Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 và 13

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 và 13

+ Đ1: Từ đầu ->với cháu : nguyên nhân và tình huống truyện

+ Đ2: Tiếp -> có đi không? -> hành động và kết quả

+ Đ3: Còn lại: Bài học rút ra

?) Truyện có những nhân vật nào? Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?

- 5 nhân vật -> đặt tên giản dị, có dụng ý: lấy tên các bộ phận của cơ thể con người để đặt tên cho nhân vật

 ( Danh từ riêng - viết hoa)

?) Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng?

- Là biện pháp nhân hoá - ẩn dụ:

+ Cô Mắt: duyên dáng

+ Cậu Chân, Tay: phải làm việc nhiều nên trai khoẻ

+ Bác Tai: chuyên nghe nên ba phải

+ Lão Miệng: vốn bị tất cả ghét nên gọi là lão

?) Đang sống hoà thuận, giữa 4 người với lão Miệng đã xảy ra chuyện gì? Vì sao?

?) Ai là người phát hiện ra vấn đề? Như thế có hợp lí không? Tại sao?

- Cô Mắt -> Hợp lý vì cô Mắt chuyên nhìn, quan sát

?) Khi đến nhà lão Miệng, tất cả có thái độ và lời nói như thế nào? - Không chào hỏi, nói thẳng vào mặt “từ nay.”

?) Em hiểu như thế nào là “hàm hở”, “nói thẳng”?

?) Những lời buộc tội có công bằng không? Vì sao lão Miệng không được thanh minh?

 

