nhất cao độ giữa các bộ phận suy rộng ra là sự thống nhất của XH, cộng đồng. 
- Tình huống truyện lại được mở ra khi bác Tai phân tích sự sai lầm, rồi cả bọn đến nhà lão Miệng. Em hiểu lời bác Tai ntn ? 
+ Lão Miệng không ăn chúng ta sẽ bị tê liệt, lão M có ăn thì chúng ta mới khoẻ được -> lời nói của bác Tai chứng tỏ bác đã hiểu đúng mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể mỗi bộ phận có 1 chức năng khác nhau -> sự thống nhất không tách rời các bộ phận của cơ thể, rộng ra là trong cộng đồng xã hội. 
- Truyện kết thúc ntn ? 
+ 4 người chăm sóc M chu đáo tận tình chứng tỏ họ đã hiểu ra vấn đề. Sau khi ăn M thấy khoan khoái, cả bọn cùng dễ chịu, mọi việc trở về như xưa, ai làm việc nấy không còn tị nạnh nhỏ nhen, tất cả sống trong niềm vui lđ, cần cù chăm chỉ miệt mài trong 1 cơ thể. 
- Qua truyện em rút ra được bài học gì ? 
I/ Đọc-thảo luận chú thích 
1/ Đọc, kể: 
2/ Thảo luận chú thích. 
* Từ khó SGK
II/ Bố cục ( ba phần).
III/ Tìm hiểu văn bản
1. nguyên nhân cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng.
- Họ phải làm việc nhiều, Lão Miệng chẳng phải làm gì chỉ ngồi ăn không 
=> Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn thấy ở vẻ bề ngoài, chưa thấy sự thống nhất bên trong. 
- Cuối cùng họ đã hiểu ra vấn đề và lại chung sống hoà đồng như xưa.
 2/Bài học:
- Trong tập thể mỗi thành viên không thể sống tách rời mà phảI nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau.
* HĐ2: HDHS tổng kết: 3'
- Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức bài học
B1: Câu truyện cho ta bài học gì ? em áp dụng bài học đó vào thực tiễn cs ra sao ? 
+ HS trả lời các ND trong phần ghi nhớ. 
B2: Gọi HS đọc ghi nhớ
IV/ Ghi nhớ ( sgk )
* HĐ3: HDHS luyện tập: 7' ... i kể xong. 
- Làm chủ câu chuyện mình kể. 
* Hoạt động 2: HD học sinh luyện tập. 15p
Mục tiêu: Thực hiện yêu cầu 1,2,3
- GV cho HS xung phong thi - đại diện các tổ 
+ HS trình bày 
- Đánh giá nhận xét về: ND truyện 
 Giọng kể, tư thế
 Lời mở, lời kết 
 Tác phong minh hoạ 
II/ Luyện tập: 
- Kể các câu chuyện đã học một cách diễn cảm.
4/ Tổng kết - Hướng dẫn HS học bài : (5’) 
	KC tưởng tượng phải căn cứ vào yếu tố nào ? ( sự việc có thật) 
	Bố cục bài KC tưởng tượng (3 phần) 
	- Ôn kỹ các kiến thức về KC tưởng tượng. 
- Chuẩn bị bài: Con hổ có nghĩa ( đọc nhiều lần, T2 truyện, TL các câu hỏi). 
 - Động từ ( trả lời các câu hỏi trong sgk) 	
NS: 18/12/2010 
NG: 20/12/2010
Ngữ văn – Bài 17 
Tiết 70
Trả bài kiểm tra học kì I 
I/- Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Để HS nhận rõ ưu – nhược điểm của bản thân trong bài làm. GV đánh giá được kết quả học tập, khả năng nhận thức của từng HS thông qua bài làm. 
2. Kĩ năng:
- RLKN tự sửa chữa lỗi trong bài làm. 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tự sửa lỗi, phát huy các ưu điểm, quan tâm đến văn học. 
II/- Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài
- Kiểm soát cảm xúc.
III/Chuẩn bị: 
- GV: Bài đã chấm. 
- HS: Lập dàn ý với đề bài đã kiểm tra. 
Iv/ phương pháp/ ktdh:
- Giải quyết vấn đề.
V- Tổ chức giờ học: 
1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra đầu giờ. Không 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. 3p
 Giờ trả bài hôm nau có một tầm quan trọng rất lớn vì qua đó các em sẽ thấy mình đã nhận thức được những kiến thức gì trong 1 học kỳ và cũng tự nhận ra được những lõi thông thường mà mình hay mắc phải trong bài viết. Bây giờ các em cùng thực hiện các ND. 
Hoạt động 1: Chữa bài:25p
Mục tiêu: chữa bài, chỉ ra lỗi cho học sinh
HD học sinh thực hiện các nội dung. 
- GV Nêu yêu cầu của từng phần ( đáp án chấm tiết 67, 68) 
I/ Xác định yêu cầu của đề. 
Phần I: Trắc nghiệm 
Phần II: Tự luận 
II/ Nhận xét ưu, nhược điểm. 
1/ Ưu điểm: 
- Phần trắc nghiệm: Ôn kĩ bài nên hầu hết đã xác định đúng. 
- Hiểu yêu cầu của đề, nắm kiến thức tương đối chắc. 
- Phần tự luận viết rõ ràng, đủ ND, đúng yêu cầu. Bố cục chặt chẽ, hợp lý , ngôi kể phù hợp. 
- Một số bài viết có sự sáng tạo tốt. 
- Trình bày bài khoa học, sạch đẹp.
2/ Nhược điểm: 
- Một số bài năm kiến thức chưa vững, chọn chi tiết chưa phù hợp, chưa biết dựng đoạn. 
- Có bài viết dưới dạng 1 đoạn văn mặc dù đủ các ND yêu cầu. 
- Một số bài viết sơ sài. 
- Có bài lan man không tập trung sự việc chính. 
III/ Sửa chữa lỗi mắc. 
1/ Diễn đạt: 
 Về sau Lê Thận gia nhập nghĩa quân và dâng chuôi gươm cho Lê Lợi. Thanh gươm tung hoành ngang dọc trên tay Lê Lợi khi giải phóng Lê Lợi được tôn lên làm vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ khi dạo quanh hồ khi xưa Lê Thận bắt được chuôi gươm Long Vương sai tôi lên đòi lại gươm thần ..
2/ Dùng từ: 
- Khi giặc còn ít Lê Lợi gọi bộ đội, cảnh sát quốc tế tới 
- Khi Lê Lợi đến theo đúng lời ta 
- Nếu giao kiếm cho giặc 
- Đưa lưỡi gươm ra chỗ đốm lửa xem xét 
- Gia nhập vào nghĩa quân. 
3/ Chính tả. 
 Ra nhập, chôi về, chèo lên cây, trước cháu chốn tui chốn lủi, rễ dơi, tràng reo lên, đi rạo, gián đứng lên, câu truyện, tham ra sâm lược, bơi nên mặt nước, giã man, cỏ giác, nhưnh thật kì lạ, quết định, nằng lặng. 
* Hoạt động 2: Trả bài: 10p
Mục tiêu: Học sinh tìm ra chỗ sai của mình và sửa lại, rút kinh nghiệm.
GV: Trả bài
HS: xem lại bài làm của mình, trao đổi với các học sinh khác.
IV/ Trả bài: 
Điểm 8 -> 10: 
Điểm 6,5 – 7,9: 
Điểm 5 -> 6,4: 
Điểm dưới 5:
4/ Tổng kết- Hướng dẫn HS học bài : (5’) 
Nhấn mạnh lần nữa những ưu, nhược điểm. 
- Sửa chữa những ưu, nhược điểm. 
- Chuẩn bị bài: Bài học đường đời đầu tiên 
----------------------------------------------------------
NS: 19/12/2010
NG: 21/12/2010 
Tiết 71
Chương trình ngữ văn địa phương 
Bài: Động Mường Vi 
(Truyện cổ dt Giáy)
I/- Mục tiêu: 
1.KT:
- HS nắm được nội dung, ý nghĩa và các chi tiết NT của truyện cổ tích Động Mường Vi. 
2. KN:
- RLKN đọc, kể, tìm hiểu truyện. 
3.TĐ:
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hoá của địa phương, tự hào về quê hương Lào Cai. 
II/ Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài. 
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
III/- Chuẩn bị: 
- GV: Phô tô các VB’ địa phương cho HS chuẩn bị bài. 
- HS: Chuẩn bị bài, vở viết. 
