Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 54: Ôn tập truyện dân gian

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 54: Ôn tập truyện dân gian

Tuần 14 Tiết 54

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

 Ngày soạn: 24/11/07

MỤC TIÊU

Kiến thức :

- Giúp HS củng cố, hệ thống hóa các truyện dân gian đã được học và tự học có hướng dẫn.

Thái độ :

Say mê và yêu thích truyện dân gian.

Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng kể và tóm tắt truyện, rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án, máy chiếu

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Bài cũ:

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Từ bài 1 đến bài 12 trong chương trình Ngữ văn 6 đã được học 4 loại truyện dân gian. Để giúp các em hệ thống lại những truyện dân gian chúng ta đã học, hôm nay chúng ta đi vào tiết: Ôn tập.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 54: Ôn tập truyện dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 54
ôn tập truyện dân gian
Ngày soạn: 24/11/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
- Giúp HS củng cố, hệ thống hóa các truyện dân gian đã được học và tự học có hướng dẫn.
2
Thái độ :
Say mê và yêu thích truyện dân gian.
3
Kỹ năng : 
Rèn luyện kĩ năng kể và tóm tắt truyện, rèn luyện năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án, máy chiếu
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ: 
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề :
Từ bài 1 đến bài 12 trong chương trình Ngữ văn 6 đã được học 4 loại truyện dân gian. Để giúp các em hệ thống lại những truyện dân gian chúng ta đã học, hôm nay chúng ta đi vào tiết: Ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn định nghĩa các thể loại truyện văn học dân gian
GV: Kiểm tra lại các định nghĩa về các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, cười.
1. Định nghĩa các thể loại truyện văn học dân gian:
Hoạt động 2: Các truyện dân gian đã đọc và học
GV: Yêu cầu HS nêu lại những truyện đã được học, đồng thời phân loại ( HS thực hiện bài tập này lên bảng, các HS còn lại làm vào giấy)
2. Các truyện dân gian đã học:
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Cười
1. Con Rồng, cháu Tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Sự tích hồ Gươm
1. Sọ Dừa
2. Thạch Sanh
3. Em bé thông minh
4. Cây bút thần
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Đeo nhạc cho Mỡo
4. Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới
Hoạt động 3: Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại
GV: Máy chiếu
3. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại:
Thể loại
Nhân vật
Yếu tố kì ảo
Cốt truyện
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
Thần, thánh, người
Hoang đường, phi thường
Đơn giản, hứng thú
Giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quán, hiện tương thiên nhiên. Mơ ước chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm
Cổ tích
Người nghèo, người thông minh, người đội lốt vật...
Yếu tố li kì
Phức tạp hơn, hứng thú
Ca ngợi anh hùng dân tộc, dũng sĩ vì dân diệt ác, người nghèo, thông minh, tài trí, ở hiền gặp lành. Kẻ tham ác bị trừng trị
Ngụ ngôn
Vật, đồ vật, người, bộ phận cơ thể
Không có
Ngắn gọn, triết lí sâu xa
Những bài học đạo đức, lẽ sống. Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi
Truyện cười
Người
Không có
Ngắn gọn, tình huống bất ngờ. Mâu thuẫn gây cười
Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu, người tham, thích khoe, bủn xỉn
IV
Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục trả lời các câu hỏi trong SGK
- Mỗi nhóm đóng kịch một truyện đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 54.doc