Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 4 đến tiết 46

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 4 đến tiết 46

Tiết 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Ngày dạy:

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a. Kiến thức:

- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: Giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.

- Sự chi phối của mục ích gico tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.

- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ.

b. Kĩ năng:

- Bườc đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.

- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết trau chuốt ngôn ngữ để đạt mục đích giao tiếp.

- Liên hệ, dùng văn bản nghị luận thuyết minh về môi trường

2. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Giấy Ao.

 - Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.

 

doc 27 trang Người đăng thu10 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 4 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Ngày dạy:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: Giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục ích gico tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ.
b. Kĩ năng:
- Bườc đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết trau chuốt ngôn ngữ để đạt mục đích giao tiếp.
- Liên hệ, dùng văn bản nghị luận thuyết minh về môi trường
2. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Giấy Ao. 
 - Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, định hướng giao tiếp, hợp tác.
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs ở nhà
4.3. Giảng bài mới.
Trong đời sống xã hội, quan hệ giữa người với người thì giao tiếp luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp. Qua giao tiếp hình thành các kiểu văn bản khác nhau.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
ó Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn cho mẹ biết em làm thế nào?
ó Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào?
* GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp.
- Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?
* GV chốt: Đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.
ó Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao?
ó Muốn cho người khác hiểu một cách đầy đủ tư tưởng, tình cảm thì em phải làm gì?
› Phải lập văn bản (bằng nói hoặc viết) có chủ đề, liên kết, mạch lạc, vận dụng cách biểu đạt phù hợp. 
ó Vậy thế nào là văn bản?
Hs: Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
GV cho HS đọc, ghi nhớ ý 1 và ý 2. 
HS vận dụng ghi nhớ giải quyết các câu hỏi còn lại.
 HS đọc câu ca dao và trả lời câu hỏi.
 ó Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? 
( Muốn nói đến vấn đề (chủ đề) gì? 
“Giữ chí cho bền” nghĩa là gì? )
› - Dùng để khuyên. 
 - Chủ đề: Giữ chí cho bền, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. 
ó Hai câu 6, 8 liên kết với nhau như thế nào? 
› Đây là hai câu thơ lục bát liên kết.
 + Về vần: “bền” và “nền”
 + Về ý: Quan hệ nhượng bộ “Dù nhưng” 
ó Hai câu biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? 
› Hai câu biểu đạt trọn vẹn một ý à Đây là một văn bản. 
ó Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao? 
› Là một văn bản vì: 
- Có chủ đề: nói về khai giảng. 
- Có liên kết, bố cục rõ ràng, mạch lạc. 
- Có cách diễn đạt phù hợp đề HS, GV và các đại biểu dễ nghe, dễ hiểu àĐây là văn bản nói.
ó Bức thư em viết gửi cho bạn bè có phải là một văn bản không? 
› Bức thư là một văn bản vì có thể thức, chủ đề. 
ó Các đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích có phải là văn bản không? 
› Đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.
- GV nêu tên và các phương thức biểu đạt cho HS hiểu đầy đủ. 
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về các kiểu văn bản.
TT
Kiểu văn bản
phương thức
biểu đạt
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Truyện: Tấm Cám