doc 13 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12 và 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 3 (15’)
- HS viết vào phiếu học tập -> mỗi bàn 1 phiếu -> trình bày 
- HS trả lời miệng
- GV đọc bài tập
-> HS trả lời miệng
B. Luyện tập
1. BT 1 (118)
Ptrước
PTT
Psau
t1
t2
T1
T2
S1
S2
1)
2)
3)
1
1
1
Người
Lưỡi
con
Chồng
Búa
Yêu tinh
Thật xác định
Của cha để lại
ở trên núi có nhiều phép lạ
2. BT 3 (118)
- Điền: thanh sắt ấy, thanh sắt vừa rồi, thanh sắt cũ
3. BT thêm:Tìm cụm DT chưa đúng? Vì sao? Sửa lại?
- 5 chiếc tay -> 5 cánh tay
- 4 yêu thương -> yêu, thương, nhớ tiếc là Động từ
- 5 nhớ tiếc -> không là cụm Danh từ
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, đọc tham khảo BT 4, 5, 6 (42 –SBT)
- Ôn tập các bài Tiếng Việt để chuẩn bị kiểm tra 45’
- Tập viết 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu có dùng cụm Danh từ
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 12, Tiết 45
Văn bản (Đọc thêm)
Chân tay tai mắt miệng
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyện : mỗi con người phải tuân theo sự phân công hợp lí, không nên suy bì, tị nạnh, phải gắn bó, đoàn kết với nhau
- Nắm được yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường, ngôi kể, lời kể, rèn kĩ năng kể bằng các ngôi kể khác nhau
- Giáo dục tinh thần yêu thương, đoàn kết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, TLTK
- Tranh minh hoạ, phiếu học tập
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
3. Bài mới
Hoạt động 1 (5’)
- GV nêu yêu cầu đọc -> GV + 2 HS đọc truyện kết hợp giải nghĩa từ khó trong quá trình phân tích
I. Đọc – tìm hiểu văn bản
1. Đọc 
2. Chú thích
Hoạt động 2(18’)
?) Văn bản chia thành mấy đoạn ? Nội dung? - 3 đoạn
+ Đ1: Từ đầu ->với cháu : nguyên nhân và tình huống truyện
+ Đ2: Tiếp -> có đi không? -> hành động và kết quả
+ Đ3: Còn lại: Bài học rút ra
?) Truyện có những nhân vật nào? Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?
- 5 nhân vật -> đặt tên giản dị, có dụng ý: lấy tên các bộ phận của cơ thể con người để đặt tên cho nhân vật
 ( Danh từ riêng - viết hoa)
?) Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng?
- Là biện pháp nhân hoá - ẩn dụ: 
+ Cô Mắt: duyên dáng
+ Cậu Chân, Tay: phải làm việc nhiều nên trai khoẻ
+ Bác Tai: chuyên nghe nên ba phải
+ Lão Miệng: vốn bị tất cả ghét nên gọi là lão
?) Đang sống hoà thuận, giữa 4 người với lão Miệng đã xảy ra chuyện gì? Vì sao?
?) Ai là người phát hiện ra vấn đề? Như thế có hợp lí không? Tại sao?
- Cô Mắt -> Hợp lý vì cô Mắt chuyên nhìn, quan sát
?) Khi đến nhà lão Miệng, tất cả có thái độ và lời nói như thế nào? - Không chào hỏi, nói thẳng vào mặt “từ nay...”
?) Em hiểu như thế nào là “hàm hở”, “nói thẳng”?
?) Những lời buộc tội có công bằng không? Vì sao lão Miệng không được thanh minh?
* GV: Tình huống truyện như trùng xuống
?) Thái độ của 4 người có ý nghĩa gì?
- Đoạn tuyệt, không quan hệ
- Không chung sống, cả bọn không làm gì nữa
?) Hậu quả của việc làm đó?
?) Nhận xét về cách tả các nhân vật?
- Cho thấy sự thống nhất cao độ của các cơ quan, bộ phận tạo nên sự sống cơ thể -> sự thống nhất của xã hội, cộng đồng
?) Tại sao 4 người phải chịu hậu quả đó?
- Do suy bì, tị nạnh, chia rẽ
?) Lời nói của bác Tai với 3 người có ý nghĩa gì?
- Chứng tỏ sự ăn năn, hối lỗi, đồng tình, cảm thông tuyệt đối của 3 người => Tất cả đã thấm thía...
?) Sau đó chuyện gì đã xảy ra?
- Tất cả đến nhà lão Miệng làm lành -> chăm sóc lão Miệng một cách chân tình