IV/ phương pháp/ktdh: 
- Đọc tích cực
V/- Tổ chức giờ học: 
1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra đầu giờ. (5’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. 2p
Truyện “Động Mường Vi” thuộc thể loại nào ? ( cổ tích) 
 Mỗi một địa phương đều có vốn VH dân gian mang màu sắc riêng với cách sử dụng từ ngữ, thể hiện chi tiết h/ả cũng mang những nét riêng biệt. Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta vào bài. 
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc – hiểu VB’ .33p
Mục tiêu: - đọc, tìm bố cục, phân tích vẻ đẹp của động Mường Vi.
- GV hướng dẫn đọc: Giọng say mê, chìm sâu trầm, chú ý những từ tượng thanh, tính từ miêu tả. Đoạn cuối vui tươi, phấn khởi 
- GV đọc 1 đoạn – 3 HS đọc – nhận xét 
- Gọi 1 em kể câu chuyện, 2 em kể tóm tắt. 
- Em hãy giải thích các từ trong phần chú thích. 
+ Lưu ý cả 5 chú thích 
- Theo em truyện có thể chia làm mấy phần 
+ Đ1: Từ đầu chịu khó: giới thiệu động Mường Vi (mở truyện) 
+ Đ2: Tiếp  bánh khảo: Những sự việc liên quan đến động Mường Vi (thân truyện) 
+ Đ3: Còn lại: Sự màu mỡ của đất đai Mường Vi (kết truyện) 
- Chúng ta tìm hiểu VB’ theo bố cục đã chia 
- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1
- Vẻ đẹp của động Mường Vi được miêu tả qua những chi tiết nào ? 
+ Động rất rộng và sâu, trong có suối nước chảy róc rách, có ruộng bậc thang  mát 
- Những biện pháp NT nào đã được sử dụng trong đoạn truyện ? 
- Những từ ngữ, hình cảnh chọn lọc này gợi cho em hình dung ra động Mường Vi ntn ? 
+ Đẹp, ấn tượng.
I/ Đọc – thảo luận chú thích. 
1/ Đọc, kể 
2/ Thảo luận chú thích 
II/ Bố cục: 3 phần. 
III/ Tìm hiểu VB: 
1/ Động Mường Vi 
 “Rộng và sâu, suối chảy róc rách, có ruộng bậc thang  
/ TT miêu tả, từ láy tượng thanh, hình ảnh chọn lọc. 
-> Động rất đẹp với h/ả đầy ấn tượng. 
4/ Tổng kết- Hướng dẫn HS học bài : (3’) 
Đọc diễn cảm câu chuyện
Em hình dung động Mường Vi ntn ? 
- Tập kể diễn cảm câu chuyện 
- Xem kĩ những nội dung đã chuẩn bị – giờ sau tiếp tục tìm hiểu 
- Đọc kĩ các truyện dg đã học – tập kể.
NS:19/12/2010 
NG: 21/12/2010
Tiết 72
Chương trình ngữ văn địa phương 
Bài: Động Mường Vi 
(Tiếp)
I/- Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
- Tiếp tục cho HS tìm hiểu ND, ý nghĩa và các chi tiết nghệ thuật của ruyện cổ tích Động Mường Vi, thấy được cách giải thích tục cúng lễ vào dịp tết Nguyên Đán của đồng bào dt Giáy; sự giàu có của vùng đất Mường Vi. . 
2.Kĩ năng:
- RLKN kể, phân tích truyện. 
3.Thái độ:
- Giáo dục HS giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hoá của địa phương, tự hào về quê hương Lào Cai. 
II/ Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
III/- Chuẩn bị: 
- GV: Tài liệu về truyện “Động Mường Vi” 
- HS: Chuẩn bị bài, vở viết. 
IV/ phương pháp/ ktdh:
- Hỏi và trả lời.
V/ tổ chức giờ: học: 
1/ ổn định tổ chức: ( 1’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra đầu giờ . (3’)
Kể diễn cảm truyện “Động Mường Vi” ? 
Vẻ đẹp của động Mường Vi được miêu tả qua những chi tiết nào ? 
Qua đó em hình dung động Mường Vi ra sao ? 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. 1p
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phần đầu của truyện và đã hình dung được cảnh động Mường Vi đẹp và đầy ấn tượng. 
