Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 10: Nghĩa của từ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 10: Nghĩa của từ

Tuần 3

 Tiết : 10 NGHĨA CỦA TỪ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:

- Thế nào là nghĩa của từ? Một số cách giải thích nghĩa của từ.

*Kĩ năng cần rèn: Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết.

*.Giáo dục tư tưởng:Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa và tìm hiểu nghĩa của từ.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu Từ điển TV, bảng phụ

*Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, xem trước hệ thống câu hỏi sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4) Thế nào là từ Mượn ? Lấy VD trong các VB đã học ?

B/Bài mới (36)

1.Vào bài (1) Sử dụng từ đúng nghĩa là việc rất cần thiết trong việc giao tiếp bằng văn bản. vậy làm thế nào để hiểu được nghĩa của từ, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 10: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2009
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 3
 Tiết : 10 Nghĩa của từ
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:
- Thế nào là nghĩa của từ ? Một số cách giải thích nghĩa của từ.
*Kĩ năng cần rèn: Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết.
*.Giáo dục tư tưởng:Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa và tìm hiểu nghĩa của từ.
II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu Từ điển TV, bảng phụ
*Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà, xem trước hệ thống câu hỏi sgk.
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Thế nào là từ Mượn ? Lấy VD trong các VB đã học ?
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Sử dụng từ đúng nghĩa là việc rất cần thiết trong việc giao tiếp bằng văn bản. vậy làm thế nào để hiểu được nghĩa của từ, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1 : 
Xác định nghĩa của từ và cách giải nghĩa của từ.
? Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì các ví dụ ở sách giáo khoa trang 35 gồm mấy phần ? Là những phần nào?
Một học sinh đọc to phần giải thích nghĩa từ : Tập quán.
GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
Trong hai câu sau từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không ? Tại sao ?
a. Người Việt có tập quán ăn trầu.
b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
? Vậy từ tập quán đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Em hãy tìm hiểu từ : Cây, bâng khuâng, thuyền, đánh theo mô hình trên.
Giáo viên giao theo 4 nhóm.
? Các từ trên đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
Học sinh chú giải từ lẫm liệt
? Trong 3 câu sau, 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ?
? 3 từ có thể thay thế cho nhau được, gọi là 3 từ gì ?
? Vậy từ lẫm liệt đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Cách giải nghĩa từ nao núng ?
Giáo viên : Như vậy ta đã có 2 cách giải nghĩa từ :Giải thích = khái niệmvà giải thích = cách dùng từ đồng nghĩa. Vậy còn cách nào ?
? Các em hãy tìm những từ trái nghĩa với từ : Cao thượng, sáng sủa, nhẫn nhịn.
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu các cách giải nghĩa từ
? Các từ trên đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Là những cách nào ?
Học sinh đọc ghi nhớ II.
Lưu ý : Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ, có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Hoạt động 3 :
Hướng dẫn luyện tập
Học sinh đọc bài tập theo nhóm
Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu
Bài 3 :
Bài 4 :
Hs làm theo nhóm
Nội dung kiến thức
I. Nghĩa của từ là gì ?
1.Ví dụ 1: sgk
2.Nhận xét
- Gồm 2 phần :
+ Phần bên trái là các từ in đậm cần giải nghĩa.
+ Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ.
àCâu a có thể dùng cả 2 từ
àCâu b chỉ dùng được từ thói quen.
- Có thể nói : bạn Nam có thới quen ăn quà.
- Không thể nói : Bạn Nam có tập quán ăn quà.
Vậy lí do là :
- Từ tập quán có ý nghĩa rộng, thường gắn với chủ đề là số đông.
- Từ thói quen có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ đề là một cá nhân. Từ tập quán được giải thích = cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị. 
3. Kết luận
a. Mô hình hóa từ.
- 2 bộ phận : từ và nghĩa của từ.
- Bộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đằng sau dấu ‘:’à Đó chính là nghĩa của từ ; Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ, là cái có từ lâu đời à ta phải tìm hiểu để dùng cho đúng.
b. Bài học 1:
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
* Cây:
- Hình thức : Là từ đơn, chỉ có một tiếng
- Nội dung : chỉ một loài thực vật
* Bâng khuâng
- Hình thức : là từ láy, gồm 2 tiếng
- Nội dung : chỉ 1 trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.
* Thuyền
- Hình thức : là từ đơn, gồm 1 tiếng
- Nội dung : chỉ phương tiện giao thông đường thuỷ
* Đánh
- Hình thức : từ đơn, gồm 1 tiếng
- Nội dung : Hoạt động của chủ thể tác động lên một đối tượng nào đó.
à Giải thích bằng cách đặc tả khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ 2 : 
a.Tư thế lẫm liệt của người anh hùng
b.Tư thế hùng dũng của người anh hùng.
c.Tư thế oai nghiêm của người anh hùng.
à có thể thay thế cho nhau được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi 
à 3 từ đồng nghĩa.
à Giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
à Giống từ lẫm liệt.
- Đại diện 4 tổ lên bảng tìm
-Cao thượng : nhỏ nhen, ti tiện, hèn hạ, lèm nhèm,...
- Sáng sủa : tối tăm, hắc ám, âm u, u ám
- Nhẵn nhụi : sù sì, nham nhở, mấp mô, ...
à Giải thích bằng từ trái nghĩa.
II. Các cách giải nghĩa của từ
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụ :
Từ : Trung thực :
- Đồng nghĩa :Thật thà, thẳng thắn,.
- Trái nghĩa : Dối trá, lươn lẹo, ...
III- Luyện tập 
Bài tập 1
a. Chú thích 1 : Giải thích bằng dịch từ Hán Việt sang từ thuần việt.
b. Chú thích 2 :Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
c. Chú thích 3 :Cách giải thích bằng việc mô tả đặc điểm của sự việc
d. Chú thích 4 :Cách giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
e. Chú thích 5 : Giải thích bằng từ đồng nghĩa.
g. Chú thích 6 : Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
h. Chú thích 7 : Giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
i. Chú thích 8 : Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị.
g. Chú thích 9 : Giải thích bằng từ đồng nghĩa.
Bài tập 2 :
a. Học tập
b. Học lỏm
c. Học hỏi
d. Học hành.
Bài tập 3 : 
Điền từ
a. Trung bình
b. Trung gian.
c. Trung niên.
Bài tập 4 : 
Giải thích từ
* Giếng : Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống.
à Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị
* Rung rinh : Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục.
à Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị
* Hèn nhát : Trái với dũng cảm à Dùng từ trái nghĩa để giải thích.
C.Luyện tập(3’) yêu cầu HS làm bài 5
D.Củng cố(1’) Nhấn mạnh nội dung bài học
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9 Nghia cua tu.doc