Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

I. MỤC TIÊU.

 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.

- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết

-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng

-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.

-Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.

II. CHUẨN BỊ.

 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy

 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?

 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?

 3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.

 

doc 42 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2012-2013
Ngày soạn: 17/ 08/ 2012 Ngày giảng: 20/ 08/ 2012 
TUẦN 1.
TIẾT 1- ĐỌC THÊM VB: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 - Truyền thuyết -
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:- Biết được thế nào là truyền thuyết. 
-NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
-Bóng dáng lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp vhdg thời dựng nước.
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra một số chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện.
3.Thái độ:-Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện giải thích nguồn gốc dân tộc,biểu hiện ý nguyện đoàn kết. 
II. CHUẨN BỊ.
 GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6.
 HS : sgk, vở ghi, soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động, giới thiệu
Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. 
 HOẠT ĐỘNG 2: HDHS Tìm hiểu chung
- G:? Học sinh đọc chú thích *.
 ? Thế nào là Truyền thuyết ? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ?
- H: TL
- Gv hướng dẫn học sinh cách đọc : chú ý lời kể, đối thoại. 
 - Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- H: Đọc bài 
- Gv nhận xét ,sửa chữa cách đọc cho học sinh.
- Gv Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 2,3,5,7.
 - Gv kể tóm tắt nội dung. 
- Cho Hs quan sát tranh và yêu cầu tóm tắt các chi tiết chính của truyện.
- H: Kể tóm tắt truyện
- G: ?Em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Những chi tiết chính của mỗi phần? 
- H:? Tìm bố cục
- Gv tích hợp với bố cục 3 phần của phâm môn TLV.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS Tìm hiểu VB
- G: ? Tìm những chi tiết miêu tả về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của LLQ ?
? Âu Cơ được miêu tả như thế nào ?
- H: TL
- Lạc Long Quân: Con thần Biển,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân, dạy dân trồng trọt ,chăn nuôi.
- Âu Cơ : Con Thần Nông, xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
- G: ? Theo truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt được bắt nguồn từ đâu ?
- G: ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn nói điều gì?
- - H: Thảo luận nhỏ- đại diện trả lời.
- Hs đọc đoạn văn tiếp.
- G: ? Tìm những chi tiết mang tính hoang đường ? tìm hiểu ý nghĩa của những chi tiết đó.( Em hiểu thế nào là đồng bào?)
- H: thảo luận nhỏ
- Đại diện nhóm trình bày, cho học sinh bổ sung. Gv nhận xét.
- Bọc trứng nở trăm con: Giải thích mọi người đều là ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra từ một bọc trứng. ( đồng bào: cùng bọc)
- G: ?Theo truyện này thì nguời Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này?
-H: Người việt Nam là con cháu vua Hùng
=>Gắn với các triều đại vua Hùng dựng nước.
- G:? Vì sao họ phải chia tay ?việc chia tay có ý nghĩa gì? 
-H: Chia tay để cai quả các phương-> p/a qúa trình phân bố dân cư trên đất nước – Sự pt cộng đồng dân tộc mở mang đất nước về 2 hướng :xuôi - ngược.
- G:? Kết thúc câu chuyện ntn? Ý nghĩa chi tiết đó?
- H: TL
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G: ? em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
-H : Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật, do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm giải thích một số những hiện tượng tự nhiên chưa giải thích được và đồng thời để làm cho tác phẩm phong phú hơn hấp dẫn hơn.
- G: ? Văn bản đã cho em biết điều gì và bồi đắp cho em những tình cảm nào
 - Hs trả lời . Gv nhận xét và giúp các em tổng kết ý nghĩa của văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm Truyền thuyết.
-Là loại truyện dân gian kể về:
 + Những nhân vật, sự kiện thời qúa khứ.
 + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với việc được kể.
- Truyện thường mang yếu tố hoang đường , kì ảo.
2.Đọc, tìm hiểu chú thích.
 - Chú ý giọng đọc biến đổi qua từng nhân vật.
 - Chú thích : Sgk.
3. Bố cục. Gồm 3 phần :
- P1(Từ đầu “Long Trang”): Nguồn gốc và sự kết duyên kì lạ.
- P2 (Tiếplên đường”): Việc sinh con và chia con.
- P3 (còn lại ): Sự trưởng thành của các con.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật
- Lạc Long Quân: Là người có tài năng phi thường.
- Âu Cơ : Xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
