Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 17 đến tiết 20

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 17 đến tiết 20

TUẦN 5 - Tiết 17 : SỌ DỪA .

 Ngày soạn : Ngày dạy :

I. Mục tiêu cần đạt .

- Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyện cổ tích ,hiểu được giá trị nội dung ,nghệ thuật và ý nghĩa của truỵện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lốt

xấu xí .

- Rèn kỹ năng tóm tắt truyện ,kỹ năng phân tích chi tiết truyện bằng truyện cổ tích .

- Giáo dục các em biết yêu thương đồng bào với những cảnh ngộ éo le ,yêu chính nghĩa ghét gian tà ,tin yêu cuộc sống .

II. Chuẩn bị .

- Thầy : Chuẩn bị tranh minh hoạ ,nghiên cứu bài dạy .

- Trò : Tìm hiểu trước bài học ,tập đọc diễn cảm ,kể tóm tắt truyện .

III. Tiến trình hoặt động dạt và học .

A. Ổn định tổ chức (1') : Kiểm tra số lượng .

B. Kiểm tra bài cũ (4') .

? Kể tóm tắt truyện " Sự tích Hồ Gươm " ?Việc đòi gươm và trả lại gươm có ý nghĩa gì ?

C. Bài mới .

Gv giới thiệu bài : Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ,truyện cổ tích cũng là loại truyện có nhiều người ưa thích , trong loại truyện này ,có những truyện người mang lốt vật ,lốt quái ,thông minh ,giỏi giang trước bị coi thường ,sau mới được hưởng hạnh phúc ,So Dừa là một trong những truyện như thế .để hiểu được dụng ý của dân gian khi sáng tạo truyện cổ tích giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản : Sọ Dừa .

 

doc 18 trang Người đăng thu10 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 - Tiết 17 : Sọ Dừa .
 Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyện cổ tích ,hiểu được giá trị nội dung ,nghệ thuật và ý nghĩa của truỵện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lốt 
xấu xí .
- Rèn kỹ năng tóm tắt truyện ,kỹ năng phân tích chi tiết truyện bằng truyện cổ tích .
- Giáo dục các em biết yêu thương đồng bào với những cảnh ngộ éo le ,yêu chính nghĩa ghét gian tà ,tin yêu cuộc sống .
II. Chuẩn bị .
- Thầy : Chuẩn bị tranh minh hoạ ,nghiên cứu bài dạy .
- Trò : Tìm hiểu trước bài học ,tập đọc diễn cảm ,kể tóm tắt truyện .
III. Tiến trình hoặt động dạt và học .
A. ổn định tổ chức (1') : Kiểm tra số lượng .
B. Kiểm tra bài cũ (4') .
? Kể tóm tắt truyện " Sự tích Hồ Gươm " ?Việc đòi gươm và trả lại gươm có ý nghĩa gì ?
C. Bài mới .
Gv giới thiệu bài : Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ,truyện cổ tích cũng là loại truyện có nhiều người ưa thích , trong loại truyện này ,có những truyện người mang lốt vật ,lốt quái ,thông minh ,giỏi giang trước bị coi thường ,sau mới được hưởng hạnh phúc ,So Dừa là một trong những truyện như thế .để hiểu được dụng ý của dân gian khi sáng tạo truyện cổ tích giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản : Sọ Dừa .
Gv cho học sinh tìm hiểu phần chú thích sgk/53 .
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em cho biết thế nào là truyện cổ tích ? :
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc :
 + Nhân vật bất hạnh như người mồ côi ,con riêng ,người em út ,người có hình dạng xâu xí .
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch .
+ Nhân vật là nhân vật biết nói năng hành động tính cách như con người 
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ ,niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác ,cái tốt đối với cái xấu ,sự công bằng đối với sự bất công .
Gv đưa bảng phụ hoặc đèn chiếu khái niện truyện cổ tích 
Gv gọi học sinh đọc .
?Sọ Dừa thuộc loại truyện cổ dân gian nào ?
? Nhân vật trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào ?
Gv nêu yêu cầu đọc : đây là văn bản truyện cổ tích lên khi đọc cần đọc giọng chậm rãi ,bình tĩnh ,thay đổi giọng phù hợp từng nhân vật :Sọ Dừa ,Phú ông ,bà mẹ .
Gv đọc mẫu đoạn truiyện từ đầu đén đặt tên cho nó là Sọ Dừa .sgk/50.
? Nêu nội dung đoạn cô vừa đọc ?
- Sự ra đời của Sọ Dừa .
Gv Sọ Dừa ra đời và lớn lên như thế nào? Em đọc tiếp đoạn truyện từ " Lớn lên .......cho chàng " sgk/51.
? Nhận xét đoạn bạn vừa đọc ?
?Nêu nội dung đoạn bạn vừa đọc ?
- Sọ Dừa đi ở và chăn bò cho phú ông .
Gv khi SọDừa đi ở và chăn bò cho Phú ông nảy sinh tình cảm với cô út như thế nào một em đọc tiếp đoạn truyện từ chỗ "Cuối mùa ở .......vừa ghen tức sgk/51.
? Nêu nội dung đoạn truyện bạn vừa đọc ?
- Sọ Dừa muốn hỏ con gái phú ông làm vợ .
Gv Khi lấy cô út làm vợ ,hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau như thế nào và chuyện gì đã xảy ra đối với họ .Em đọc tiếp đoạn truyện "Hai vợ chồng Sọ Dừa .........đảo hoang vắng sgk/52.
Gv nhận xét học sinh đọc .
?Đoạn truyện bạn vừa đọc kể về nội dung gì ?
- Sọ Dừa phải xa vợ đi sứ .
? Sau khi đi sứ trở về truỵện gì xảy ra đối với Sọ Dừa ,em chú ý đoạn còn lại .
? Đọc đoạn truyện còn lại ?Nêu nội dung đoạn truyện vừa đọc ?
- Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau ,hai cô chị bỏ đi biệt xứ .
Gv cho học sinh giải nghĩa một số từ khó sgk ,theo dõi phần chú thích sgk giải nghĩa những từ sau .
+ Phú ông : Người giàu có .
+ Phàm trần : Cõi trần tục ,cõi đời trên thế gian .
+ Gia nhân : Người giúp việc trong nhà .
+ Đi sứ :đi giao thiếp với nước ngoài theo lệnh của vua .
Gv trong văn bản còn một số từ khó trong qua trình phân tích ta sẽ tìm hiểu .
? Qua phần đọc của bạn và sự chuẩn bị bài ở nhà ,em hãy chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ?
- Sọ Dừa ra đời .
- Sọ Dừa đi ở trăn bò cho phú ông .
- Sọ Dừa lấy con gái út phú ông ,Sọ Dừa đi học ,thi đỗ trạng ,điư sứ .
- Vợ Sọ Dừa gặp nạn dạt vào đảo hoang .
- Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau ,mở tiệc mừng .Hai cô chị bỏ đi biệt xứ .
? Dựa vào những sự việc chính ,em hãy kể tóm tắt truyện .
- Gọi 1-2 học sinh khá kể tóm tắt .
Gv nhận xét .
? Văn bản Sọ Dừa được viết theo phương thức biẻu đạt chính nào ?
- Tự sự ? Vì sao em biét đây là văn bản tự sự /
- Vì các sự việc được trình bày theo một trình tự nhất định ,sự việc nào diễn ra trước kẻ trước ,sự việc nào diễn ra sau kể sau .
? Văn bản được trình bày theo trùnh tự nào ? 
- Trình tự thời gian .
? Chú ý các sự việc trên bảng, em cho biết văn bản được chia làm mấy phàn ? Nêu giới hạn từng phần ?
- Văn bản chia làm 3 phần .
Gv cho học sinh nhận xét bài của bạn .
Gv cô đồng ý với cách chia đoạn của bạn thành 3 phần và 3 phần này tương ứng với ba phần : Mở đầu câu chuyện ,diễn biến truyện ,kết thúc truyện ,chúng ta sẽ đi tìm hiểu văn bản theo bố cục này .
Gv lưu ý cho học sinh ,đây là bố cục của một văn bản tự sự chứ không phải bố cục của một bài văn tự sự ,các em cần phân biệt rõ tránh nhầm lẫn .
? Đọc đoạn mở đầu truyện ?
? Theo dõi truyện và cho biết Sọ Dừa sinh ra trong hoàn cảnh nào ?
- Bà mẹ uống nước ở một cái sọ dừa bên gốc cây và có thai .
? Em có nhận xét gì về sự thụ thai đó /
- Sọ Dừa được thụ thai trong hoàn cảnh kì lạ .
? Gia đình Sọ Dừa có hoàn cảnh như thế nào ?
- Nghèo ,cha mẹ đi ở ,ngoài 50 vẫn chưa có con .
- Sọ Dừa chưa sinh ra đã mất cha .
? Sọ Dừa được ra đời với hình dạng như thế nào ?
- Không chan ,không tay ,tròn như quả dừa .
? Qua chi tiết này ,em có nhận xét gì về hình dáng của Sọ Dừa khi mới sinh ra ?
- Dị hình ,dị dạng ,xấu xí .
? Qua những chi tiết trên ,em thấy mở đầu cau chuyện giới thiệu với chúng ta điều gì ?
? Tìm một vài chi tiết nói về sự kì lạ của Sọ Dừa ?
- Bà mẹ uống nước trong cái gáo dừa và thụ thai ,sinh ra Sọ Dừa .
? Ngoài ra mở đầu truyện còn giới thiệu với chúng ta điều gì nữa ?
? Vì sao lại gọi là dị hình ,dị dạng ?
- Vì sinh ra không chân ,không tay ,tròn như quả dừa .
? Nếu em được tận nhìn thấy Sọ Dừa em có cảm nhận gì ?
- Thấy rất sợ .
- Thấy thương cảm cho bà mẹ Sọ Dừa .
? Em hãy so sánh câu nói đầu tiên củe Sọ Dừa với câu nói đầu tiên của Thánh Gióng ?
- Thánh Gióng : Xin đanh giặc cứu nước .
- Sọ dừa : Xin mẹ đừng vứt con đi .
? Với câu nói ấy của Sọ Dừa gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- Làm mọi người mủi lòng thương xót ,thể hiện niềm tin yêu cuộc sống .
Gv: Trước lời van xin tha thiết của đứa con mình đứt ruột sinh ra ,mẹ Sọ Dừa đã để con lại và đặt tên là Sọ Dừa ? Vì sao Vậy ?
- Vì Sọ Dừa ra đời có hình hài tròn như một quả dừa lên mẹ mới đặt tên như vậy .