* GV: Cả 5 người cùng khoan khoái, lại trở về quĩ đạo như xưa. Ai làm việc ấy, không còn suy bì, tị nạnh, tất cả sống trong niềm vui lao động cần cù, chăm chỉ. Sự đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể.
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục: 3 đoạn
2. Phân tích
a) Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, chung sống với lão Miệng
b) Hậu quả
- Tất cả mỏi mệt, rã rời
c) Cách sửa chữa
- Sống hoà thuận mỗi người một việc
Hoạt động 3 (4’)
?) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Cá nhân không thể tách rời tập thể, phải biết nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển
- Không được so bì, tị nạnh...
?) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
- Nghệ thuật tưởng tượng, nhân hoá
d) Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 4 (7’)
- 3 HS trình bày
- 2 HS trình bày
III. Luyện tập
1) So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết, cổ tích và ngụ ngôn.
2) Hãy liên hệ thực tế lớp em
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tóm tắt truyện, tìm đọc truyện ngụ ngôn của La Phông Ten
- Dựa vào một câu thành ngữ, tập sáng tác một câu chuyện ngụ ngôn mà nhân vật là con vật quen thuộc trong cuộc sống
- Soạn : Treo biển (theo SGK) + Chuẩn bị viết bài số 3
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 	Tuần 12, Tiết 46
Kiểm tra tiếng việt 45’
A. Mục tiêu
- Qua bài kiểm tra giúp củng cố và khắc sâu kiến thức về phần tiếng việt đã học từ đầu năm đến nay
- Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong giờ kiểm tra
- Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập và tập viết đoạn văn
- Bước đầu luyện kĩ năng thống kê, phân loại các danh từ
B. Chuẩn bị
- Đề bài - đáp án - biểu điểm
- Học sinh ôn tập các bài đã học
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu nguyên nhân và cách sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa? 
 Đặt câu với 2 từ: trang trọng, trang trí?
3. Bài mới
A. đề bài
I. trắc nghiệm (3 điểm)
1) Đánh dấu đúng vào nghĩa của từ học tập
a) Tìm tòi, hỏi han để học
b) Học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn
c) Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
2) Xác định lỗi sai trong câu sau:
a) Thầy giáo đã truyền tụng cho chúng em rất nhiều kiến thức.
b) Học sinh rất chạy nhanh.
c) Hôm nay trời trong xanh đẹp.
3) Xác định cụm Danh từ trong câu ca dao sau:
	 Một cây làm chẳng nên non
	Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
II. tự luận
1) Câu 1 (2 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng theo chủ đề tự chọn (khoảng 3 -> 5 câu)
2) Câu 2 (5 điểm)
Viết một đoạn văn có sử dụng danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị chính xác, danh từ chỉ đơn vị ước chừng theo chủ đề miêu tả (khoảng 5 -> 8 câu)
B. Đáp án – Biểu điểm
Phần tự luận
Câu 1: 
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 3 -> 5 câu
- Có sử dụng danh từ riêng và danh từ chung - nội dung phải trọn vẹn một ý
Câu 2: 
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 5 -> 8 câu
- Có sử dụng danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị chính xác, danh từ chỉ đơn vị ước chừng
- Nội dung trọn vẹn một ý hoàn chỉnh – theo chủ đề miêu tả
4. Nhận xét giờ làm bài – ưu nhược điểm
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các bài Tiếng Việt
- Tập chữa bài viết số 2
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 12, Tiết 47 	Tập làm văn
Trả bài viết số 2 - Văn kể chuyện
A. Mục tiêu
- Giúp HS phát hiện được các lỗi trong bài làm của mình, thấy được yêu cầu của đề, so sánh với bài viết số 1 để thấy rõ ưu - nhược điểm của mình
