Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 25 đến tiết 61 - Trường THCS Bình Thạnh

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 25 đến tiết 61 - Trường THCS Bình Thạnh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.Kiến thức:

- Đặc điểm của truyện của tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em Bé Thông Minh

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

-Tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc, và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

-Kể lại một câu chuyện cổ tích.

3.Thái độ: Tự hào về kho văn học dân gian của dân tộc.

 

doc 112 trang Người đăng thu10 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 25 đến tiết 61 - Trường THCS Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM BÉ THÔNG MINH
Tiết: 25 Bài: 
Ngày dạy:5/10/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1.Kiến thức: 
- Đặc điểm của truyện của tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em Bé Thông Minh
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
-Tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc, và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2.Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
-Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3.Thái độ: Tự hào về kho văn học dân gian của dân tộc.
III.CHUẨN BỊ: 
a.Thầy: Soạn giảng, SGK, SGV, tranh “Em bé thông minh”.
b.Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi 1, 2 SGK/74.
IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở, trực quan, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
V.TIẾN TRÌNH:
1)Ổn định: Kiểm diện.(1p)
2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)
a)Qua những lần thử thách Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì?(7đ)
b)Nguồn gốc xuất thân của Thạch sanh:(3đ)
Từ thế giới thần linh.
Từ những người chịu nhiều đau khổ.
Từ chú bé mồ côi.
Từ những người đấu tranh quật khởi.
a)Thật thà chất phác.
Dũng cảm tài năng.
b) +Từ những người chịu nhiều đau khổ.
3)Giảng bài mới: (30p_35p)
 @Kho tàng truyện cổ tích nhiều nước (trong đó có Việt Nam) có một thể truyện rất lí thú. Truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh, trí tuệ dân gian sắc xảo và vui hài. Ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm, phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe “Em bé thông minh” là một trong những truyện thuộc loại ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: HDHS đọc_tìm hiểu chú thích
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh.
-Giáo viên đọc mẫu àGọi học sinh đọc tiếp àGiáo viên nhận xét và sửa chữa.
Gọi một học sinh khá kể à Giáo viên nhận xét chốt lại.
Theo em văn bản này chia là mấy đoạn?
+Đoạn 1: Từ đầu  về tâu vua.
+Đoạn 2: Nghe chuyện  ăn mừng với nhau rồi.
+Đoạn 3: Vua và đình thần  ban thưởng rất hậu.
+Đoạn 4: Phần còn lại.
Gọi học sinh đọc chú thích 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 11, 13 SGK/73.
HĐ2: HDHS tìm hiểu văn bản.
@ Cách thử tài nhân vật như thế nào?
Hình thức dùng câu đố để thử tàn nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?
-Rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng.
Tác dụng của hình thức này?
-Buộc người bị thách đố phải thật thông minh tài giỏi suy nghĩ nhanh, đối đáp giỏi và tìm ra được lời giải các câu đố rất khó hiểu.
-Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển, gây hứng thú cho người nghe.
Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần.
+Lần 1: Viên quan hỏi: Có bao nhiêu đường cày trong một ngày. “Trâu Lão cày một ngày mấy đường”.
+Lần 2: Nhà vua bắt phải nuôi ba trâu đực đẻ thành 9 con.
Lần 3: Nhà vua bắt cha con câu bé phải làm thịt một con chim sẻ rất nhỏ bắt họ dọn thành 3 mâm cỗ thức ăn.
+Lần 4: Sự thử thách của viên quan sứ giả nước ngoài: Xâu sợi chỉ qua một con ốc vặn rất dài có ruột xoắn vặn nhiều vòng.
Câu đố lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
-(Người đó là sứ giả nước ngoài).
-Tính chất oái oăm của câu đố cũng ngày một tăng, điều đó thể hiện trước hết ở chính nội dung yêu cầu của câu đố. Điều đó càng thấy tài trí của em bé nổi rõ sự thông minh hơn người.
