Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

1. Nắm vững các khái niệm: Chủ đề, dàn bài, mở bài, thân bài, kết bài trong một bài văn tự sự.

2. Tích hợp với phần văn ở: Sự tích Hồ Gươm, với phần Tiếng Việt, khái niệm, nghĩa của từ.

3. Kĩ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH:

Đọc các tài liệu có liên quan, Bảng phụ

C. TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI MỚI

1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự ?Tự sự có ý nghĩa gì?

2. Giới thiệu bài

- Muốn hiểu được bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó. Sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn.

- Vậy, chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không.?

- Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự.?

* Các hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy tháng 9 năm 2012
Tiết 13: Văn học - Sự tích hồ gươm (Truyền thuyết ) - Hướng dẫn học thêm
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Học sinh cần hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện: Sự tích Hồ Gươm, kể lại được truyện.
2. Đây là một truyện cổ tích lịch sử mà cốt lõi sự thật là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi đứng đầu (1418-1427) Bằng những chi tiết hoang đường như gươm thần, Rùa vàng truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa, giải thích tên gọi Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, nói lên ước vọng hòa bình của dân tộc ta.
3. Tích hợp ở môn Tiếng Việt ở khái niệm Nghĩa của từ; Tập làm văn ở khái niệm: Chủ đề, dàn bài văn tự sự.
4. Rèn kỹ năng tóm tắt, kể chuyện diễn cảm.
B. Chuẩn bị của giáo viên- học sinh
+ Giáo viên:
- Những bức tranh, ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa.
- Những bức ảnh về hồ Gươm,tranh minh hoạ được cấp
+ Học sinh: soạn bài trước ở nhà
C. Tổ chức dạy học bài mới
1. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy kể tên các truyền thuyết về thời các vua Hùng mà em đã học ? Nêu ý nghĩa của một truyền thuyết mà em thích nhất?
2. Bài mới:
Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn. Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài, hội lễ, mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật, dân gian. Truyền thuyết ‘Sự tích hồ Gươm’ là một truyền thuyết dân gian về Lê Lợi, là sự giải thích hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Truyện chứa đựng nhiều nghĩa, có nhiều chi tiết hay và đẹp. Để tìm hiểu tất cả những điều đó, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên nêu yêu cầu đọc.
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn.
Học sinh đọc à Giáo viên nhận xét.
Giáo viên giải thích thêm 1 số từ khó
? Em hãy cho biết truyện kể về ai, về sự việc gì, diễn biến ra sao ? Kết thúc như thế nào ?
( Kể tóm tắt sơ lược )
? Theo em truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện.
Học sinh kể tóm tắt đoạn 1 :
* Gồm các sự việc :
- Lê Thận bắt được lưỡi gươm gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi.
? Vì sao Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần ?
? Vì sao thần lại tách ‘chuôi gươm’ với ‘lưỡi gươm’ tách người nhận lưỡi với người nhận gươm ?
Gợi ý : Hãy tìm các chi tiết liên quan tới việc nhận gươm của Lê Lợi ? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các tình tiết, chi tiết kể về việc Lê Lợi nhận gươm ? Cách sắp xếp các sự việc như trên có ý nghĩa gì ?
Điều này còn có ý nghĩa gì ?
Khi dâng gươm cho Lê Lợi, Lê Thân có nói : ‘Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn .Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình, theo minh... Tổ Quốc’.
Em hiểu câu nói này có ý nghĩa gì ? Hai chữ ‘Thuận thiên’ ở chuôi gươm có hàm ý gì ?
? Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào ? Theo em nhờ đâu mà đã chiến thắng giặc Minh.