- Rèn luyện kĩ năng chữa bài, có phương hướng sửa chữa ở bài sau
B. Chuẩn bị
- Giáo án, bài viết của HS đã chấm
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
3. Bài mới
Hoạt động 1 (2’)
- GV chép đề lên bảng
- HS chép vào vở
I. Đề bài (2’)
Đề 1: Kể về một lần mắc lỗi của em
Đề 2: Kể về một thầy giáo hay cô giáo của em
Hoạt động 2 (5’)
?) Hãy phân tích đề?
?) Hai đề kể theo ngôi nào?
II. Phân tích đề
Đề 1
- Thể loại : Tự sự
- Nội dung: kể một lần mắc lỗi
- Phạm vi : của em
Đề 2
- Tự sự
- kể về một thầy (cô)
- em yêu quí
III. Yêu cầu: Tiết 35, 36
Hoạt động 3 (7’)
- GV nhận xét
IV. Nhận xét chúng
1. Ưu điểm
- Đa số HS nắm được thể loại, bố cục, ngôi kể và thứ tự hợp lí
- ở đề 2 biết kể một vài sự việc có nguyên nhân - diễn biến -kết quả
1. Nhược điểm
- Một số viết có nội dung sơ sài, còn đơn giản, chưa độc đáo
 - Có em còn nặng về tả hoặc liệt kê sự việc, sai chính tả
Hoạt động 4(10’)
- GV nêu lỗi-> HS chữa
Sai
- Cô dáo, núng túng, na mắng, ăn lăn, ngúng ngẩy
- Em tự hứa từ nay sẽ không bao giờ làm bài tập trước khi đến lớp
- Cuộc đời em có một lân mắc lỗi mà không bao giờ mờ phai
V. Chữa lỗi
Lỗi
- Cô giáo, lúng túng, la mắng, ăn năn, ngúng nguẩy
- Em tự hứa từ nay sẽ làm bài tập đầy đủ trước khi.... (hoặc không bao giờ...)
- Em đã từng mắc lỗi mà đến bây giờ và mãi mãi sau này không thể nào quên
Hoạt động 5 ( 8’)
VI. Đọc bài khá - Trả bài
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị: Đề a, g bài xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường
 	Chuẩn bị dàn ý vào vở bán trú
- Ôn lại văn tự sự chuẩn bị viết bài số 3
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 12, Tiết 48
	Tập làm văn
Luyện tập xây dựng bài
Tự sự – kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò của, đặc điểm của lời văn tự sự
- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý
- Thực hành lập dàn bài
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn.
- Bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nội dung của Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn tự sự?
3- Bài mới
Hoạt động 1 (8’)
?) Em hiểu thế nào là chuyện đời thường?
- Là đời sống thường nhật, là chuyện xung quanh mình, trong nhà, trong làng, trong trường, trong cuộc sống thực tế
?) Loại chuyện này có được tưởng tượng, hư cấu không?
- Có nhưng không làm thay đổi chất liệu, diện mạo đời thường để biến thành chuyện thần kì
* GV: Cái khó khi kể chuyện đời thường là chọn các sự việc, chi tiết hấp dẫn, có ý nghĩa, không nhạt nhẽo.
* HS đọc đề trong SGK
?) Hãy xây dựng phạm vi, yêu cầu của mỗi đề?
- HS trả lời, GV uốn nắn
?) Các đề có phải đề bài tự sự kể chuyện đời thường không? Vì sao?
- Có vì yêu cầu, nội dung đều thuộc đời sống hàng ngày...
?) Hãy tập đặt một đề văn tự sự kể chuyện đời thường? 
- HS làm ra phiếu học tập -> GV thu một số bài
-> Nhận xét, uốn nắn
A. Lý thuyết
I. Đề văn kể chuyện đời thường
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Kể những câu chuyện xảy ra trong thực tế cuộc sống, người thật, việc thật
Hoạt động 2 (10’)
- HS đọc đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em
?) Đề yêu cầu làm việc gì?
- Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật
?) Đó là kể về ai? - Ông hoặc bà
* GV: Đây là đề tự sự kể người là trọng tâm. Bài làm phải khắc hoạ được nhân vật nhưng không cần nêu tên thực, địa chỉ thực mà kể phiếm chỉ...
?) Đọc dàn bài mẫu SGK (120)
?) Phần mở bài có nhiệm vụ gì?
- Giới thiệu chung về đối tượng được kể