 Để tìm hiểu rõ hơn về phong cảnh con người ở đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài “Động Mường Vi” 
Hoạt động 1: HD học sinh đọc – hiểu VB ( tiếp) 25p
Mục tiêu: phân tích các phong tục, vẻ đẹp của động Mường Vi.
- Gv gọi HS đọc trọn vẹn câu chuyện 
- 1 HS kể tóm tắt truyện 
- 1 HS đọc phần 2 của truyện ( theo bố cục) 
- Đoạn truyện bạn vừa đọc nêu bật ND gì ? 
- Các nàng tiên đã làm gì để giúp đỡ dân bản ? ý nghĩa của việc làm đó ? 
+ Các nàng tiên giúp dân nhổ mạ, gặt lúa  bằng sức hàng trăm người làm  nhanh thoăn thoắt  phù hộ cho dân bản được khoẻ mạnh, tránh dịch bệnh -> động viên tinh thần lao động của mọi người. 
 Mang các đồ dùng vật dụng đến để mọi người dùng trong các dịp có việc lớn, mượn xong phải rửa sạch và để vào chỗ cũ. 
-> giáo dục lòng trung thực, trách nhiệm, tôn trọng giữ gìn của công. 
- Vì sao các nang tiên lại ra đi và tất cả mọi thứ lại hoá thành đá ? 
+ Có người tham, mượn không trả, không rửa sạch đồ dùng sau khi mượn 
- Để  
GV: 
 Để mưa thuận, gió hoà, hết dịch bệnh hàng năm bà con thường xuyên tổ chức cúng lễ vào dịp tết nguyên đán với nhiều đặc sản của địa phương: Xôi bảy màu, bánh khảo  
-> giải thích tập tục cúng lễ dịp tết nguyên đán hàng năm = những sản vật của địa phương. 
- Và có được đặc sản đó thì phải có 
- Do đâu mà đất ở Mường Vi lại trở lên màu mỡ lạ kì như vậy ? 
+ Vì các nàng tiên khi vận chuyển đất đá của trời qua đây làm rơi vãi xuống khiến cho trồng cấy cây gì cũng tốt. 
III/ Tìm hiểu VB’ 
1/ 
2/ Giải thích tập tục cúng lễ dịp tết Nguyên đán. 
- Việc làm của các nàng iên “giúp dân nhổ mạ, gặt lúa  phù hộ cho dân bản khoẻ mạnh, tránh dịch bệnh cho các loại gia súc 
-> Động viên bà con dân bản nâng cao tinh thần LĐ.
- Mang các đồ dùng: Bát, đĩa, ấm chén, cày bừa  cho mọi người mượn, dùng xong rửa sạch trả về chỗ cũ. 
-> Giáo dục lòng trung thực, trách nhiệm giữ gìn bảo vệ của công. 
- Có người tham, mượn không trả, không rửa sạch đồ dùng -> đồ vật hoá đá, thời tiết không thuận -> đói kém. 
- Dân bản cúng lễ vào dịp tết nguyên đán -> mưa thuận, gió hoà, ấm no. 
=> Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. 
3/ Sự màu mỡ của đất đai M. Vi 
 Trồng cấy cây gì cũng tốt -> đời sống bà con sung túc đầm ấm. 
* Hoạt động 2: HD học sinh tổng kết 3p.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thưc về nội dung và nghệ thuật của bài
- GV cho HS thảo luận nhóm C3 với yêu cầu: ý nghĩa của truyện “Động Mường Vi” 
- HS thảo luận trong 2’ - đại diện trả lời 
- GV chốt các ND trong ghi nhớ 
 IV/ Ghi nhớ:
 ( Tài liệu trang 2)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.7p
Mục tiêu: kể lại chuyện diễn cảm 
- Gọi HS kể chuyện 
+ 2 HS kể chuyện diễn cảm 
+ 1 HS kể tóm tắt 
V/ Luyện tập: 
4/ Tổng kết- Hướng dẫn HS học bài : (5’) 
Thông qua truyện vừa học, em thấy nổi bật NT, ND gì ? 
Trong truyện em thích nhất hình ảnh nào ? vì sao ? 
- Học thuộc ghi nhớ – kể được truyện. 
-------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6TICH HOP KI NANG SONG.doc