=> Con Thần Tiên( kì lạ về nguồn gốc, hình dáng)
- LLQ và ÂC kết duyên vợ chồng.
=> Nguồn gốc cao quí con rồng cháu tiên.
*. Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý ,thiêng liêng của dân tộc.
2.Diễn biến truyện: Ước nguyện của dân tộc Việt.
- Bọc trứng nở trăm con: Người Việt cùng một mẹ-> phải đoàn kết, yêu thương nhau. 
- Chia con: Giải thích sự phát triển mở mang đất nước của cộng đồng dân tộc Việt.
3. Kết truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa:
- Giải thích, suy tôn, đề cao nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Ý nguyện đoàn kết, thương yêu, gắn bó cuả dân tộc.
- Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
 - Gv cung cấp phiếu học tập.
1. Theo em, truyền thuyết trên có những yếu tố gì ?
 A. Truyện kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ.
 B. Truyện có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
 C. Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 D. Cả 3 yếu tố trên.
2. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao?
3. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (mường)
- Quả bầu mẹ (khơ me)
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 - Thuộc tóm tắt văn bản. - Làm bài tập.
- Chuẩn bị : Soạn VB: Bánh chưng, bánh giầy.
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:17 / 08/ 2012 Ngày giảng: 21 / 08/ 2012 
TIẾT 2 - HDĐT VB: BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY
 - Truyền Thuyết-
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.
- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết 
-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng
-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.
II. CHUẨN BỊ.
 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy
 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?
 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS tìm hiểu chung về văn bản
-G:? Câu chuyện này thuộc thể loại nào?
- H: TL
- Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp.
- Gv nhận xét.
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12
- Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính.
- H: Tóm tắt
I.Tìm hiểu chung
1. Thể loại:
- Truyền thuyết thời vua Hùng
 2. Đọc, kể văn bản.
- Chú ý giọng điệu của từng nhân vật.
- Chú thích : Sgk.
- G: ? tìm bố cục của VB?
- H: XĐ
- Gv tích hợp với môn TLV
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
- G: ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ?
-H: TL
 - G: ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ?
 - G: ? Hình thức thực hiện như thế nào ?
- H: LLTL
 - G: ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ?
- H: NX
- Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốnTiên vương chứng giám”.
-G?: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ?
-H: TL
-G?: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ? 
- H:TL
-G:? Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ?
-H: Hoạt động nhóm nhỏ: đại diện trả lời
- G:? Kết quả cuộc thi ntn? Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ?
- H: Suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G:?Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
-H: KQ
- Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
3. Bố cục: Chia làm ba phần
- Từ đầu	Chứng giám
- Tiếp theo Hình tròn.
- Phần còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh : Vua đã già, thiên hạ thái bình, các con đông
- Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
-Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật 
-> Vua chú trọng tài trí hơn trưởng thứ.
2. Diễn biến truyện: Cuộc đua tài
a. Các Lang: thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
-> Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua .
b. Lang Liêu:
- Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng-> Chàng buồn vì không có lễ vật .
- Được thần gợi ý, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh từ gạo.
3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi.
- Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó.Nối ý Vua(ý dân) hợp với ý trời.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa.
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
*. Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
1. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “ không gì quý bằng”?
 A. Lễ vật quý hiếm đắt tiền.
 B. Lễ vật bình dị thông thường.
 C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người ... sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn.Vậy chủ đề của vb là gì?dàn ý ntn? 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành khái niệm
- Gọi HS đọc
- G: ?Câu chuyện kể về ai?
? Trong phần thân bài có mấy sự việc chính?
-H: TL
- G:?Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thấy thuốc?
- H:TL
- G:? Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tĩnh với người bệnh?
- H: Tìm
* GV: Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao đẹp của ông. đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện Þ được gọi là chủ đề.