Gv:Câu nói cảu Sọ Dừa bình dị mà cảm đọng và giàu ý nghãi ,có lẽ cái lí ,cái tình ,đều bình thường và đều kỳ diệu ,đều tiềm ẩn trong câu nói đó .
+ bình thường bởi đó là câu nói ,lời van xin của đứa con khi biết ý định mẹ muốn vứt bỏ nó .
+ Kì lạ vì đó là một quái thai ,vừa sinh ra đã nói thấu tình đạt lý .
+ Nghe nói như vậy bà mẹ nào mà nỡ lòng vứt bỏ ,bởi bên trong cái dị hình ,dị dạng có cí bình thường ,tiếng nói của con người ,nếu thêm tiếng nói thì cái cục thịt kia chỉo là quai thai đáng sợ .
Và ở đây với bất hạnh của Sọ Dừa ,nhân dân xưa đã ướng người đọc chú ý đến những người nghèo ,những đứa trẻ khoong may mắn từ lúc lọt lòng .
? Em hãy so sánh sự ra đời của các nhânvật trong những văn bản đã học :Thánh Gióng ,con Rồng Cháu Tiên ,Sọ Dừa ?
- Họ đều sinh ra trong hững hoàn cảnh kì lạ ,khác thường nhưng mỗi người mỗi vẻ .
- Tuy nhiên có những đặc điểm khác nhau ở chỗ những người kia sinh ra đã khoe mạnh ,đẹp đẽ ,còn Sọ dừa lại phải mang lốt quái thai gơm giếc .đó cũng chính là hoàn cảnh đặc biệt ,bất hạnh đầu tiên của Sọ Dừa .
Gv: Vậy ,với vẻ ngoài xấu xí ấy ,cuộc đời Sọ Dừa sẽ ra sao ,giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp .
I.Giới thiệu văn bản (5').
*Khái niệm .sgk/53
* Văn bản Sọ Dừa
thuộc loại truyện cổ tích .
- Nhân vật thuộc vào loại có hình dạng xấu xí bất hạnh .
II. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản (10').
1. Đọc và kể .
2. Bố cục của văn bản .
- Văn bản chia làm 3 phần .
+ Phần 1 : " từ đầu ............đặt tên cho nó là sọ dừa ". Sự ra đời của Sọ Dừa . 
+ Phần 2: Từ chỗ " lớn lên ..............đảo hoang vắng " . Sọ Dừa đi ở chăn bò ,lấy vợ ,đỗ trạng ,đi sứ .
+ Phần 3. Còn lại . Vợ chồng Sọ Dừa gặp nhau ,hai cô chị bỏ đi biêtẹ xứ .
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 20') .
1. Mở đầu câu chuyện .
- Giới thiệu Sọ Sừa được thụ thai trong hoàn cảnh kì lạ .
- Giới thiệu Sọ Dừa ra đời kỳ lạ ,dị hình ,dị dạng ,xâu xí 
D. Củng cố (3') .
? Hãy kể lại tom tắt sự ra đời của Sọ Dừa ?
? Qua sự ra đời khác thường của Sọ Dừa ,em hiểu nhân dân xưa bày tỏ thái độ gì ?
- Nhân dân muốn quan tâm đến kiếp người đau khổ ,thấp hèn nhất về dáng vẻ bề ngoài .
E. Hướng dẫn về nhà (2').
- Kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình .
- Tìm những chi tiết kỳ lạ - nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy .
- Tìm hiểu tiếp phần còn lại .
IV. Rút kinh nghiệm .
.........................................................................
Tiết 18 Sọ Dừa (tiếp ).
 Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt :
- Thực hiện tiếp như tiết 17.
II/ Chuẩn bị : + Thầy : Nghiên cứu soạn bài.
 + Trò : Đọc tiếp phần còn lại.
III/ Tiến trình tổ chức dạy và học.
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Kể lại đoạn mở đầu truyện ? Kể về hình dạng Sọ dừa, nhân dân xưa muốn nói đến con người nào trong xã hội? 
C. Bài mới .
- Gọi Hs đọc " Lớn lên .... đem cho chàng "
? Nêu nội dung chính của đoạn truyện?
GV: Sọ dừa lớn lên mà vẫn chẳng khác lúc nhỏ , cứ lăn lông lốc, chẳng được việc gì, khi đó mẹ Sọ dừa có tâm trạng như thế nào?
- Bà buồn lắm và than phiền.
? Theo em " tích sự " mà bà mẹ muốn nói tới là gì?
- Sọ dừa chẳng làm được ích lợi gì , muốn mãi mà chẳng có kết quả gì.
? Em hiểu như thế nào về tâm trạng bà sau lời than phiền đó?
- Thất vọng về con.
GV: Với bà cuộc đời nghèo khổ , hiếm hoi chồng mất là những nỗi khổ chồng chất , bà chỉ còn le lói một hi vọng nhỏ vào đứa con yêu quí thế mà đứa con lại chẳng được như bà mong muốn , chẳng đỡ đần bà được gì.