? Câu văn : "Gươm thần tung hoành, gươm thần mở đường" có ý nghĩa gì ?
Giáo viên tiểu kết mục 1.
Chuyển ý 2.( GV treo tranh: HS nhìn tranh và kể truyện theo tranh: Tranh kể về sự việc gì ? Em hãy kể lại sự việc ấy )
? Vì sao Long Quân trả gươm báu ?
? Vì sao địa điểm trả gươm lại ở hồ Lục Thuỷ mà không phải ở Thanh Hóa? ý nghĩa của chi tiết này.
Giáo viên mở rộng bình về nhân vật : Thần Kim Quy.
? Truyện ‘Sự tích Hồ Gươm’ có ý nghĩa gì ?
? Tên gọi ‘Hồ Gươm’ có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
1. Học sinh nhắc lại mục ‘ghi nhớ’ SGK. ( Nêu nội dung và ý nghĩa truyện )
? Em có nhận xét gì về kết thúc truyện ?
? Hãy nhận xét về kết thúc truyện ?
? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể truyện ?
Giáo viên chốt lại.
I. Đọc - tìm hiểu chung :
1. Đọc
- Giọng đọc : Chậm dãi, gợi không khí cổ tích.
2. Chú thích
- Bạo ngược : tàn ác, hung tợn, ngang ngược.
- Thiên hạ : Dưới trời. Mọi người, nhân dân.
- Tuỳ tòng : Người theo hầu, giúp đỡ chủ tướng.
- Phó thác : Giao cho, gửi gắm nhiệm vụ quan trọng với niềm tin tưởng.
- Tả vọng : Hướng về bên phải, 1 tên cũ của Hồ Gươm.
3. Bố cục
- Truyện kể về Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Lê Thận bắt được gươm, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi bắt được chuôi gươm. Lê Thận dâng gươm. Lê Lợi dùng gươm thần đánh giặc Minh, thắng lợi. Lê Lợi trả gươm.
- Kết truyện: Đổi tên thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.
* Bố cục :2 đoạn
- Từ đầu .... đất nước : Lê Lợi nhận gươm thần.
- Đoạn còn lại Lê Lợi trả gươm tại Hồ Gươm.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lê Lợi nhận gươm.
* Hoàn cảnh : Giặc Minh đô hộ, tàn ác, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở thời kỳ trứng nước, quân yếu, đánh thua luôn, Long Quân quyết định cho chủ tướng Lê Lợi.
* Chi tiết :
- Lê Thận – người đánh cá nghèo khổ ba lần kéo lưới đều vớt được lưỡi gươm rỉ.
- Sau đó Lê Thận gia nhập nghĩa quân, dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi
- Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên ngọn cây.
- Gươm và chuôi vừa khít như in à chi tiết rắc rối, hoang đường, làm cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, thiêng liêng, huyền bí
=> ý nghĩa :
- Sự nghiệp của Lê Lợi, nghĩa quân là chính nghĩa, nên được cả thần linh ủng hộ, giúp đỡ à mô típ của truyện cổ, chính nghĩa sẽ chiến thắng, được giúp đỡ của thần linh.
- Chuôi gươm ở trên rừng, lưỡi gươm ở dưới biển, nhưng khi tra vào nhau lại vừa như in à không phải là gươm thường à gươm thần à nên không thể cho mượn một cách đơn giản mà phải vòng vèo, quanh co.
à Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng (liên hệ với lời dặn khi cha con của Long Quân ở truyền thuyết ‘Con rồng, cháu tiên..’)
- Câu nói của Lê Thận : khẳng định đề cao vai trò "minh chủ", chủ tướng của Lê Lợi. 
Hai chữ "Thuận thiên" à hoang đường à muôn dân giao cho (trời – dân tộc) Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc. Gươm chọn người, chờ người mà dâng. Đồng thời khẳng định quyết tâm tự nguyện chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp cứu nước của Lê Lợi, nghĩa quân, muôn dân.
- Sức mạnh của nghĩa quân nhân lên gấp bội khi có gươm thầnà Lòng yêu nước, căm thù giặc, tư tưởng đoàn kết dân tộc, lại được trang bị vũ khí thần diệu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Đó là thắng lợi của chính nghĩa, của lòng dân, của ý trời hòa hợp.
à Hiện thực -tác dụng màu nhiệm của vũ khí lợi hại trong tay nghĩa quân.
2. Lê Lợi trả gươm – Sự tích Hồ Gươm.
* Hoàn cảnh:
- Chiến tranh kết thúc, đất nước thanh bình, gươm thần không còn cần thiết.
- Lê lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long.
* Trả gươm ở Thăng Long vì :
- Mở đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa.
- Kết thúc ở Đông Đô.
- Nếu nhận, trả gươm 1 chỗ thì không hợp lý.
- Hoàn Kiếm thần ở Hồ Tả Vọng đây là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, là để mở ra một thời kì mới- thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Khát vọng hòa bình.
- Đổi tên hồ Tả Vọng – hồ Hoàn Kiếm. Hay hồ Gươm-> Độc đáo có ý nghĩa : từ một địa phương, vươn rộng ra cả nước.
- Thần Kim Quy - Rùa Vàng đã từng có công lớn trong việc giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nay lại giúp Lê Lợi đánh giặc. 
+Rùa: sự tưởng tượng cho sức mạnh, sự sáng suốt, trầm tĩnh của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
3. ý nghĩa của truyện
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Suy tôn, đề cao Lê Lợi, nhà Lê.
- Giải thich tên gọi, nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm).
- Phản ánh khát vọng hòa bình của dân tộc.
III. Tổng kết - luyện tập
1. Ghi nhớ : SGK
2. Luyện tập
a. Kết thúc truyện hợp lý à nêu bật lên chủ đề của câu chuyện (Giới thiệu tên gọi Hồ Gươm) nêu bật ý nghĩa của truyện.
b. Truyện được kể theo : Lịch sử, huyền thoại, thực hư đan cài, hài hòa. Một danh lam thắng cảnh của thủ đô được cổ tích hóa bằng một câu chuyện phong phú, tình tiết đậm chất trữ tình, ca lên bài ca chiến đấu, chiến thắng, ước mơ hòa bình của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XV.
Hồ Gươm – với truyền thuyết này càng đẹp lung linh giữa thủ đô Thăng Long Đông Đô, niềm vinh dự, tự hào của nhân dân cả nước VN.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
- Đọc thêm "ấn kiếm Tây Sơn".
- Soạn bài "Sọ Dừa"’.
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
.......
.......
.......
======= @ =======
Ngày soạn 16 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy tháng 9 năm 2012
Tiết 14: Tập làm văn - Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
1. Nắm vững các khái niệm: Chủ đề, dàn bài, mở bài, thân bài, kết bài trong một bài văn tự sự.
2. Tích hợp với phần văn ở : Sự tích Hồ Gươm, với phần Tiếng Việt, khái niệm, nghĩa của từ.
3. Kĩ năng tìm chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài.
B. Chuẩn bị của giáo viên- học sinh: 
Đọc các tài liệu có liên quan, Bảng phụ
C. Tổ chức dạy học bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự ?Tự sự có ý nghĩa gì? 
2. Giới thiệu bài
- Muốn hiểu được bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó. Sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn.
- Vậy, chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không.?
- Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự.?
* Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự.
Học sinh đọc bài văn mẫu ở SGK.
? ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào ?
? Vì sao em biết? Những lời ấy nằm ở đoạn nào của bài văn ?
? Sự việc trong phần tiếp theo thể hiện chủ đề như thế nào ?
? Em hãy đặt tên cho truyện.
Trong 4 tên truyện đã cho, tên nào là phù hợp ? Nêu lý do.
? Vậy theo em chủ đề của bài văn tự sự là gì ?
? Chủ đề thường xuất hiện ở vị trí nào của bài văn tự sự?
Giáo viên chốt ý 1 à chuyển ý 2.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự
? Bài văn trên gồm mấy phần ? Mỗi phần mang tên gọi gì ?
Nhiệm vụ của mỗi phần là gì ?
? Có thể thiếu một phần nào được không ? Vì sao ?
? Nến hiểu dàn bài của bài văn tự sự như thế nào ?
Giáo viên chốt lại :
Học sinh đọc lại mục ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ở lớp.
Học sinh đọc 2 lần truyện "Phần thưởng"
HS làm bài tập theo nhóm . Trình bày kết quả vào bảng phụ
? Xác định chủ đề của truyện ?
? Chủ đề nằm ở phần nào câu chuyện ? Vì sao biết?
? Chỉ rõ 3 phần của truyện
? So sánh với truyện ‘ Tuệ Tĩnh’.
I. Chủ đề của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn.
* ý chính, vấn đề chính (chủ đề) nằm ở 2 câu đầu bài văn.
‘Tuệ Tĩnh ... người bệnh’.