-G: Cho các nhan đề trong SGK, em hãy chon nhan đề và nêu lí do?
? Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không?
- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm : chọn nhan đề cho văn bản sao cho thích hợp.
- H: 3 Nhan đề trong SGK đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. Hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống buộc thấy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.
- G:? Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì?
-H: NX- KL
- Gv giới thiệu thêm vị trí của câu chủ đề trong văn bản.
 - G: ? Mối quan hệ giữa chủ đề với nhan đề và các sự việc khác trong văn bản ?
- G:? Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và nhiệm vụ của từng phần?
- H: XĐ
-G:? Theo em, bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần?
- H: KL
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Hs đọc câu hỏi và làm độc lập phần a,b.
 - Gv gọi học sinh trả lời từng yêu cầu.
- Cho học sinh khác nhận xét.
 - Gv đánh giá , cho điểm.
? Em hãy nêu chủ đề của truyện Phần thưởng?
? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? nêu câu văn thể hiện sự việc đó?
? Hãy chỉ ra 3 phần trong bố cục của câu chuyện?
- G:?Truyện này so với truyện tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
? Câu chuyện thú vị ở chỗ nào?
- H: thảo luận nhỏ
- Đại diện trả lời
- Nhận xét, cho điểm.
- Hs đọc câu hỏi và làm độc lập phần a,b.
 - Gv gọi học sinh trả lời từng yêu cầu.
- Cho học sinh khác nhận xét.
 - Gv đánh giá , cho điểm.
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Chủ đề của bài văn tự sự.
a. Ví dụ: Bài văn mẫu SGK - 44
b. Nhận xét:
- Phần thân bài có 2 sự việc chính:
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.
- Sự việc thứ hai thể hiện:
+ Tấm lòng của ông đối với người bệnh: ai bệnh nặng nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước.
+ Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.
- Những câu văn thể hiện tấm lòng của ông đối với người bệnh:
+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.
- Các nhan đề khác:
+ Một lòng vì người bệnh
+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.
=> Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Vị trí của câu chủ đề : Phần đầu , phần giữa hoặc phần cuối.
- Nhan đề phải thể hiện chủ đề của văn bản.
- Các sự việc phải tập trung thể hiện chủ đề.
2. Dàn bài của bài văn tự sự.
a. VD: Bài văn SGK - 44
- Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh
- Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc.
- Kết bài: Kết cục của sự việc
b. Ghi nhớ: SGK - T45 
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
a. Chủ đề:
- Tố cáo tên cận thần tham lam
- Ca ngợi trí thông minh của người nông dân.
- Sự việc thể hiện tập trung chủ đề: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc.
b. Bố cục:
- MB: câu 1
- TB: các câu tiếp theo
- KL: câu cuối
c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
* Giống nhau:
- Kể theo trình tự thời gian
- Có bố cục 3 phần rõ rệt
- Ít hành động, nhiều đối thoại.
* Khác nhau:
- Chủ đề trong "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay ở phần mở bài.
- Chủ đề trong phần thưởng không nằm trong câu nào mà phải từ truyện mới rút ra được.
d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
Bài tập 2: Đánh giá cách mở bài, kết bài của hai truyện:
- Sơn Tinh, TT:
+ MB: Nêu tình huống
+ KL: Nêu sự việc tiếp diễn.
- Sự tích Hồ Gươm:
+ MB: Nêu tình huống nhưng diễn giải dài
+ KL: Nêu sự việc kết thúc
Þ Có hai cách mở bài:
- Giới thiệu chủ đề câu chuyện
- Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
Þ Có hai cách kết bài:
- Kể sự việc kết thúc
- Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như đang tiếp diễn
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố.
 Học sinh đọc ghi nhớ – sgk.
 Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm : Chỉ ra mỗi phần MB, TB, KB trong những văn bản truyền thuyết đã học ( Ngữ văn 6 )
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn học bài.
 Học thuộc ghi nhớ.
 Làm các bài tập.
 Chuẩn bị : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Rút kinh ngiệm:
 -----------------------
Ngày soạn: 10/ 09/ 2012 Ngày giảng: 17&18/ 09/ 2012 
 6A: 22/09/2012 
TIẾT: 15+16- TLV: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức: Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
-Cấu trúc, y/c của đề văn TS(Qua những từ ngữ diễn đạt trong đề)
-Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn TS
-Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2.Kĩ năng: Luyện tập tìm hiểu đề và cách làm dàn ý trên đề văn cụ thể 
-Bước đầu biết dựng lời văn của mình để viết bài văn TS
3.Thái độ:
Có ý thức tạo lập văn bản TS
 CHUẨN BỊ.
 - G: Sgk, sgv, bảng phụ
- H: Học bài và chuẩn bị bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 ? Thế nào là chủ đề ? Mối quan hệ giữa chủ đề và các sự việc trong văn bản?
 ? Nêu dàn bài của bài văn tự sự ?
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KĐ_GT: Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có những thao tác gì? Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó
 HOẠT ĐỘNG 2: TÌm hiểu kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc các đề văn – sgk.
 - G: ? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì ?
- H: TL 
- G:? các đề 3, 4, 5,6 không có từ “kể” có phải là văn tự sự không ?
- H: XĐ
- G: ? Mỗi đề có yêu cầu làm nổi bật vấn đề gì ?
- H: XĐ
 - G: ? Nhận xét về đề văn tự sự ?
 - HS trả lời. 
 - Gv nhận xét và nhấn mạnh theo sgk
-GV chép đề 1 lên bảng.
- HS: đoc đề
-G:? Đề đã đưa ra yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
- H: XĐ
-G: Sau bước tìm hiểu đề là bước nào?
 ? Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự định chọn chuyện nào để kể?
- H: chọn
- G:? Em thích nhân vật, sự việc nào?
? Em chọn truyện đó nhằm thể hiện chủ đề gì?
-H: XĐ
-G:? Để thể hiện chủ đề chuyện chúng ta phải xác định kể ý nào nữa?
* GV: Làm các việc như trên là ta đã thực hiện công đoạn lập ý.
- G:?Vậy em hiểu thế nào là lập ý?
- H: KL
-G:? Với những sự việc em vừa tìm được trên, em định mở đầu câu chuyện như thế nào?
?Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu?
- H: tự trình bầy
- G:Phần kết thúc nên kể đến chỗ nào?
? Ta có thể đảo vị trí các sự việc được không? Vì sao?
* GV: Như vậy việc sắp xếp các sự việc để kể theo trình tự mở - thân - kết ta gọi là lập dàn ý. Kể chuyện quan trọng nhất là biết xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.
- G:? Vậy thế nào là lập dàn ý?
- H: KL
-G:? Muốn làm bài văn hoàn chỉnh khi đã lập dàn ý ta phải làm thế nào?(Bước 4) là gì) 
- H: XĐ
* GV: Lưu ý viết bằng lời văn của mình tức là diễn đạt, dùng từ đặt câu theo ý mình, không lệ thuộc sao chép lại văn bản đã có hay bài làm của người khác.
- GV lưu ý thêm bước 5. đây là bước quan trọng để soát lội chính tả và hoàn thiện thiếu sót.
- G: ? Từ các ý trên, em hãy rút ra cách làm một bài văn tự sự?
- HS: Đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
HS: Xác định yêu cầu.
HS: Hoạt động cá nhân viết phần mở bài
- Cách MB1
Cách MB2, 3.
 - GV: Nhận xét, cho điểm.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Đề văn tự sự.
* Ví dụ: Các VD -SGKT47
* Nhận xét:
- Lời văn đề 1 nêu ra các yêu cầu:
+ Thể loại: kể
+ Nội dung: câu chuyện em thích
+ Ngôn ngữ: Lời văn của em
- Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì: đề yêu cầu có chuyện, có việc.
- Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề:
Chuyện về người bạn tốt, kỉ niệm ngày thơ ấu, Ngày sinh nhật của em, quê em đổi mới, Em đã lớn rồi
- Trong các đề trên:
+ Đề nghiêng về kể người: 2,6
+ Đề nghiêng về kể việc: 3
+ Đề nghiêng về tường thuật: 1,4,5
-> Muốn xác định được các yêu cầu trên ta phải bám vào lời văn của đề ra.
*. Ghi nhớ : Sgk. 
2. Cách làm bài văn tự sự
Đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
a.B1: Tìm hiểu đề:
- Thể loại: kể
- Nội dung: câu chuyện em thích
- Ngôn ngữ: Lời văn của em
b.B2: Lập ý: 
- Lựa chọn câu chuyện Thánh Gióng
+ Chọn nhân vật
+ Sự việc chính: Thánh Gióng đánh giặc Ân
+ chủ đề: Ca ngợi công lao của vị anh hùng dân tộc
+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
c. B3: Lập dàn ý: Truyện Thánh Gióng
* Mở bài: Giới thiệu nhân vật:
* Thân bài: 
- TG bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt.
- TG ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, TG vươn vai...
- Roi sắt gẫy lấy tre làm vũ khí
- Thắng giặc, gióng bỏ lại áo giáp sắt bay về trời
* KL: Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
d. B4: Viết bài: bằng lời văn của mình
* Mở bài
* Thân bài
* kết luận
e.B5: Kiểm tra bài viết.
 Sau khi viết xong bài cần đọc lại bài viết để kiểm tra lại các lỗi có thể mắc : Chính tả, dấu câu, cách ngắt đoạn, bố cục
* Ghi nhớ: SGK - Tr48
II. Luyện tập
Bài tập: Hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện TG bằng lời văn của em.
* Mở bài
- Cách 1: Nói đến chú bé lạ
 Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai. đã lên 3 mà không biết nói, biết cười, biết đi.
- Cách 2: Giới thiệu người anh hùng
 TG là vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết đã lên ba mà TG không biết nói, biết cười, biết đi.
- Cách 3: Nói tới sự biến đổi của Gióng
 Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi cầu người tài đánh giặc. Khi tới làng Gióng, một đứa bé lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói được, bảo bố mẹ mời sứ giả vào. Chú bé ấy là TG.
HOẠT ĐỘNG 3 Củng cố.
 Học sinh đọc nội dung bài học.
 GV nhấn mạnh nội dung bài học.
 Hướng dẫn viết bài.
HOẠT ĐỘNG 4 Hướng dẫn học bài.
 Nắm được nội dung bài học.
 Vận dụng kiến thức vào viết bài.
 Chuẩn bị : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Rút kinh ngiệm:
------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 TUAN 14 THUAN.doc