? Trước lời than phiền của mẹ , Sọ dừa có phản ứng như thế nào?
- Xin với mẹ cho đi ở chăn bò.
? Phản ứng đó chứng tỏ Sọ dừa là người như thế nào?
? Khi mẹ Sọ Dừa sang hỏi phú ông cho con mình đi , phú ông có thái độ như thế nào? Vì sao?
- Ngần ngại vì cả đàn bò mà giao cho thằng người không ra người , ngợm không ra ngợm ấy , chăn dắt làm sao.
GV: Nhưng rồi tính qua tính lại , phú ông đã nhận lời và nghĩ nuôi Sọ dừa chẳng tốn lớn , công sá chẳng là bao.
- Hs đọc đoạn " Thế là Sọ dừa ...mừng lắm" . / 50
? Nêu nội dung chính của đoạn?
? Câu nào thể ...  thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
* Bài tập .
* Chú ý : Thông thường trong câu 1 từ chỉ 1 nghĩa nhất định . Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc, lẫn nghĩa chuyển.
* Ghi nhớ sgk.
III. Luyện tập .
* Bài tập 1 tr. 56.
* Bài tập 2 tr. 56.
* Bài tập 3 tr. 57.
D. Củng cố ( 5' )
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
Thế nào là từ chuyển nghĩa? Có mấy hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
E. Hướng dẫn học bài.( 2' )
- Làm tiếp các bài tập còn lại trong sgk.
Bài tập : Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ " mũi " trong các câu sau.
+ Trùng trục như con chó thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
 ( câu đố)
+ Mũi thuyền ta đó , mũi Cà Mau.
	( Xuân Diệu )
+ Quân ta chia làm 2 mũi tấn công.
+ Tôi đã tiêm phòng 3 mũi.
- Học thuộc phần ghi nhớ sgk.
- Làm bài tập 5 sbt.
- Đọc trước bài " Lời văn, đoạn văn tự sự ."
IV. Rút kinh nghiệm.
....................................................................
Tiết 20 lời văn , đoạn văn tự sự
 Ngày soạn : Ngày dạy : 
I/ Mục tiêu cần đạt.
- Hs năm được hình thức lời văn kể người, kể việc , chủ đề và liên kết trong đoạn văn . Xây dựng được đoạn văn , giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận ra được đoạn văn giới thiệu , nhận ra các hình thức , các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật , sự việc, kể việc , nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng trong đoạn văn , giới thiệu nhân vật và kể việc.
- Giáo dục ý thức xây dựng đoạn văn đúng chủ đề.
II. Chuẩn bị : 
+ Thầy : Chuẩn bị ra bảng phụ hoặc giấy trong một số đoạn văn kể người, kể việc.
+ Trò : xem lại toàn bộ các văn bản đã học.
III. Hoạt động dạy và học.
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra số lượng.
B. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
? Nghĩa chính và nghĩa chuyển khác nhau như thế nào?
C. Bài mới.
GV ở các tiết tập làm văn trước, các em đã tìm hiểu những yếu tố quan trọng cấu thành văn tự sự đó là sự việc, nhận vật.
Chủ đề : Để tạo được văn bản tự sự hoàn cảnh cần làm gì và thực hiện diễn đạt đoạn văn , lời văn như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
GV Ghi 2 đoạn văn 1,2 trong sgk ra bảng phụ hoặc giấy trong.
GV: Lời văn : ở đây hiểu là cách thức diễn đạt, kiểu diễn ngôn tiểu thuyết , diễn ngôn lí luận. ở đây ta nói về lời văn bằng diễn ngôn tự sự tức là lời văn giới thiệu về nhân vật , lời văn kể việc.
? Chú ý vào đoạn văn thứ nhất và cho biết đoạn văn có mấy câu?
- 2 câu văn.
- Gv ghi thứ tự từng câu.
? Đoạn 2 câu văn trình bày nội dung gì?
- Giới thiệu Hùng vương và Mỵ Nương , tính tình, hình dáng, của Mỵ Nương.
? Khi giới thiệu Mỵ Nương, tác giả đã giới thiệu những điểm gì?
