Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phi Hổ

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phi Hổ

I) Mức độ cần đạt :

 - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.

 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu và tạo lập văn bản. Tích hợp với các VB đã học

II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. KIẾN THỨC :

- Đặc điểm của văn tự sự .

2. KỸ NĂNG :

- Nhận biết được văn bản tự sự.

- Sử dụng được một số thuật ngữ : tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.

III) HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :

* Hoạt động 1 :

 1, Ổn định lớp :

 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

* Hoạt động 2 :

 3, Bài mới :Giới thiệu bai : Ai có thề hiểu được văn tự sự là gì ? Văn tự sự khác gì với văn miêu tả? Trong những tình huống nào người ta phải dùng đến văn tự sự . Đó chính là nội dung bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phi Hổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :..	- Ngày dạy:.
Tuaàn 2 - Tieát 7-8 	Moân Taäp Laøm Vaên
I) Mức độ cần đạt :
 - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu và tạo lập văn bản. Tích hợp với các VB đã học 
II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. KIẾN THỨC :
- Đặc điểm của văn tự sự .
2. KỸ NĂNG :
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ : tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
III) HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
* Hoạt động 1 :
 1, Ổn định lớp :
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
* Hoạt động 2 :
 3, Bài mới :Giới thiệu bai : Ai có thề hiểu được văn tự sự là gì ? Văn tự sự khác gì với văn miêu tả? Trong những tình huống nào người ta phải dùng đến văn tự sự . Đó chính là nội dung bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò 
Ghi bảng 
 - Hằng ngày các em thường kể và nghe những câu chuyện như chuyện cổ tích, chuyện đời thường, chuyện sinh hoạt 
Theo em kể chuyện để làm gì? Người nghe muốn biết điều gì?
- Nêu và phân tích cho HS hiểu về phương thức tự sự.
Truyện” Thánh Gióng” mà em đã học là văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?
- GV cho HS hiểu thế nào chuỗi sự việc, có đầu, có cuối, sự việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích sự việc.
- HS đọc ghi nhớ SGK .
- Kể chuyện để biết, để nhận thức người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen chê.
 - Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích.
 - Đối với người nghe là tìm hiểu.
 Sự việc của truyện :
- Hai vợ chồng ông lão muộn có con.
 - Bà lão ra đồng ướm vết chân lạ.
 - Bà mẹ có thai 12 tháng mới sinh.
 - Đứa trẻ lên 3 vẫn không nói, không cười, không đi, đặt đâu thì nằm đó.
 - Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
 - Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
 - Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, cầm roi sắc đi đánh giặc.
 - Thánh Gióng đánh tan giặc.
 - Thánh Gióng . lên núi bỏ giáp sắt, bay về trời.
 - Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
 - Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng .
1. Đặc điểm chung :
- Đặc điểm chung của phương thức tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, sự việc nầy dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa .
2) Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
 - Kể chuyện văn học như chuyện cổ tích, chuyện đời thương, chuyện sinh hoạt.
 - Kể chuyện để biết, để nhận thức về người , sự vật, sự việc, để giải thích, khen chê 
 - Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích 
 - Đối với người nghe là tìm hiểu, biết . 
Ghi nhớ : Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc nầy dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
- Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò- Hướng dẫn học bài :
1) Củng cố : 
HS đọc phần ghi nhớ và làm các bài tập SGK .
* Luyện tập :
Bài 1 : “ Ông già và thần chết”
- Truyện kể diễn biến tư tưởng ông già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
Bài 2 : : Sa bẫy”
- Bài thơ là thơ tự sự , kể bé Mây & mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên đã mắc vào bẫy. Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã chui vào bẫy ăn tranh phần chuột và ngủ ở trong bẫy.
Bài 3 : “ Huế : Khai mác trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba” và “ Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược”
- Đây là bản tin , nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 - Tại thành phố Huế chiều ngày 3 – 4 – 2002. 
- Đoạn người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là đoạn trong lịch sử 6, đó cũng là bài văn tự sự.
Bài 4 :
- Tổ tiên người Việt xưa là các Vua Hùng. 
- Vua Hùng đầu tiên là do Lạc Long Quân & Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên . Do vậy người Việt tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên.
2 ) Dặn dò - Hứớng dẫn học bài:
-Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học .
- Xác định phương thức biểu đạt sẽ sử dụng để giúp người khác hình dung được diễn biến một sự việc.
 - Học bài cũ .
 - Soạn bài: SƠN TINH, THỦY TINH .
 + Đọc và kể tóm tắt truyện và nêu chủ đề của truyện?
 + Vì sao vua Hùng băn khoăn khi kén rể?
 +Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra như thế nào?
 + Nêu ý nghĩa của truyện?

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6Tuan 2Tiet 78.doc