?) Phần th ... ng, khái quát về đối tượng được kể
2) Thân bài
- Kể vài nét về đặc điểm, hình dáng, tính cách, hành động, phẩm chất tiêu biểu của đối tượn được kể ( có nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
3) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng được kể
Hoạt động 3(18’)
- GV cho HS làm ra phiếu học tập
- Mỗi tổ thu 2 bài -> sửa (dàn bài chi tiết)
- Gọi 2 HS đọc
III. Luyện tập
1. Bài 1 (89) : Đề a
a) Mở bài: Nêu thời gian, địa điểm, kỉ niệm gì, hoàn cảnh
b) Thân bài:
- Nêu nguyên nhân – diễn biến – kết quả của kỉ niệm
- Cảm xúc, suy nghĩ của mình
* Các chi tiết được lựa chọn phải đặc sắc, tiêu biểu, thể hiện rõ chủ đề...
c) Kết bài: Nêu kết quả, tổng hợp ấn tượng sâu sắc nhất của mình về kỉ niệm đã kể
2. Đọc bài văn mẫu: SGK(122, 123)
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, tập viết một trong các đề (119)
- Ôn tập văn tự sự kể chuyện đời thường chuẩn bị viết bài số 3
- Chuẩn bị: Treo biển, Lợn cưới áo mới...
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 Tuần 13, Tiết 49, 50
	Tập làm văn
	Bài viết số 3 
	kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu
- HS tiếp tục vận dụng kiến thức về kiểu bài tự sự kể chuyện đời thường vào bài viết cụ thể.
- Giáo dục ý thức tự tin, độc lập, sáng tạo khi kiểm tra
- Rèn kĩ năng diễn đạt, kể sinh động một câu chuyện trong đời sống thực tế
B. Chuẩn bị
- Đề bài - đáp án - biểu điểm
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra 
I. Đề bài: Chọn một trong hai đề
1) Đề 1: Hãy kể về ông (hay bà) của em
2) Đề 2: Tuổi thơ của em có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Hãy kể về một kỉ niệm mà em có ấn tượng sâu sắc nhất.
II. Phân tích đề
Đề 1
- Thể loại : Tự sự
- Nội dung: kể về ông (bà)
- Phạm vi : của em
Đề 2
- Tự sự
- kể về một kỉ niệm
- của em, kỉ niệm sâu sắc nhất
III. Dàn bài - Yêu cầu
* Như tiết 48
* Yêu cầu: - Viết ngắn gọn, có cảm xúc
- Kể theo trình tự hợp lí, các chi tiết được lựa chọn phải tiêu biểu, làm nổi bật chủ đề câu chuyện
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trình bày sạch đẹp
IV. Nhận xét giờ làm bài
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Chuẩn bị: Kể chuyện tưởng tượng
+ Hiểu như thế nào về kể chuyện tưởng tượng
+ So sánh với kể chuyện đời thường
- Chuẩn bị: Truyện cười
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 Tuần 12, Tiết 45
Văn bản (Đọc thêm)
	Treo biển
	& lợn cưới áo mới
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười, nội dung ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong 2 văn bản: Treo biển và Lợn cưới áo mới
- Rèn kĩ năng kể chuyện
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ, phấn màu
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Tiếng cười là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Điều đó được thể hiện rất nhiều trong văn học dân gian. Tiếng cười thường để mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người nhằm gửi gắm một bài học nào đó như câu chuyện ngụ ngôn...
Hoạt động 1 (5’)
?) Thế nào là truyện cười?
- Hiện tượng đáng cười: là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên ở cử chỉ, lời nói của ai đó
* GV: Truyện cười thường rất ngắn. Truyện cười thiên về mua vui gọi là truyện hài hước. Truyện thiên về ý nghĩa phê phán gọi là truyện châm biếm.
I. Đọc – tìm hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Kể
3. Thể loại
- Truyện cười : SGK
Hoạt động 2(7’)
* Chú ý đọc giọng hài hước
- GV và một HS đọc -> 2 HS kể tóm tắt 2 câu chuyện