- Ta biết được đó là chủ đề của bài văn vì nó nói lên ý chính, vấn đề chính, chủ yếu của bài văn. Các câu, đoạn sau là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề.
* Tuệ Tĩnh bị đặt trước sự lựa chọn : chữa cho nhà qúi tộc hay cho em bé nhà nghèo bị gãy chân trước ? Không chần chừ ông chọn chữa ca gãy chân trước à Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của ông.
* Gạch dưới câu : ‘Người ta.. ân huệ’ à qua lời nói à chủ đề của bài văn tự sự còn thể hiện qua việc làm.
* Tên truyện.
- Tuệ tĩnh và 2 người bệnh.
- Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh.
- Y đức Tuệ Tĩnh 
- Tuệ Tĩnh.
Nên chọn 1 trong 3 tên đầu, nhan đề 4 không phù hợp vì quá chung chung.
2. Bài học
* Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện (văn bản).
- Chủ đề còn gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn.
* Vị trí của chủ đề có thể nằm ở.
- Phần dầu (câu mở đầu)
- Phần cuối (câu cuối)
- Phần giữa bài
- Toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
II. Dàn bài của bài văn tự sự.
* Bài văn gồm 3 phần
- Phần đầu gọi là mở bài
Nhiệm vụ : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
- Phần 2 : Thân bài (dài nhất).
Nhiệm vụ : phát triển, diễn biến của sự việc, câu chuyện.
- Phần cuối : kết bài.
Nhiệm vụ : kể lại kết thúc của truyện.
à Trong 3 phần : 1,3 ngắn hơn, phần 2 dài, chi tiết hơn.
à Không thể thiếu một phần nào được vì
- Mở bài : nếu không có à người đọc khó theo dõi câu chuyện
- Thân bài : Thiếu à người đọc không biết chuyện sẽ ra sao à nó là xương sống của truyện.
- Kết bài : Thiếu à không biết chuyện cuối cùng sẽ ra sao.
* Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần.
- Mở bài : Giới thiệu chung về sự việc.
- Thân bài : Kể diễn biến của sự việc
- Kết bài : Kể kết cụ của sự việc.
Trước khi viết bài, để cho đầy đủ, mạch lạc, cần phải xây dụng dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai bài làm chi tiết.
III. Luyện tập
* Học sinh đọc lại phần ghi nhớ :
* Bài 1:
a. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ.
- Chủ đề toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Sự việc tập trung cho chủ đề : câu nói của người nông dân với vua.
b. Mở bài : Câu nói đầu tiên.
- Thân bài : các câu tiếp theo
- Kết bài : câu cuối cùng.
c. So với truyện ‘Tuệ Tĩnh’
- Giống nhau : Kể theo trật tự thời gian
+ 3 phần rõ rệt
+ ít hành động, nhiều đối thoại.
- Khác nhau : ít nhân vật hơn
- Chủ đề ở ‘Tuệ Tĩnh’ nằm lộ ngay ở phần mở bài, còn ở bài ‘Phần thưởng’ nằm trong sự suy đoán của bạn đọc.
- Kết thúc ‘Phần thưởng’ bất ngờ, thú vị hơn.
d. Sự việc ở phần thân bài thú vị ở chỗ.
- Đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói hạch sách dân 
- Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân.
- Câu nói trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ. Nó thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà vua để trừng phạt tên quan thích nhũng nhiễu dân.
* Bài 2:
a. Phần mở bài :
- Truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ chưa giải thích rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ nói tới việc Hùng Vương chuẩn bị kén rể.
- ‘Sự tích Hồ Gươm’ đã giải thích rõ hơn cái ý cho mượn gươm tất sẽ dẫn tới việc trả gươm sau này.
b. Phần kết thúc :
- Truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ kết thúc theo lối vòng tròn, chu kì lặp lại 
- ‘Hồ Gươm’ kết thúc trọn vẹn hơn.
* Bài 3:
Học sinh đọc thêm những cách mở bài khác nhau.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Bài 1. Tìm chủ đề các truyện ‘Thánh Gióng’, ‘Bánh chưng, bánh giầy’. Nói rõ cách thể hiện chủ đề của từng truyện khác nhau như thế nào ?
Bài 2 : Lập dàn ý cho 2 truyện trên ? Chỉ rõ cái hay, cái hấp dẫn ở mỗi chuyện.
Bài 3 : Chuẩn bị làm bài viết số 1.
Đề bài : Kể lại một truyền thuyết đã học bằng chính lời văn của em.