I.Đọc – tìm hiểu chú thích 
-Đọc:
-Bố cục: 4 đoạn.
-Chú thích SGK/73.
II.Đọc_ tìm hiểu văn bản
 1.Dùng câu đố để thử tài nhân vật:
-Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất.
 2.Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách:
-4 lần.
+Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan.
+Lần 2: Đáp lại thử thách của vua với dân làng.
+Lần 3: Thử thách của vua.
+Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài.
4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)
a)Dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?
b)Sự mưu trí, thông minh của em bé được thể hiện.
Một lần;
Hai lần.
ba lần.
Bốn lần.
5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)
-Về nhà học thuộc phần phân tích, kể được truyện.
-Chuẩn bị phần còn lại 3, 4 SGK/74 của bài để tiết sau học tiếp.
VI.RÚT KINH NGHIỆM: 
EM BÉ THÔNG MINH (tt)
EM BÉ THÔNG MINH (tt)
Tiết: 26 
Ngày dạy:5/10/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	Như tiết 25
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
Như tiết 25
III.CHUẨN BỊ: 
 a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV
 b.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi 3, 4 SGK/74.
IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở, trực quan nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
V.TIẾN TRÌNH:
1)Ổn định: Kiểm diện.(1p)
2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)
a)Sự thông minh mưu trí của em bé được thể hiện qua mấy lần? Kể ra?(7đ)
b)Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang?(3đ)
Nhờ may mắn và tinh ranh.
Nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
Nhờ có vua yêu mến.
Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
 a)4 lần.
-Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan.
-Lần 2: Đáp lại thử thách của vua.
-Lần 3: Cũng là thử thách của vua.
-Lần 4: Câu đố thử thách của sứ giả thần nước ngoài.
 b) Ý 2 và 4
 3)Giảng bài mới: (30_35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Giáo viên hướng dẫn phân tích phần còn lại của văn bản.
Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cái gì để giải câu đố oái oăm? (cho học sinh thảo luận).
-Lần 1: Đố lại viên quan “  ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”.
-Lần 2: “Giống đực thì làm sao đẻ được”.
Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của những điều vua đã đố.
-Lần 3: “Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim”.
.Cũng bằng cách đố lại em bé nhờ cha lấy cho mình một cây kim may rồi đưa cho sứ giả.
-Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian bắt con kiến buộc chỉ ngang lưng xâu xuyên qua đường một ốc. “  bên thì bôi mở  sang”.
 Theo em những cách giải đố của cậu be thông minh lí thú ở chỗ nào?
-Dùng cách “ lấy gậy ông đập lưng ông” làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí , phi lí.
-Dùng lời lẽ sắc bén để bắt bẻ lại kẻ thách đố mình.
-Dựa vào kiến thức đời sống để giải quyết vấn đề.
àChứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người.
Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
(Cho học sinh thực hiện vở luyện tập).
*HĐ 3:
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
.Gọi một em khá kể chuyện “ em bé thông minh”.
Gọi học sinh đọc truyện “Lương Thế Vinh”.
 3.Mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:
-Lần 1: Đố lại viên quan.
-Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.
-Lần 3: Cũng bằng câu đố lại.
-Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
4. Nghệ thuật của truyện:
-Dùng câu đố để thử tài_tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
-Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố và cách giải tạo nên tiếng cười hài hước.
 4.Ý nghĩa của truyện:
-Đề cao sự thông minh mưu trí, kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày.
-Tạo sự hài hước, mua vui.
III.Ghi nhớ SGK/74.
IV.Luyện tập:
 1.Bài tập 1: Kể diễn cảm truyện.
 2.Bài tập 2.
4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)
a)Nêu ý nghĩa của truyện?
b)Sức hấp dẫn của truyện “Em bé thông minh” chủ yếu tạo ra từ đâu?
Hành động nhân vật.
Lời kể của truyện.
Tình huống truyện.