- GV và HS nhận xét phần kể 
Hoạt động 3 (27’)
?) Câu chuyện có những nội dung gì?
- Treo biển bán hàng
- Chữa biển và bán biển
?) Nhà hàng treo biển để làm gì?
- Giới thiệu và quảng cáo sản phẩm với mục đích bán được nhiều hàng.
?) Nội dung của biển treo có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố? - Bốn yếu tố
+ ở đây thông báo địa điểm cửa hàng
+ Có bán: thông báo hoạt động của cửa hàng
+ Cá: thông báo loại mặt hàng, sản phẩm được bán...
+ Tươi: thông báo chất lượng hàng
* GV: Bốn yếu tố đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ, đáp ứng đầy đủ thông tin cho người mua.
?) Đến đây truyện đã gây cười chưa? Vì sao?
- Chưa: vì chưa có yếu tố không bình thường
- Việc treo biển là đúng không có gì đáng cười
?) Từ khi treo lên đến khi cất đi, tấm biển được góp ý mấy lần? Nhận xét về từng lần góp ý?
?) Sau mỗi lần góp ý, thái độ của nhà hàng như thế nào?
- Lập tức nghe theo, không suy nghĩ.
?) Chi tiết nào trong truyện khiến em buồn cười? Vì sao?
?) Nhận xét gì về nghệ thuật gây cười của truyện?
- Hình thức ngắn gọn
- Khai thác cái biểu hiện trái với tự nhiên trong cuộc sống => phương pháp nhẹ nhàng
?) Truyện ngụ bài học gì về cuộc đời?
- Cần lắng nghe nhiều ý kiến góp ý cho mình nhưng cần tự tin, biết suy nghĩ, đắn đo, thận trọng trước khi làm việc gì đó
?) Truyện có ý nghĩa gì?
- 2 HS đọc ghi nhớ
II. Phân tích văn bản
1. Treo biển
a. Treo biển bán hàng
- Là một việc làm hợp lí
b. Chữa biển và cất biển
- Nhà hàng chữa biển theo mọi ý kiến đóng góp để rồi phải cất biển
- Nhà hàng không có chủ kiến
c. ý nghĩa: Ghi nhớ (125)
?) Chuyện đáng cười ở đây là gì? 
- Kể người khoe của
?) Em hiểu thế nào về tính khoe của?
- Thói tỏ ra là người giàu có, thường biểu hiện ở ăn mặc, xây cất, nói năng, giao tiếp...
?) Ai trong truyện là người có tính xấu đó?
- Cả hai nhân vật
?) Điều đáng cười ở nội dung hay cách khoe?
- Cả hai 
?) Vì sao anh thứ nhất đứng hóng ở cửa? Thái độ của anh ta?
?) Anh chàng thứ hai có gì để khoe? Có đáng khoe không?
- Một con lợn để làm lễ cưới -> không đáng khoe
?) Anh ta khoe trong một tình huống như thế nào?
- Nhà đang rất bận, tâm trạng tiếc của, hốt hoảng chạy tìm -> cố khoe bằng được
?) Nhận xét về cách khoe của 2 chàng?
- Lố bịch, đáng cười, khoe những cái không đáng khoe!
?) Anh mất lợn hỏi thăm như thế nào? Lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao?
?) Câu trả lời của anh “đứng hóng” như thế nào? Có gì khác thường?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này + hoạt động: giơ sát vạt áo ra trước mặt anh mất lợn
- Thừa hẳn một vế câu “Từ lúc..”
* GV: Thế là “Lợn cưới” phải đối với “áo mới”
?) Đáng lẽ anh ta phải trả lời như thế nào?
- Tôi đứng đây suốt từ sáng đến giờ...
?) Để gây cười tác giả dân gian đã dùng nghệ thuật gì?
- Đối xứng và phóng đại
- Kết thúc bất ngờ
?) Tiếng cười tạo ra từ câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Mua vui, giải trí, giễu cợt, phương pháp nhẹ nhàng
?) ý nghĩa của truyện?
1. lợn cưới áo mới
a. Của được đem khoe
- Cái áo mới
- Con lợn cưới
b. Cách khoe của
- Quá đáng, lố bịch
c. ý nghĩa: Ghi nhớ (128)
Hoạt động 4 (8’)
- 2 HS kể
- HS trả lời miệng
III. Luyện tập
1) Tập kể diễn cảm
2) Nêu giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện cười 
- Nhận xét: tình huống gây cười, cách kết thúc và ý nghĩa truyện cười
- So sánh truyện cười với truyện ngụ ngôn
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tập kể diễn cảm - Đọc: Truyện cười Việt Nam
- Chuẩn bị: Ôn tập văn học dân gian + Số từ... (Kẻ bảng ôn tập)