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
+ Miêu tả cảnh
+ Cảnh sinh hoạt
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
4
Nghị luận
Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá.
+ Tục ngữ: Tay làm...
+ Làm ý nghị luận
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
Từ đơn thuốc chữa bệnh, thuyết minh thí nghiệm
6
Hành chính
công vụ
Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa người và người.
Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời.
- Các tình huống, giáo viên yêu cầu HS lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:
Muốn xin phép sử dụng sân vận động ? 
Muốn tường thuật trận bóng đá?
Tả lại pha bóng đá đẹp? 
Giới thiệu về dòng sông uqê em à GDMT
* Bài tập: 
- Dùng văn bản hành chính – công cụ.
- Dùng văn bản tự sự. 
- Miêu tả
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV giải thích thêm, yêu cầu HS đọc thuộc. 
Hoạt động 2: Luyện tập
ó Đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?
ó Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
Hs : 
I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp 
- Giao tiếp: truyền đạt - tiếp nhận tư tưởng, tình cảm.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề, có liên kết, mạch lạc. 
- Mục đích giao tiếp là đích giao tiếp. 
 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
Ví dụ:
a. Câu ca dao: dùng để khuyên, không dao động khi nguời khác thay dổi chí hướng
à Đây là một văn bản
 b. Lời phát biểu của Thầy là môt văn bản vì : Có chủ đề, có liên kết , bố cục rõ ràng, cách diễn đạt dễ nghe , dễ hiểu à Văn bản nói
 c. Bức thư , đơn xin nghỉ học, bài thơ , truyện cổ tích là văn bản.
- Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.
* Ghi nhớ 
II. Luyện tập
BT 1: 
 HS đọc bài tập và trả lời các câu hỏi.
a) Tự sự.
b) Miêu tả. 
c) Nghị luận. 
d) Biểu cảm.
đ) Thuyết minh. 
BT 2: 
- Thuộc kiểu văn bản tự sự vì trình bày diễn biến sự việc. 
 4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
a. Trò chuyện.
b. Ra lệnh.
c. Dạy học.
d. Giao tiếp. (X)
Câu 2: Tại sao khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản?
“ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ vừa năm.”
a. Có hình thức câu chữ rõ ràng.
b. Có nội dung thông báo đầy đủ.
c. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh. (X)
d. Được in trong sách.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
- Chuẩn bị: 
Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn tự sự” 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
5. Rút kinh nghiệm.
Tiết 37 - 38	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Ngày soạn:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về văn tự sự.
b. Kĩ năng:
viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh thể hiện được ngôi kể, thứ tự kể.
c. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chu đáo.
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Đề, đáp án. 
 Học sinh: Giấy, bút.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, tái tạo, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, tái tạo. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: Không.
4.3. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV ghi đề lên bảng. 
*Yêu cầu:
 - Xác định kĩ yêu cầu đề ra
 - Chọn đối tượng người kể
 - Chú ý tới cảm xúc của bản thân ( ưu tiên cho cảm xúc thật).
* Đáp án và thang điểm
MB (1đ) 
- Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến
TB (7 đ)
- Tuổi tác
- Ngoại hình
- Tính tình: cử chỉ, lời nói, thái độ với HS
- Đối với HS cô như thế nào, quan hệ với mọi người ra sao?
- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ
- Sự quan tâm ân cần, những lời động viên, giúp đỡảnh hưởng đến em
- Sự biết ơn
KB (1 đ)
- Nêu cảm nghĩ về thầy cô đó
- Lời hứa quyết tâm rèn luyện tu dưỡng.
* Lưu ý:
- Hình thức (1 đ) Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc
- Nội dung: Kể được, làm nổi bật yêu cầu của đề, kể về thầy cô mà em yêu quý
Kể về một thầy giáo hay cô giáo em quý mến
 	4.4. Củng cố và luyện tập:
Thu bài
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Xem lại các bài đã học.
- Thực hiện lập dàn bài với đề bài kiểm tra.
5. Rút kinh nghiệm. 
Tiết 39 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Ngày soạn:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn..
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
b. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính khiêm tốn.
- Kĩ năng: Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Môi trường: Liên hệ sự thay đổi môi trường.
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Giấy Ao. 
 Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật, đọc sáng tạo, trực quan, thực hành theo mẫu, hợp tác. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
GV sử dụng bảng phụ.
Hãy chọn câu trả lời đúng: (2đ)
Câu 1: Theo em, với hoàn cảnh như đã xảy ra trong truyện, lời khuyện nào sau đây phù hợp nhất đối với những người như mụ vợ ông lão đánh cá?
Phải biết ước mơ.
Biết hành động để đạt ước mơ.
Đừng tham lam, bội bạc, phải biết sống nhân hậu.
Hãy bằng lòng với những gì mình có.
Câu 2: Điều gì cần tránh trong cuộc sống được rút ra từ câu chuyện của vợ chồng ông lão đánh cá?
a. Phải có ước mơ, và hãy biến ước mơ thành hiện thực dẫu phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách.
b. Đừng tham lam vô độ, vô ơn bạc nghĩa vì điều đó có thể biến một con người hiền lành thành một kẻ nhẫn tâm, độc ác.
c. Không nên để tình nghĩa, sự thủy chung và lòng nhân hậu thay đổi theo hoàn cảnh sống.
d. Hãy sống và hành động theo tham vọng của mình, dẫu tham vọng đó không phù hợp với khả năng của mình.
Ý nghĩa văn bản:
Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậuvà nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.
Nghệ thuật:
- Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng hoang đường qua hình tượng cá vàng.
- Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc truyện.
4.3. Giảng bài mới.
 Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một loại truyện cổ dân gian được mọi người rất ưa thích. Truyện ngụ ngôn được mọi người ưa thích không chỉ vì nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, mà còn vì cách giáo huấn rất tự nh ... ểm, vị trí trong không gian.
àNghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một danh từ.
3. Chức năng ngữ -pháp của cụm danh từ:
Những bông hoa này /rất đẹp
Chúng em /là những hs giỏi
à Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu giống như danh từ.
3. Ghi nhớ Sgk
II Cấu tạo của cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
T1
T2
T1
T2
ba
ba
ba
chín
cả
thúng
con
con
con
Làng
Gạo 
Trâu
Trâu
Năm
Làng
nếp
đực
sau
âý
ấy
 Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm 3 phần:
+ Phần trước: bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. 
+ Phần trung tâm: luôn là danh từ.
+ Phần sau: nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
* Ghi nhớ:
III Luyện tập
BT1 Cụm danh từ có trong câu
a, một người chồng thật xứng đáng
b, một lưỡi búa của cha để lại
c, một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ
BT2
Phụ trước
TT
Phụ sau
T1
T2
Một
Một
T1
Người
Lưỡi
Con
T2
Chồng búa,
Yêu tinh
S1
Thật
Của cha
ở trên
 núi
S2
Xứng đáng
BT3
Điền phụ ngữ thích hợp:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
a. Một kưỡi búa.
b. Chàng trai khôi ngô tuấn tú.
c. Tất cả các bạn học sinh lớp 6A.
d. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
Câu 2: Lựa chọn các từ ngữ: cô con gái, cậu bé, chàng trai, để hoàn thiện các câu văn sau:
a. Cả ba.phú ông đều bước ra.
b. Sáng sớm hôm sau có haikhôi ngô tuấn tú đến cầu hôn.
c. Bà sinh được một ..rất khỏe mạnh.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Xem lại bài tập.
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
- Chuẩn bị: “Kiểm tra Tiếng Việt.”
5. Rút kinh nghiệm. 
Tiết 45 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Ngày soạn: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
- Đặc điểm thể laọi ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết thành một bài học về sự đoàn kết.
b. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể laọi.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
c. Thái độ:
- Tự nhận thức giá trị, tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Giấy Ao. 
 Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, đọc sáng tạo, hợp tác. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
Nêu bài học rút ra sau khi học xong truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”? nêu giá trị nghệ thuật của truyện ( 8đ)
Bài học:
- Muốn hiểu biết sự vật phaỉ xem xét chúng một cách toàn diện.
- Lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình, không nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành bảo thủ.
Nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại.
GV kiểm tra vở học sinh (2đ)
4.3. Giảng bài mới.
 Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa.Truyện mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người. Những truyện ngụ ngôn có đề tài tương tự như “Lục súc tranh công” “Hoa điểu tranh năng”...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn đọc: phân vai giọng của các nhân vật
Hs : Đọc, GV nhận xét, chữa cách đọc
ó Văn bản này thuộc thể loại nào?
 HS tóm tắt
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống rất thân thiết. Bỗng Mắt phát hiện lão Miệng không làm gì, chỉ ngồi ăn không. Cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, cậu Tai bàn cách bỏ rơi lão Miệng.
- Từ đó Chân, Tay, Tai, Mắt không làm gì nữa cả bọn mệt mỏi rã rời cho tới ngày thứ 7 thì họ không chịu được nữa.
- Họ đã nhận ra sai lầm và đến nhà lão Miệng vực lão dậy đi tìm thức ăn cho lão. 
Họ đã khoẻ lại và thân thiết như xưa. 
ó Trong truyện những nhân vật nào xuất hiện? 
Chân, tay, tai, mắt, miệng.
ó Theo em tác giả dân gian biến các bộ phận của cơ thể thành những nhân vật có gì độc đáo?
Trí tuởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
 ó Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
ó So bì của họ có đúng không?
Hs: Đúng vì họ chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài: miệng chỉ ngồi hưởng thụ, còn họ thì vất vả.
ó Cách nhìn của họ như thế nào? nhận xét thái độ và hành động của họ?
Cái nhìn và sự so bì của họ thật là đáng trách.
ó Nếu Miệng không ăn thì xảy ra điều gì?
Mọi bộ phận đều mệt mỏi, tê liệt.
ó Từ sự so bì đó đi đến quyết định gì?
Quyết định: đình công không ai làm gì nữa.
ó Thái độ của cả bọn khi đi đến nhà lão miệng?
- Thái độ dứt khoát, từ chối mọi sự bàn bạc.
ó Họ đình công bằng hình thức nào? Nhằm mục đích gì ?
ó Thời gian cuộc đình công bao lâu ?
ó Kết quả cuộc đình công như thế nào?
ó Em có nhận xét gì về cách miêu tả cảm giác đói ?
Miêu tả cảm giác đói rất phù hợp với thực tế.
óTruyện kết thúc như thế nào?
ó Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
- So bì tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
ó Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
ó Vậy trong tập thể lớp phải làm gì để lớp vững mạnh?
Gv khéo léo nhắc nhở tinh thần đoàn kết của tâp thể lớp.
ó Nêu ý nghĩa truyện?
ó Truyện hấp dẫn nhờ những yếu tố nào?
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc 
 ( SGK)
 2. Thể loại: ngụ ngôn.
 3. Tóm tắt
4. Đề tài: 
Mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
II Tìm hiểu văn bản
 1. Nguyên nhân xảy ra sự việc
 - Do cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai làm việc mệt nhọc quanh năm để lão Miệng hưởng thụ.
à Họ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài mà chưa thấy sự chặt chẽ bên trong: nhờ miệng ăn mà cơ thể khoẻ mạnh.
ð Họ thật là đáng trách.
 2 Cuộc đình công và kết quả:
- Họ không làm gì nữa, trừng phạt lão miệng.
- Kéo dài đến ngày thứ 7
- Kết quả: lão miệng nhợt nhạt cả môi, những kẻ đình công cũng bị trừng phạt.
 3. Cách sửa chữa hậu quả:
Họ đã nhận ra sai lầm của mình, ai làm việc ấy, không suy bì tị nạnh nữa.
 4. Bài học rút ra từ truyện:
+ Đóng góp của mỗi cá nhận với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng nhiệm vụ của bản thân mình.
+ Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
III Tổng kết 
 1. Nội dung:
Truyện nêu ra bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. vì vậy mỗi thành viên hông thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. 
 2. Nghệ thuật:
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
* Ghi nhớ : sgk
4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Muốn nghỉ ngơi.
Không muốn làm việc.
Không yêu thương nhau.
Tị nạnh.
Câu 2: Lão Miệng là người có vai trò như thế nào?
a. Chẳng làm gì cả.
b. Chỉ ăn không ngồi rồi.
c. Ăn để nuôi dưỡng cơ thể.
d. Ngồi mát ăn bát vàng.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Tóm tằt truyện.
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
- Chuẩn bị: “Treo biển.”
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đọc kĩ truyện để nhớ một số chi tiết chính trong truyện.
- Kể lại truyện.
- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng.
- Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật ( tranh, truyện thơ,)hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng.
5. Rút kinh nghiệm.
Tiết 46	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Củng cố, kiểm tra kiến thức về từ loại của phân môn Tiếng Việt.
b. Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra.
c. Thái độ:
Nghiêm túc, độc lập..
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: đề + đáp án. 
 Học sinh: Giấy bút.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, tái tạo, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
4.3. Giảng bài mới.
	Đề ra
I Trắc nghiệm ( 2đ)
 Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là?
 A. Câu B. Cụm từ C. Tiếng D. Đoạn
Câu 2: Từ nào sau đây là từ láy?
 A. Bàn ghế B. Sách vở C. Xanh xanh D. Kẹp tóc
Câu 3:. Bộ phận quan trọng nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng nước nào?
 A. Hán B. Anh C. Nga D. Pháp
Câu 4:Cách giải thích nghĩa nào đúng?
 A Phó thác: tin cẩn mà giao cho B Phó thác: Mặc kệ, thờ ơ
 C. Phó thác: Không tin tưởng C. Phó thác: Bất chấp tất cả
Câu 5: Danh từ là gì?
 A. Chỉ người, vật, hiện tượng B. Chỉ hoạt động, trạng thái sự vật, hiện tượng
 C. Chỉ tính chất của sự vật D. Chỉ số lượng
Câu 6: Những danh từ nào sau đây là danh từ riêng?
 A. Bông hoa B. Cô Hoa C. Nhà vua D. Sứ giả
Câu 7: Mô hình đầy đủ của cụm danh từ?
 A. Phụ trước, phần trung tâm, phụ sau
 B. Phụ sau,phụ trước, phần trung tâm
 C. Phần trung tâm, phụ trước, phụ sau
 D. Phụ trước, phụ sau, phần trung tâm
Câu 8: Xác định cụm nào là cụm danh từ?
 A. Sun sun như con đĩa.
 B. Một lưỡi búa bằng bạc.
 C. Đẹp như tiên.
 D. Chạy như bay.
II Tự luận ( 6 đ)
Câu 1 (2điểm) 
Tìm một từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Ví dụ: Đầu: súng, gối, sóng,
Câu 2.(2điểm) 
Chỉ lỗi sai trong cách viết các danh từ sau và sửa lỗi cho chúng
 Acsimet Ac-si-met
 Hồ chí minh Hồ Chí Minh
 Ăng-Ghen Ăng-ghen
 Thái-Lan Thái Lan
Câu 3 (2điểm) Xác định cụm danh từ trong câu sau và chỉ ra cụm danh từ đó đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nào trong câu?
 Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho nhà phú ông.
 Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ
Câu 4(2điểm) Tạo lập cụm danh từ từ những danh từ sau:
 a.Ngôi nhà
 b. Hoa hồng
 c. Câu hát
 d. Món quà
 Thang điểm
 I. TRẮC NGHIỆM (2điểm) 
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
 1C 2C 3A 4A 5A 6B 7A 8B
 II. TỰ LUẬN (8điểm) 
 Câu 1: Chỉ ra được một bộ phận (0,25điểm) lấy hai từ(0,25điểm)
 Chỉ ra càng nhiều từ càng được điểm tối đa
 Câu 2: Mỗi từ sữa đúng (0,25điểm)
 Câu 3: Xác định mỗi cụm chỉ ra mỗi chức năng
 Câu 4: Nêu đầy đủ, chính xác, lấy được ví dụ(1điểm)
4.4. Củng cố và luyện tập:
Thu bài.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Xem lại bài .
- Chuẩn bị: “Số từ và lượng từ”
5. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 tuan 10,11,12 da chinh sua theo chuan kien thuc.doc