Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 125 đến tiết 140 - Trường PTCS Hướng Việt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 125 đến tiết 140 - Trường PTCS Hướng Việt

 Tiết 125

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T1)

A/ MỤC TIÊU :

I. Chuẩn

1. Kiến thức:

-Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

-Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng

- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.

 3. Thái độ:

Có thái độ dúng đắn , biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.

II. Mở rộng và nâng cao:

 

doc 30 trang Người đăng thu10 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 125 đến tiết 140 - Trường PTCS Hướng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
 Tiết 125
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T1)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
-Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
-Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 
	3. Thái độ:
Có thái độ dúng đắn , biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
 Thực hành, kích thích tư duy, động não.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo.
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
? Em cảm nhận được những điều sâu sắc gì từ văn bản “ cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV: Cho HS đọc phần chú thích * ở SGK.
- Đọc : Văn bản nhật dụng cho nên đọc phải thể hiện sự thiết tha khi nói đến thiên nhiên, môi trường.
- Chú thích : SGK
? Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
- Bố cục: 3 phần
- P1:Từ đầu đến tiếng nói cha ông chúng tôi 
→ Những điều thiêng liêng trong ký ức
- P2: Tiếp đó → Đều có sự ràng buộc → Những lo âu của người da đỏ về đất đai , môi trường.
- P3: Còn lại → Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường đất đai.
Hoạt động 2
? Trong ký ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào?
? Tai sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là những điều thiêng liêng?
? Những điều thiêng liêng đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ?
? Tìm những lời văn thể hiện phép nhân hóa trong đoạn văn?
- Những bông hoa. Là chị, là người em, con suối là máu của tổ tiên chúng tôi, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của tổ tiên chúng tôi.
? Tác dụng của phép nhân hóa trong đọan văn đó ? 
I. Tìm hiểu chung
1 Xuất xứ văn bản
 - Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh da đỏ gửi bức thư trả lời. Là một bức thư nổi tiếng về thiên nhiên và môi trường.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục
 3 phần 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ
- Đất đai, cây lá , hạt sương , tiếng côn trùng , những bông hoa, vũng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối.
- Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý không thể tách rời với sự sống của người da đỏ ( là máu của tổ tiên , là chị , là em, là gia đình ).
- Những thứ đó không thể mất cần được tôn trọng và gìn giữ.
- Gắn bó, yêu quý đất đai , môi trường và thiên nhiên
→ Sự vật hiện lên gần gũi, thân thiết với con người bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của tác giả đối với thiên nhiên và môi trường sống.
3. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1
? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Học bài , nắm nội dung bài học của tiết 1.
- Soạn tiếp tiết 2 chu đáo tiết sau học tiếp.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 126
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T2)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
-Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
-Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 
	3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn, biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
 Thực hành, kích thích tư duy, động não.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo.
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
? Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ là gì ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
? Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng ?
? Những lo âu đó được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ như thế nào?
? Sự đối lập giữa 2 dân tộc về đất đai , môi trường?
? Nghệ thuật trong đoạn văn?
 ? Tác dụng ?
? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối bức thư?
? Em hiểu thế nào về câu nói “ đất là mẹ “?
? Nhận xét giọng văn trong đoạn thư này?
? Tại sao người viết thay đổi giọng văn như vậy ?
Hoạt động 3
GV cho HS thảo luận 
? Theo em văn bản này quan tâm và khẳng định điều nào trong cuộc sống ?
? Tại sao văn bản này hơn 1 thế kỷ vãn được xem là văn bản hay nhất nói về môi trường?
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ.
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường tự nhiên
- Môi trường tự nhiên sẽ bị người da trắng phá
- Đạo đức: mảnh đất này không phải anh em của họ mà là kẻ thù của họ, mồ mả của họ , họ còn quên.
- Cư xử đất đai : họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần. Họ cư xử vối đất, mẹ, anh , em bầu trời như những vật mua được, bán đi là thèm khát của họ, để lại đằng sau những hoang mạccả ngàn con trâu bị người da trắng bắn 
- Cách sống vật chất thực dụng >< cách sống tâm trạng các giá trị tinh thần.
- So sánh , đối lập, nhân hóa , điệp ngữ.
→ Nêu bật sự khác biệt giữa 2 cách sống
- Thể hiện rõ thái độ tôn trọng , bảo vệ đất đai môi trường.
- Bộc lộ sự lo âu của người da đỏ khi đất đai của họ về tay người da trắng.
→ Tôn trọng và đầy ý thức về môi trường.
3. Kiến nghị của người da đỏ.
- Phải biết kính trọng đất đai
- Khuyên bảo chung: đất là mẹ
- Điều gì xãy ra với đất đai là xãy ra với những đứa con của đất.
→ Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất là làm cho ruột thịt của mình.
- Con người cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên.
→ Giọng văn đanh thép, hùng hồn( người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai).
→ Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai , môi trường.
III. Ý nghĩa văn bản
- Con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ thiên nhiên môi trường.
- Nó đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại đó là quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Nó được viết bằng sự am hiểu và tình cảm mãnh liệy giành cho đất đai, môi trường.
- Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật.
Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố : 
- GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1
? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ? Kiến nghị của người da đỏ?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Học bài , nắm nội dung bài học 
- Soạn bài mới: động phong nha theo câu hỏi SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy:
Tiết 127
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
-Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng:
-Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
-Chữa các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
	3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi viết, khi đặt câu đúng quan điểm tư tưởng.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, kích thích tư duy.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo.
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
 GV cho HS đọc ví dụ SGK
? Chỉ ra chỗ sai trong các câu đóvà nêu cách chữa lại cho đúng
HS trả lời , lớp nhận xét, GV chốt lại.
Hoạt động 2
HSđọc ví dụ SGK
? Cho biết những từ in đậm đó nói về ai ?
? Nêu cách chữa ?
Hoạt động 3
GV: tổ chức cho HS thảo luận nhóm các bài tập ở trong SGK ( từ bài 1- 4) sau đó cho Nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét.
Cuối cùng GV tổng kết lại toàn bộ nội dung của các bài tập tròn SGK.
I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
1. Ví dụ
 Chỉ ra chổ sai ở câu a, b SGK
2. Cách chữa
a.Thêm CN, VN cho câu
- Mỗi khi điLong Biên, tôi đều say..
b. Chưa thành câu , chưa cóCN, VN 
- Thêm CN, VN : Bằngcông nhân nhà máy đã hoàn thành 60% kế hoạch năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
1. Cho biết mỗi bộ phận in đậm sau nói về ai ?
- Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm .
→ Phần in đậm đó miêu tả hành động của CN trong câu (ta). Như vậy, đây là câu sai về mặt nghĩa.
- Cách chữa: Ta thấy dượng HT, hai hàm răng cắn chặt,.
III. Luyện tập
 BT1
Xác định CN, VN trong các câu sau:
a. Năm 1945, cầu /được đổi tên thành cầu LB.
b. Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời HN trong xanh, lòng tôi /nhớ lại nhưng năm tháng chống đế quốc Mỹ oanh liệt ...
c. Đứng trên cầu LB, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực, tôi / cảm thấy chiếc cầu như
BT2
Viết thêm CN, VN cho  ...  Dấu phẩy đặt ở đâu?
? Cho mỗi loại một ví dụ?
I. Các từ loại đã học
 * Từ loại
- Động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái nói chung của người của sự vật.
- Danh từ: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm,
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng dể xác địng vị trí 
- Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ dể bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó
II. Các phép tu từ đã học
* Các phép tu từ về từ
- Phép so sánh: Là đối chiếu sự vạt, sự việc có nét tương đồng
- Phép nhân hóa: Là cách gọi , tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi người
- Phép ẩn dụ: Là cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
- Phép hoán dụ: Là tên gọi sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
III. Các kiểu cấu tạo câu
* Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn: Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 + Câu có từ là
 + Câu không có từ là
- Câu ghép: Là câu do hai cụm C-V tạo thành.
III. Các dấu câu đã học
* Dấu câu Tiếng Việt
- Dấu kết thúc câu
 + Dấu chấm : đặt ở cuối câu miêu tả
 + Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn
- Dấu phân cách các bộ phận câu
 + Dấu phẩy: ngăn cách các bộ phận phụ
3. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
4. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết ôn tập tổng hợp cuối năm.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 136
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
Vận dụng theo hướng tích hợp các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực vận dụng các kiến thức đã học khi làm bài.
	3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
 Nêu vấn đề, kích thích tư duy.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: soạn bài chu đáo
 2- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc soạn bài của HS.
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV: Về phần văn bản chúng ta cần nắm chắc đặc điểm thể loại, nội dung cụ thể của từng từng văn bản ? Nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
Hoạt động 2
Về câu phải nắm được các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn.
Nắm được các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ.
Hoạt động 3
 Nắm được dàn bài của một bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tứ tự kể trong văn tự sự
Về văn miêu tả phải hiểu thế nào là văn miêu tả, mục đích 
Nắm được cách làm của một bài văn miêu tả, phương pháp tả người , phương pháp tả cảnh
Cách viết đơn từ
Hoạt động 4
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Nắm được đặc điểm thể loại
2. Nắm được nội dung cụ thể
3. Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự
II. Phần tiếng việt
1.Về câu
- Thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- chữa lỗi về CN- VN.
2. Biện pháp tu từ.
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
III. Phần tập làm văn
1.Văn tự sự
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Biết cách làm bài văn tự sự
2. Văn miêu tả
- Thế nào là văn miêu tả
- Mục đích và tác dụng của văn miêu tả.
- Các thao tác của văn miêu tả
- Quan sát, tưỏng tượng, liên tưởng , so sánh.
3. Cách làm bài văn miêu tả
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
4. Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn từ.
IV. Hướng kiểm tra đánh giá.
Đề ra gồ có 2 phần
- Phần trắc nghiệm
- Phần tự luận
GV cho HS làm đề tham khỏa ở SGK trang 164 - 165
3. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
4. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra tổng hợp cuối năm.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 139
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (T1)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
Vẻ đẹp ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Kĩ năng:
-Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử(danh lam thắng cảnh)ở địa phương.
-Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
-Trình bày trước tập thể.
	3. Thái độ:
Có thái đọ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
 Thảo luận, động não.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: soạn bài chu đáo
 2- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc soạn bài của HS.
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Em đã học những văn bản nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo vệ môi trường?
? Ở địa phương em có những di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh nào không?
? Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em như thế nào?
? Địa phương em có những chính sách chủ trương gì không?
1. Những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vấn đề về môi trường.
- Động Phong Nha
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2. Những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở địa phương em.
- Nhà tù Lao Bảo - Sân bay Tà Cơn
- Biển Cửa Tùng - Biển Cửa Việt
- Cầu Hền Lương - Thành cổ Quảng trị
3. Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em
 (HS thảo luận)
3. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
4. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà viết bài văn giới thiệu một cảnh đẹp hay một di tích để tiết sau học 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 140
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (T2)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
Vẻ đẹp ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Kĩ năng:
-Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử(danh lam thắng cảnh)ở địa phương.
-Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
-Trình bày trước tập thể.
	3. Thái độ:
Có thái đọ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
 Thảo luận, kích thích tư duy.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: soạn bài chu đáo
 2- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra việc soạn bài của HS.
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Lớp thảo luận chuẩn bị bài viết của mình về một di tích, một danh lam hay môi trường,.
- Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Qua học 2 tiết địa phương em cảm thấy như thế nào? nêu cảm nhận của em
GV tổng kết chung về vấn đề địa phương giúp các em định hướng được giá trị của danh lam thắng cảnh và giá trị của di tích lịch sử để từ đó các em cảm thấy yêu hơn về đất nước Việt Nam
1. Thảo luận chuẩn bị trình bày bài viết
- Về một di tích lịch sử
- Về một danh lam thắng cảnh đẹp
- Về vấn đè môi trường 
2. Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận 
- Giới thiệu về một di tích hoặc một danh lam thắng chảnh đẹp ở quê em
( HS trình bày , lớp nghe nhận xét bổ sung)
Chú ý: gọi những HS ít lên bảng trình bày
3. Lớp cùng thầy, cô giáo tổng kết , đánh giá chương trình địa phưong và rút ra bài học chung và bài học cho bản thân em
3. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
4. Hướng dẫn học bài : 
 - Sưu tầm thêm những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 
 - Viết tiếp những vấn đè của địa phương có tính chất bức thiết.
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 6 tiet 125 den 140.doc