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	Tuần 13, Tiết 52
	Tiếng việt
Số từ và lượng từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được công dụng của số từ và lượng từ, biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, viết
- Rèn kỹ năng sử dụng số từ và lượng từ khi nói, viết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là cụm danh từ? Cấu tạo của cụm Danh từ? Cho một ví dụ?
3- Bài mới
Hoạt động 1 
GV treo bảng phụ chép VD a, b (Số từ)
* HS đọc bảng phụ
?) Các từ gạch chân bổ nghĩa cho từ nào trong câu?
- 2 chàng, 100 ván, 100 nếp, chín ngà, 9 cựa, 9 hồng mao, một đôi
- Hùng Vương thứ 6
?) Các từ được bổ nghĩa (gạch chân màu xanh) thuộc từ loại nào?
- Từ loại Danh từ
?) ở VD a các từ gạch chân (màu đỏ) đứng ở vị trí nào trong cụm Danh từ? Bổ sung ý nghĩa gì?
- Đứng trước Danh từ -> bổ nghĩa về số lượng
?) ở văn bản b từ “6” bổ sung ý nghĩa gì? Đứng ở vị trí bào?
- Đứng sau Danh từ -> bổ nghĩa về thứ tự
?) Những từ bổ nghĩa số lượng và thứ tụ cho Danh từ là số từ. Vậy em hiểu như thế nào về số từ?
- 2 HS phát biểu
?) Từ “đôi” trong VD a có phải là số từ không? Vì sao?
- Không phải là số từ mà là Danh từ chỉ đơn vị (vì đứng ở vị trí của Danh từ chỉ đơn vị)
- Một đôi không phải là Số từ ghép như 100, 1000 vì sau một đôi không thể sử dụng Danh từ chỉ đơn vị
VD: có thể nói : 1 đôi trâu
 Không thể nói: một đôi con trâu
?) Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi?
- Tá, cặp, chục
* Gọi 2 HS đọc ghi nhớ (128)
* Làm bài tập 1 (129)
- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm canh
- Số từ chỉ thứ tự: canh 4, canh 5
A - Lý thuyết 
I. Số từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
*Khái niệm: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
* Vị trí: 
- Đứng trước Danh từ: chỉ số lượng
- Đứng sau Danh từ: chỉ thứ tự
* Lưu ý:
* Ghi nhớ:sgk(128)
Hoạt động 2
* HS đọc VD trên bảng phụ
?) Nghĩa của các từ in đậm trong VD có gì giống và khác nghĩa của số từ?
- Giống: đứng trước Danh từ
- Khác: + Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật
 + Từ các, những, cả mấy: chỉ lượng ít nhiều của sự vật
?) Những từ trên gọi là lượng từ. Em hiểu như thế nào là lượng từ?
- 2 HS phát biểu
?) Xếp các từ
?) Xác định cụm DT trong VD trên và phân tích cấu tạo?
T2
T1
T1
T2
S1
S2
Cả
Các
Những
Mấy vạn
kẻ
hoàng tử
tướng lĩnh
quân sĩ
thua trận
?) Nhìn vào phần Phụ sau, hãy cho biết có mấy loại lượng từ?
- 2 loại
* Ghi nhớ : 1 HS đọc ghi nhớ (129)
II. Lượng từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
* Khái niệm: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
* Phân loại:
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (cả, tất cả, tất thảy...)
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (cái, những, mọi, mỗi, từng...)
* Ghi nhớ: sgk(129)
Hoạt động 3 
- Đọc bài tập –> xác định yêu cầu
- HS làm bài tập 3 ( trả lời miệng)
B. Luyện tập
1.Bài tập 2(129)
- Trăn (núi )	 dùng để chỉ số lượng nhiều, rất 
- Ngàn (khe)	 nhiều (không chính xác)
- Muôn (nỗi tái tê)
2. Bài tập 3(129)
Từ: từng – mỗi
* Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể
* Khác: 
- Từng: mang ý nghĩa lân lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác
- Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt, trình tự
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: + Kể chuyện tưởng tượng
	+ Chỉ từ (Phân tích các ví dụ mẫu, làm bài tập)
E. Rút kinh nghiệm
.
.
-----&0&-----

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 13.doc