Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 45: Hướng dẫn đọc thêm văn bản chân, tay, tai, mắt, miệng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 45: Hướng dẫn đọc thêm văn bản chân, tay, tai, mắt, miệng

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

- Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm: cụm danh từ; với phân môn tập làm văn ở kĩ năng lập dàn ý trong văn kể chuyện đời thường.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.

3. Thái độ: GD ý thức không nên ghen tị với người khác, cần hợp tác, tôn trọng công sức của mọi người.

B. Chuẩn bị :

GV: Đọc các tài liệu có liên quan, soạn giáo án.

HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

C. Phương pháp: Đọc, kể sáng tạo, phân tích.

D. Thiết kế bài dạy học.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 45: Hướng dẫn đọc thêm văn bản chân, tay, tai, mắt, miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 3/11/08
NG: 6/11/08
Tiết 45 - Hướng dẫn đọc thêm văn bản
Chân, tay, tai, mắt, miệng.
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm : cụm danh từ ; với phân môn tập làm văn ở kĩ năng lập dàn ý trong văn kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
3. Thái độ : GD ý thức không nên ghen tị với người khác, cần hợp tác, tôn trọng công sức của mọi người.
B. Chuẩn bị : 
GV : Đọc các tài liệu có liên quan, soạn giáo án.
HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
C. Phương pháp: Đọc, kể sáng tạo, phân tích... 
D. Thiết kế bài dạy học.
I. ổn định(1’)
II. KTBC(5’):
? Kể lại truyện “Thầy bói xem voi”?
? Nêu bài học cuộc đời được rút ra từ câu chuyện trên ?
III. Bài mới:
Giới thiệu bài.
 Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa. Mỗi một bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể ; Nhưng trong truyện này các nhân vật đã không hiểu được điều đó nên đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Truyện mượn chuyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc, kể và tìm hiểu chú thích.
GV : Hướng dẫn đọc và kể : 
GV : Cho HS đọc phân vai.
HS : Đọc.
? Kể lại câu chuyện trên?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện.
? Truyện có bố cục như thế nào ?
HS : Có thể chia VB thành 3 phần :
- P1: Từ đầu... “kéo nhau về”: Nguyên nhân và tình huống truyện.
- P2: Tiếp... “đành họp nhau để bàn”: Hành đông và kết quả.
- P3: Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ?
HS: Có 5 nhân vật.
? Cách đặt tên như vậy gợi cho em suy nghĩ gì ?
HS : Nhân vật Miệng là đầu mối của truyện đ Lấy tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho từng nhân vật.
? Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng ?
Học sinh tìm hiểu, thống kê, phát biểu :
* Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ đ dụng ý :
? Đang sống hòa thuận, giữa mọi người với lão Miệng bỗng xảy ra truyện gì ?
HS :- Bỗng họ nảy ra ý định chống lại lão Miệng, không làm gì cho lão ăn nữa.
? Ai là người phát hiện ra vấn đề ? Có hợp lí không ? Vì sao ?
HS : Bàn bạc, thảo luận, phát biểu ý kiến:
- Cô Mắt phát hiện ra sự bất hợp lí trong cách phân chia công việcđ Hợp lí vì mắt vốn để nhìn, quan sát.
? Thái độ của Chân, Tay, Tai?
HS: - Cậu Chân, Tay, bác Tai ủng hộ.
? Quyết định chống lại lão Miệng được thể hiện cao nhất qua thái độ lời nói nào của Chân, Tay, Tai, Mắt?
HS: - Cả bọn hăm hở đến thẳng nhà lão Miệng.
- Không chào hỏi.
- Nói thẳng vào mặt lão Miệng “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa”
? Học sinh giải thích từ “hăm hở”, “nói thẳng”?
HS: * Hăm hở : thái độ hăng hái, quyết làm cho bằng được.
 * Nói thẳng : nói trực tiếp, không quanh cho, giấu diếm những điều muốn nói.
? Thái độ ấy mang ý nghĩa đoạn tuyệt hay thù địch?
HS: Đoạn tuyệt, không quan hệ với nhau nữa.
? Tại sao cả nhóm không để cho lão Miệng được thanh minh ?
HS: - Lão Miệng bị bất ngờ đ không kịp thanh minh vì cả bọn nói xong hả hê ra về.