5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)
-Về nhà học thuộc bài và làm bài tập.
-Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
-Tìm một câu chuyện về các nhân vật thông minh.
-Chuẩn bị bài mới: “Cây bút thần” Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi.
-Chuẩn bị bài “Chữa lỗi dùng từ” (tt) theo câu hỏi 1, 2 /SGK/75 để tiết sau học.
VI.RÚT KINH NGHIỆM: 
***********************************************************************
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (TT)
Tiết: 27 
Ngày dạy: 6/10/2010
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	_Nhận biết lỗi do dùng từ không dúng nghĩa.
	_Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1.Kiến thức: 
-Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
-Cách chũa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác tránh lỗi về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
Giáo dục HS dùng từ đúng nghĩa.
III. CHUẨN BỊ: 
a.Giáo viên: Soạn giảng , SGK, SGV, bảng phụ (ghi phần 1/I SGK/75). 
b.Học sinh: Chuẩn bị bài làm bài tập 1, 2, 3 SBT/60.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH:
1)Ổn định: Kiểm diện.(1p)
2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)
a)Nguyên nhân nào dẫn đến việc mắc lỗi khi dùng từ?(7đ)
b)Hãy viết thay từ bị dùng sai cho đúng trong câu sau:(3đ)
-Lớp em đã đi thăm quang Đầm Sen.
Thăm quan.
Tham quan.
a) Do lẫn lộn với các từ gần âm.
b) +Tham quan.
3)Giảng bài mới:(30p_35p)
 @Ở tiết 23 cô (thầy) đã hướng dẫn các em chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm. Tiết này cô (thầy) cùng các em chỉ ra các lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: HDHS chữa các lỗi khi dùng từ.
*Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ 1,a,b,c.
Chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu trên?
a) yếu điểm: Điểm quan trọng.
b) đề bạt; Đề cử giữ chức vụ cao hơn (thường cấp t ... n sông 
Có muốn ăn nhản thì lồng sang 
-Cấy cày vốn nghiệp nông gia. 
Ta  trâu  ai mà quản công
a.Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ, ngoài ra có thể làm chủ ngữ, hoặc làm trạng ngữ.
b.-Kia, này.
-Kia, đây.
-Đây, đấy.
 3)Giảng bài mới: (30p_35p) GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của động từ
GV treo bảng phụ – gọi HS đọc phần I.
Tìm động từ trong những câu trên?
a.Đi, đến, ra, hỏi.
b.Lấy, làm, lễ.
c.Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?
-Động từ là những từ chĩ hành động, trạng thái  của sự vật.
Động từ có đặc điểm gì khác danh từ?
.Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?
.Về khả năng làm vị ngữ?
*Sự khác biệt giữa động từ với danh từ.
Danh từ
Động từ
-Không kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng 
-Thường làm chủ ngữ trong câu.
-Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
-Có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng 
-Thường làm vị ngữ trong câu.
-Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng 
Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết động từ là gì?
Động từ thường kết hợp được với những từ nào?
Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm gì?
Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/146.
HĐ 2:
Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: Buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gảy, ghét, hỏi, ngồi, nhứt, nứt, toan, vui, yêu.
-Bảng phân loại:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi làm gì?
Chạy, đi, đứng, ngồi, cười, đọc, hỏi.
Trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?
Dám, toan, định.
Buồn, gảy, ghét, đau, nhứt, nứt, vui, yêu.
Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên?
-Động từ tình thái: Nên, cần, phải 
-Động từ hành động: Chạy, làm, tập 
-Động từ trạng thái: Thương, hờn, giận 
Trong tiếng Việt có mấy loại động từ đáng chú ý kể ra?
Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/146.
GV đọc cho HS viết chính tả.
I.Đặc điểm của động từ:
*Ghi nhớ:
-Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
-Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng  để tạo thành cụm động từ.
-Chức vụ của động từ làm vị ngữ 
II.Các loại động từ chính:
*Ghi nhớ:
-Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý:
-Động từ tình thái 
-Động từ chỉ hàng động, trạng thái 
.Động từ chỉ hành động trạng thái gồm hai loại nhỏ:
-Động từ chỉ hành động (Làm gì?).
-Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?)
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1/147:
-Khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, thấy, khoe, tức tưởi, chạy, đến, hỏi, thấy, chạy, giơ, ra, bảo, mặc, thấy, chạy.
Động từ tình thái (đòi hỏi động từ đi kèm).
Đem
Động từ chỉ hành động trạng thái (không đòi hỏi động từ đi kèm).
Động từ chỉ hành động (Trả lời câu hỏi làm gì?)
Khoe, may, đứng, mặc, chạy, khen, hóng, đợi, thấy, hỏi, giơ, bảo, đi, đến, ra.
Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)
Tức, tức tối, tức tưởi.
2.Bài tập 2:
Chi tiết gây cười trong truyện là sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.
-Để thấy rõ sự tham lam keo kiệt của anh nhà giàu.
3.Bài tập 3:
Viết chính tả bài “Con hổ có nghĩa” từ “hổ đực mừng rỡ  tiển biệt”.
4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)
a)Động từ là gì? 
b)Chức vụ điển hình trong câu của động từ:
A.Làm chủ ngữ.
B.Làm vị ngữ.
C.Làm trạng ngữ.
5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)
-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ 1, 2 SGK/146.
-Làm bài tập 3 SBT/56.
-Chuẩn bị bài “Cụm động từ” theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147, 148 để tiết sau học.
V.RÚT KINH NGHIỆM: 
**********************************************************************
Tiết: 61 CỤM ĐỘNG TỪ 
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức: 
-Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của động từ.
b.Kĩ năng: 
-Hiểu được cấu tạo của cụm động từ.
c.Thái độ: 
-Biết ứng dụng cấu tạo của cụm động từ.
II.CHUẨN BỊ: 
a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, bảng phụ (ghi câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147).
b.Học sinh: Chuẩn bị bài tập theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147, 148.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Gợi mở, nêu vấn đề trực quan và giải quyết vấn đề.
IV.TIẾN TRÌNH:
1)Ổn định: Kiểm diện(1p)
2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)
a.Có mấy loại động từ đáng chú ý? 
b.Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm:
A.Chủ ngữ.
B.Vị ngữ.
C.Trạng ngữ.
a.Có hai loại:
-Động từ chỉ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
-Động từ chỉ hành động, trạng thái (Không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
b. +Vị ngữ.
 3)Giảng bài mới: (5p_7p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Tiết 60 các em đã tìm hiểu về động từ. Động từ có khả năng kết hợp với một số từ ngữ phụ để tạo thành cụm động từ? Cụm động từ có khả năng xuất hiện với những dạng nào? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về “Cụm động từ”.
HĐ 1:HDHS tìm hiểu thế nào là cụm động từ
GV treo bảng phụ: - gọi HS đọc ví dụ.
Những từ được ghi bằng phấn màu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
-Đã, nhiều nơi bổ nghĩa cho động từ đi.
-Cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ nghĩa cho động từ ra.
Thử lượt bỏ các từ ngữ ghi bằng phấn màu trên? Rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
-Viên quan ấy đi, đến đâu quan ra.
*Nhận xét: Ta không thể bỏ cái từ ngữ phụ thuộc trong cụm động từ vì chúng cần có để thể hiện đầy đủ ý nghĩa trong câu văn. Nếu thiếu chúng câu văn sẽ trở nên vô nghĩa hoặc khó hiểu.
GV: Những cụm “đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố  là cụm động từ.
Từ phần tìm hiểu trên, cho biết thế nào là cụm động từ?
-Ý 1 ghi nhớ 1 SGK/148.
Tìm một cụm động từ? Đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với một động từ?
CĐT: -Đang cắt cỏ ngoài đồng.
 ĐT
VD: Nam / đang cắt cỏ ngoài đồng.
 CN VN
*Nhận xét: Động từ làm vị ngữ trong câu cụm động từ cũng làm vị ngữ.
=>Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ.
Từ tìm hiểu trên cho biết hoạt động của cụm động từ trong câu?
-Ý 2 ghi nhơ 1/SGK/148.
HĐ 2:HDHS tìm hiểu cấu tạo của CĐT
GV hướng dẫn HS vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ trong câu ở phần I? 
(Cho HS thảo luận nhóm).
Phần 
trước
P.trung tâm.
Phần sau
Đã
Cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
*GV lưu ý: Trước khi vẽ mô hình gợi ý cho HS tìm phụ ngữ trước và sau của động từ.
Tìm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước?
-Cũng, đã, đang, sẽ, hãy, chớ. Đừng 
Tìm những từ có thể làm phụ ngữ phần sau?
VD: đang ăn cơm.
 ĐT
 Đã giải xong bài tập.
 ĐT
Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm ý nghĩa gì?
-Phụ ngữ trước bổ sung cho động từ ý nghĩa quan hệ về thời gian sự khẳng định hành động.
-Phụ ngữ sau chỉ cách thức hành động.
Phủ định hành động?
VD: Chưa giải xong bài tập.
 Phủ định
 Không ăn cơm.
 Phủ định.
Từ phần tìm hiểu bài trên cho biết mô hình cụm động từ? Trong cụm động từ phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa gì?
-Ý 1 ghi nhớ 2 SGK/148.
Các phụ ngữ sau bổ sung cho động từ những chi tiết nào?
VD: sẽ đi du lịch (cố định).
 ĐT
 Đi thông thả.
 ĐT
HĐ 3:HDHS luyện tập
I.Cụm động từ là gì?
*Ghi nhớ:
Cụm động từ là tổ hợp từ  mới trọn nghĩa.
-Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo  như một động từ.
II.Cấu tạo cụm động từ:
*Ghi nhớ
Mô hình cụm động từ:
P.Trước
P.trung tâm.
Phần sau
Cũng/ còn/ đang/ chưa
tìm
Được/ ngay/ câu trả lời
.Trong cụm động từ:
-Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ có ý nghĩa: Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cãn hành động ; sự khẳng địng hoặc phủ định hành động
-Các phụ ngữ phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm 
III.Luyện tập:
Bài tập 1: Cụm động từ:
a.Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b.Yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c.Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để co thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
-Có thì giờ đi hỏi ý kiến  nọ.
-Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2.Bài tập 2:
Phần trước
P.trung tâm.
Phần sau
Còn đang
Muốn 
Đành
Để
Đùa nghịch
Yêu thương
Kén
Tìm cách giữ
Có 
đi hỏi
Ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con 1 người chồng
sứ thần ở công quán
thì giờ
ý kiến em bé thông minh nọ
3.Bài tập 3:
Chưa, không: Đều có ý nghĩa phủ định hành động.
-Chưa (biết) còn có thể xảy ra trong tương lai.
-Không (biết) hành động không xảy ra.
àCả hai phụ ngữ đều cho thấy sự thông minh nhanh trí của em bé, cha chưa chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà chính viên quan cũng không trả lời được.
4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)
a)Cụm động từ là gì? Hoạt động của cụm động từ trong câu?
b)Dòng nào sau đây không có cụm động từ?
A.Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
B.Người cha còn chưa biết trả lời ra sau.
C.+Ngày hôm ấy nó buồn.
5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)
-Về nhà học phần ghi nhớ 1, 2 SGK/148.
-Làm bài tập 4/SGK/149 vào vở bài tập.
-Chuẩn bị bài “Mẹ hiền dạy con” theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/152.
-Chuẩn bị bài “Tính từ và cụm tính từ” Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi
V.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an moi nha.doc