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
.......
.......
.......
======= @ =======
Ngày soạn 16 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy tháng 9 năm 2012
Tiết 15 + 16: Tập làm văn - Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
1. Học sinh nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự, các bước và nội dung tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành bài văn.
2. Tích hợp với Phần văn, Tiếng việt. Tiếp tục công việc của Tiết 14.
3. Luyện tập tìm hiểu đề và làm dàn ý trên một đề văn cụ thể.
B. Chuẩn bị của giáo viên- học sinh: 
Bảng phụ, đọc các tài liệu có liên quan
C. Tổ chức dạy học bài mới
1. Kiểm tra bài cũ
? Chủ đề của bài văn tự sự là gì ?
? Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần ? Hãy kể rõ ?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu đề và cách thức làm bài văn tự sự.
GV treo bảng phụ có ghi 6 đề ở SGK . HS đọc đề và trả lời câu hỏi
? Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì ?
? Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không ?
? Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì ?
? Đề nào kể về việc ?
? Đề nào kể về người ?
? Đề nào nghiêng về tường thuật ?
? Qua việc nhận diện các đề trên, em hãy cho biết tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề ?
? Muốn tìm hiểu đề ta phải làm thế nào
Luyện tập đề 1 :
Yêu cầu kể lại một chuyện mà em thích bằng chính lời văn của mình.
? Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào ?
? Lập ý là gì
? Thích nhân vật nào ? Sự việc nào ? Thể hiện chủ đề gì ?
Nếu em chọn truyện ‘Thánh Gióng’ em sẽ :
? Mở đầu ra sao ?
? Diễn tiến câu chuyện thế nào ?
? Kết thúc ra sao.
? Em có nhận xét gì về các cách diễn đạt trên.
? Viết bằng lời văn của em là thế nào ?
Học sinh đọc thầm, to mục ghi nhớ.
? Các bước tìm hiểu bài ?
? Cách lập dàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Đề văn tự sự
* Ví dụ :
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em
- Các đề 3, 4, 5, 6 vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, sinh nhật em, quê đổi mới, em đã lớn.
- Câu chuyện thường làm em thích thú.
- Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy là rất tốt.
- Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
- Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới cụ thể ở quê em.
- Những biểu hiện về sự lớn lên của em : thể chất, tinh thần...
- Kể việc : 5, 4, 3.
- Kể người : 2, 6
- Kể nghiêng về tường thuật : 5, 4, 3.
* Kết luận:
- Tìm hiểu đề giúp ta biết được yêu cầu của đề bài, xác định được trọng tâm của đề, giới hạn của đề.
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
2. Cách làm bài văn tự sự
a. Tìm hiểu đề
- Kể bằng chính lời văn của mình. Nghĩa là không sao chép của người khác.
b. Lập ý.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
- Học sinh chọn và trình bày cách lựa chọn của mình.
c. Lập dàn ý.
* Mở bài : Có nhiều cách diễn đạt.
- Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm...
- Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên 3 mà ...
- Người nước ta không ai là không biết tới Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt. Khi đã ba tuổi... biết đi.
Cách 1 : Giới thiệu người anh hùng.
Cách 2 : Nói đến chú bé lạ.
Cách 3 : Nói tới một mặt nhân vật mà ai cũng biết 
à Là suy nghĩ kĩ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai. Nếu cần dẫn tới phải đặt trong ngoặc kép.
* Ghi nhớ :
II. Luyện lập
1. Học sinh lập dàn ý theo đề trên.
2. Học sinh tìm hiểu đề 2.
3. Lập làn ý đề 3.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
 Lập dàn bài và viết thành văn 
D- ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH:
.......
.......
.......
======= @ =======
 Chữ ký người dạy Chữ ký người duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 ky I-Tuan 4 Nam hoc 2012-2013.doc