? Quyết định không cùng chung sống với lão Miệng được Chân, Tay, Tai, Mắt thể hiện bằng hành động nào?
HS:- Cả bọn không ai làm gì nữa.
 - Lão Miệng bị bỏ đói vì cả bọn không ai chịu làm việc.
? Lời buộc tội với lão Miệng có thực sự công bằng ? Vì sao ?
HS: Không. Vì bọn họ chưa hiểu hết nhiệm vu của từng thành viên cũng như chưa hiểu hết tầm quan trọng của lão Miệng...
 ? Sự đồng tâm, nhất trí của cả nhóm nói lên điều gì ?
HS: Sự vội vã và nhận xét sai lầm.
? Kết quả của việc làm vội vã nói trên ?
HS: - Chân, Tay không hoạt động nổi.
- Mắt lờ đờ, muốn ngủ mà không ngủ được.
- Tai ù
- Miệng nhợt nhạt, ...
? Em có nhận xét gì về cách tả từng bộ phận (nhân vật) ?
HS: Trả lời.
GV giảng: Cách tả lí thú cụ thể từng biểu hiện thiếu ăn của từng bộ phận cơ thể, mặt khác cho thấy sự thống nhất cao độ của các bộ phận, tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
? Bác Tai đã có hành động gì ? Nhận xét về hành động đó?
HS: - Bác Tai nhận ra sai lầm đ đã trao đổi với cả bọn đ đồng tình vì đã thấm thía, ngấm đòn do chính mình tạo ra.
? Tại sao cả bọn lại đồng tình với ý kiến của bác Tai ?
HS: Vì bác Tai là người lớn tuổi, có kinh nghiệm nên bác đã nhận ra sai lầm của cả bon, và vì sao họ trở nên rệu rã như vây, đồng thời họ đã cảm thấy ngấm đòn.
? Hãy đánh giá câu nói : “Lão Miệng không ăn, chúng ta cũng bị tê liệt”.
HS: Câu nói : Hiểu đúng mối quan hệ tự nhiên giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
- Câu nói “ Lão Miệng có ăn....khỏe được” đ khẳng định sự thống nhất chặt chẽ, sự gắn bó không thể tách rời giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người. Suy rộng ra là trong cộng đồng xã hội.
? Truyện được kết thúc như thế nào ?
HS: Cả bọn đến nhà lão Miệng làm hòa và cả bọn lại sống hòa thuận như trước.
? Bài học rút ra qua câu chuyện là gì ?
HS: - Trong một tập thể, cộng đồng, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt, mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau, với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
- Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phê phán.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết 
? HS đọc ghi nhớ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập: Trình bày nhận thức của bản thân về:
- Khái niệm truyện ngụ ngôn ?
- Truyện ngụ ngôn giống nhau và khác gì với truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại ?
- Nhân vật truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?
- Cách mở đầu và kết thúc truyện ngụ ngôn có gì đáng chú ý?
- Những bài học cuộc sống được rút ra từ các truyện ngụ ngôn đã học có điểm gì chung ? Sự hấp dẫn của truyện ngụ ngôn là nhờ các yếu tố nào ?
I. Hướng dẫn đọc, kể và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích(SGK).
II. Tìm hiểu VB.
1. Bố cục: 3 phần.
a. Nguyên nhân và tình huống truyện
b. Hành động và kết quả.
c. Bài học rút ra.
2. Phân tích
a) Nguyên nhân và tình huống truyện.
- Cô Mắt phát hiện ra sự bất công trong việc phân chia và hưởng thụ giữa mọi người với lão Miệngđtình huống truyện được mở ra.
b) Hành động và kết quả.
- Mọi người đình công song ai cũng mệt mỏi, cuối cùng họ cũng nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa.
c) Bài học :
Trong một tập thể, cộng đồng, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt, mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau, với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
- Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phê phán.
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ : SGK (trang 116)
IV. Luyện tập
IV. Củng cố: - Kể lại diễn cảm truyện?
 - Giải thích bài học được rút ra?
V. HDVN: - Học thuộc lòng ghi nhớ.
 - Hoàn thành các BT.
 - Chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt để kiểm tra 45’:
+ Ôn tập về từ và cấu tạo từ TV.
+ Ôn tập về nghĩa của từ.
+ Ôn tập về DT và cụm DT( Khái niệm, cấu tạo, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp).
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc