Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước tập thể lớp.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự vào bài viết, nói của mình.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Soạn giảng.

- Sgk - Sgv - STK.

- Tài liệu: văn tự sự.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.

- Tìm hiểu về văn tự sự: chuẩn bị bài viết, nói của bản thân.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (1')

 GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

b. Dạy nội dung bài mới.

* Giới thiệu bài (1')

 Các em đã chuẩn bị dàn ý ở nhà.Tiết học hôm nay giúp các em mạnh dạn trình bày phần chuẩn bị của mình trước đám đông? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 43: Luyện nói kể chuyện

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 43: Luyện nói kể chuyện - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 08/10/2010
TiÕt: 43.
Ngµy d¹y:
Líp 6A: 13/10/2011
Líp 6B: 12/10/2011
TẬP LÀM VĂN
	TUẦN 11
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước tập thể lớp.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự vào bài viết, nói của mình.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Tài liệu: văn tự sự.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.
- Tìm hiểu về văn tự sự: chuẩn bị bài viết, nói của bản thân.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (1')
	GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Các em đã chuẩn bị dàn ý ở nhà.Tiết học hôm nay giúp các em mạnh dạn trình bày phần chuẩn bị của mình trước đám đông? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 43: Luyện nói kể chuyện.
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
- Yêu cầu HS đọc lại đề bài
? Các đề văn trên thuộc thể loại nào?
? Em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của văn tự sự?
- Chuyển ý:
- Gọi HS đọc bài.
- Chuyển ý:
- Gọi HS đọc (Sgk-112).
- Nêu yêu cầu phần luyện.
- Hướng dẫn học sinh nói theo tổ, uốn nắn, nhận xét nội dung, cách kể (nói).
- Theo dõi, nhận xét và ghi điểm. Chú ý biểu dương những cách diễn đạt hay, súc tích gãy gọn; sửa cách phát âm, câu sai, từ sai, diễn đạt vụng.
- Đọc các đề bài (Sgk-111).
- Thể loại: tự sự.
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giới thiệu sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Đọc bài (Sgk-111+112).
- Mở bài: lý do về quê, về với ai.
- Thân bài:
- Tâm trạng khi được về quê.
- Quang cảnh chung của quê.
- Gặp họ hàng ruột thịt.
- Thăm phần mộ tổ tiên.
- Gặp bạn bè cùng trang lứa
- Dưới mái nhà người thân.
- Kết bài: chia tay, cảm xúc về quê hương.
- Đọc bài (Sgk-112).
- Nghe giảng.
- Trình bày bài viết đã chuẩn bị trước lớp.
- Cả lớp nghe, nhận xét.
- Nghe giảng.
I. Chuẩn bị.
1. Đề bài:
a) Kể về chuyến về quê.
b) Kể về cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
c) Kể về cuộc đi thăm một di tích lịch sử.
d) Kể về một chuyến ra thành phố.
2. Dàn bài tham khảo.
3. Bài tham khảo.
II. Luyện nói.
10'
25'
c. Củng cố và luyện tập (7')
	GV Cung cấp tài liệu tham khảo:
	- Đề: Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho? 
Bé Nhi nói:
-Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!
Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vướt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sôn.
Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập.
- Tìm hiểu về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể...
- Chuẩn bị tiết 37+38 bài: Viết bài tập làm văn số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6AT43 20112012.doc