Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS Minh Thắng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.

 Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.

 Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.

 Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

 Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói đến chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

2. Kĩ năng

 Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

 Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

 Kể lại được câu chuyện.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 10
(Từ tiết 37 đến tiết 40)
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Viết bài TLV số 2
37
38
39-40
Tiết 37
 Ngày soạn: 20/10/2010
 Ngày dạy: 25/10/2010
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG	
- Truyện ngụ ngôn -
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói đến chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
Kể lại được câu chuyện.
III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Tranh minh họa
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
 µ Kể tóm tắt truyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng. 
 µ Nêu ý nghĩa truyện
 µ Trong truyện em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
( Giới thiệu bài mới)
v HĐ2: Giới thiệu truyện ngụ ngôn
I. Định nghĩa truyện ngụ ngôn
v HĐ3: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
µ Gv hướng dẫn Hs đọc.
GV đọc mẫu 1 đoạn
HS lần lượt đọc
- Đọc chú thích *, em hiểu thế nào truyện ngụ ngôn?
- So sánh truyện cổ tích với truyện ngụ ngôn?
Khái niệm truyện ngụ ngôn:
- Là truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi.
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoỉc vị chính con người đĩ nói bóng gió, kín đáo truyưn con người.
- Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
µ Hãy kể tên các truyện ngụ ngôn mà em biết .
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
2. Chú thích
v HĐ4: Đọc-hiểu văn bản
 ? Truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng “ có hai sự việc liên quan đến một chú ếch . Hãy chỉ ra hai phần nội dung và nêu sự việc chính của mỗi phần ? 
- Ếch khi ở trong giếng.
- Ếch khi ra khỏi giếng
? Giếng là một không gian như thế nào? 
? Cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào? 
? Trong môi trường ấy, ếch ta tự thấy mình như thế nào? 
- Không gian: chật hẹp . 
? Điều đó cho ta thấy đặc điểm gì trong tính cách của Ếch? 
? Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? 
- Trời mưa ta làm nước giếng dâng lên, đẩy ếch ra khỏi miệng giếng
- Lúc này, có gì thay đổi trong hòan cảnh sống của ếch? Ếch có nhận ra điều đó không? 
? Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều ấy? 
? Kết cục chuyện gì đã xảy ra đối với ếch? 
* Giáo dục: ý thúc học hỏi, ham hiểu biết
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Ếch khi ở trong giếng
- Không gian: chật hẹp . 
- Cuộc sống: chật hẹp, đơn giản, trì trệ, xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ 
=> tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo . 
2. Ếch khi ra khỏi giếng 
- Không gian mở rộng 
- Ếch vẫn chủ quan, nhâng nháo, nghênh ngang . 
- Bị bọn trâu giẫm bẹp . 
=> Lời kể ngắn gọn, kết cục bi thảm. Hậu quả của lối sống chủ quan, kiêu ngạo . 
v HĐ5: Tổng Kết
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện là gì ?
` Bài học cần phải rút ra là những bài học nào?
* Giáo dục: Tránh kêu ngạo, chủ quan.
* Tích hợp: Một số truyện ngu ngôn thỏ và rùa 
 - Phần luyện tập Gv cho cả lớp cùng làm sau đó gọi xung phong (học sinh thoải mái lựa chọn)
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, dặc sắc.
- cách kể bất ngờ, hài ước kín đáo.
2. Ý nghĩa văn bản
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà chủ quan, kêu ngạo.
 - Khuyên con người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết.
v HĐ6: HD HS luyện tập
Hs làm bài cá nhân
III. Luyện tập
(1) Gạch chân 
 - “Ếch cứ tưởngvị chúa tể”
- “Nó nhân nháogiẫm bẹp” 
v HĐ7: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Tập kể diễn cảm truyện
Soạn: Thầy bói xem voi
Đọc kĩ bài
Trả lời theo câu hỏi SGK
Kể lại được truyện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 38
 Ngày soạn: 21/10/2010
 Ngày dạy: 26/10/2010
THẦY BÓI XEM VOI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
Kể diễn cảm truyện.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. KTBC
Câu 1: Thế nào là truyện ngụ ngôn? thái dộ của ếch?
Câu 2: Hậu quả và bài học qua truyện ếch ngồi đáy giếng?
3. Bài mới
HS phân vai đóng kịch -> Giới thiệu vào bài mới -> tạo tâm thế học tập cho HS
HS nhận xét từng vai các bạn đóng.
GV Nhận xét -> cho điểm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
( Giới thiệu bài mới)
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
µ Gv hướng dẫn Hs đọc.
GV đọc mẫu 1 đoạn
HS lần lượt đọc
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
2. Chú thích
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
µ Nêu các nhân vật trong truyện? Năm thầy bói được giới thiệu ntn?
` Em hãy nêu sự đặc biệt về cách xem voi của 5 thầy bói?
` Vì sao 5 thầy bói phải dùng tay để sờ voi? 
(mắt các thầy đều mù).
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Các cách thầy bói xem voi và phán về voi.
 - Cả năm thầy đều dùng tay để sờ 
 - Cả năm thầy đều dùng hình thức ví von và từ láy để tả về con voi: “ Sun sun”.
` thái độ của 5 thầy khi phán về voi?
* giáo dục: không nên bảo thủ.
` Hậu quả của tính bảo thủ?
2. Thái độ của các thầy bói về voi.
 - Cả năm thầy phán về voi đều sai, nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình đúng à tính bảo thủ .
 - Điều chung cách xem voi phiếm diện 
 (dùng bộ phận để nói toàn bộ)
 à hậu quả: Cả năm thầy đánh nhau toác đầu, chảy máu.
v HĐ4: Tổng Kết
` Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện?
` Em hãy rút ra bài học qua câu truyện trên?
µ cho học sinh đọc lại ghi nhớ 
µ GV nhấn mạnh lại .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài ước, kính đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
2. Ý nghĩa văn bản
- Khuyên con người muốn hiểu biết sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện .
v HĐ5: HD HS luyện tập
µ cho cả lớp trao đổi và cùng làm bài tập luyện tập .
IV. Luyện tập
 Kể một số ví dụ của em hoạc của các bạn đã nhận định đánh giá sự vật, sự việc một cách sai lầm theo kiểu “ thầy bói xem voi”
v HĐ7: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Tập kể diễn cảm truyện 
Xem lại các bài TLV đã học tiết sau viết bài viết số 2 tại lớp
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 39-40
 Ngày soạn: 22/10/2010
 Ngày dạy: 27/10/2010
VIẾT BÀI TLV SỐ 2- 
VĂN KỂ CHUYỆN
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hs biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hs biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
2. Kĩ năng
Tạo lập văn bản 
Rèn luyện kỹ năng kể chuyện .
III. CHUẨN BỊ
GV: Ra đáp án, biểu điểm.
HS: Chuẩn bị trước 5 đề trang 99.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
v HĐ1: GV: Đọc và chép đề lên bảng.
Đề 1: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
 Đề 2: Kể về một việc tốt mà em đã làm 
v HĐ2: Những điều cần lưu ý
-Đọc thật kỹ đề bài xác định trọng tâm. 
-Chữ viết phải đúng chính tả, dể đọc. Câu văn phải viết đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục.
-Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung.
ĐÁP ÁN
I. Yêu cầu về nội dung
a) Mở bài:Giới thiệu về thầy, cô mà mình quý mến.
b) Thân bài: Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cư chỉ, hành động, công tác...
+ Đức tính.
+ Lòng nhiệt tình với học trò, đồng nghịêp.
+ Cư chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp.
+ Những kỉ niệm (sự quan tâm) của thầy cô đối với chính mình.
+ Tình cảm của mình đối với thầy cô đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập.
c) Kết bài: Cảm xúc của bản thân về người thầy, cô
II. Yêu cầu về hình thức.
Không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, dùng dấu câu phù hợp.
Diễn đạt mượt mà, liên kết ý đoạn văn chặt chẽ.
Trình bày sạch, đẹp.
BIỂU ĐIỂM.
Từ 1- 2 điểm: Bài làm sơ sài, không biết cách làm văn, sai quá nhiều lỗi chính tả.
Điểm 3-4: -Bài viết có bố cục 3 phần.
Thân bài kể dài dòng, kỉ niệm đơn giản.
Sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 5-6:
Bài làm có theo bố cục 3 phần
Sử dụng đúng ngôi kể
Những kỉ niệm đáng nhớ.
Còn sai ít lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 7-8: -Bố cục rõ ràng.
Kết hợp hài hòa, tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Làm nổi bật tình cảm sâu sắc.
Sai chính tả không đáng kể.
Điểm 9- 10:
Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức.
Bài viết có cảm xúc.
Bài làm xuaát saéc.
v HĐ 3.Xem học sinh làm bài
v HĐ 4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài.
v HĐ5: Dặn dò 
- Xem lại đề kt văn bản đã làm tiết sau trả bài kiểm tra một tiết 
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (BGH)

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 co anhchuan KT T10(1).doc