- Hình dáng , tính nết của Mỵ Nương.
? Câu văn thứ 2 có nội dung chính là gì?
- Tình cảm , nguyện vọng của Vua Hùng .
? Từ ngữ nào thể hiện tình cảm của Vua Hùng đối với con?
- Vua cha yêu thương Mỵ Nương hết mực .
? Từ nào thể hiện nguyện vọng chính của vua Hùng cho con gái?
- Muốn kén.
? Như vậy câu văn này có mấy vế?
- Câu văn có 2 vế : 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng.
GV: Như vậy , đoạn văn 1 gồm 2 câu , mỗi câu giải thích 2 ý cân đối , đầy đủ , không thừa không thiếu.
? Em có nhận xét gì về những từ ngữ trong đoạn văn được sử dụng để giới thiệu nhân vật Hùng Vương , Mỵ Nương?
- Dùng phép tu từ so sánh " đẹp như hoa", dùng tính từ " hiền dịu" , động từ " yêu thương " " muốn " những từ thể hiện thái độ khẳng định : " hết mực", " thật xứng đáng"
? Sử dụng những từ ngữ đó khi giới thiệu tác giả dân gian nhằm mục đích gì?
- Hàm ý đề cao , khẳng định tài năng, sắc đẹp và tình cảm cuae vua cha dành cho Mỵ Nương.
? Như vậy , ở đoạn văn 1 khi giới thiệu nhân vật người ta giới thiệu những gì?
- Khi giới thiệu nhân vật người ta giới thiệu tên nhân vật , ngoại hình, tình cảm, ước muốn , tính nết...
- Đoạn văn 2 gồm 6 câu văn. 
? Câu 1 làm nhiệm vụ gì?
- Giới thiệu chung về sự xuất hiện của 2 nhân vật .
? các câu 2,3,4,5 có nhiệm vụ gì?
- Giới thiệu cụ thể về tên 2 nhân vật và những biểu hiện cụ thể về tài năng, thân thế, nơi ở....
? Hai nhân vật này được giới thiệu cụ thể như thế nào ?
? Câu 6 có nhiệm vụ gì?
- Khẳng định , nhận xét chung về 2 chàng trai.
GV: Như vậy , đoạn văn 2 có 6 câu, câu 1 giới thiệu sự xuất hiện của 2 nhân vật, câu 2,3,4,5 tiếp tục giới thiệu cụ thể hơn về họ, tên , nguồn gốc, tài năng của 2 chàng trai.
? Theo em , vì sao phải giới thiệu cả 2 tính nết , tài năng của 2 nhân vật?
- Giới thiệu được như vậy thì trong phần diễn biến truyện về sau , 2 nhân vật đánh nhau mới hợp lý.
? Có thể đảo lộn thứ tự các câu văn trong đoạn văn đó được không?
- Câu văn 2,3,4,5 có thể đảo lộn trật tự cho nhau. đây là những câu diễn tả, kể . Còn các câu 1,2,3 không thể đảo được vì đảo câu 1,2,3 không hề thay đổi nội dung của đoạn, còn như trước.
Như vậy các câu văn trong một đoạn văn phải được sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa và lô gíc.
? Quan sát cả hai đoạn văn em có nhận xét gì về câu văn giới thiệu trên? Dùng những từ gì và cụm từ gì?
- Dùng câu văn với từ "là" từ có câu văn kể ngôi thứ 3 " người ta gọi " chàng là .
GV : Câu văn giơí thiệu nhân vật thường ngắn gọn có từ " là " , " có " . VD: Vua Vùng có người con gái đẹp , sau từ " có " - là nhân vật , sau từ " là " là tên nhân vật . Tiếp sau là tài năng , tính tình , ngoại hình.
? Như vậy cả 2 đoạn văn trên là 2 đoạn văn giới thiệu về nhân vật . Vậy lời văn giới thiệu về nhân vật có đặc điểm gì?
- GV: Trong lời văn giới thiệu nhân vật thường có từ "có", từ " là "
Chuyển : Trong đoạn văn tự sự , không chỉ có lời văn giới thiệu nhân vật mà còn có lời văn kể việc. Vậy đoạn văn kể việc như thế nào ta chuyển sang phần 2.
GV dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu.
- Hs quan sát, đọc đoạn văn.
? Đoạn văn giới thiệu về ai? ( Nhân vật Thuỷ Tinh)
? TRong đoạn văn đã giới thiệu những hành động gì của Thuỷ Tinh?
- Hành động " đến muộn" , không lấy được vợ , đem quân đuổi theo Sơn Tinh . Hô mưa, gọi gió, làm dông bão , dâng nước đánh , nước ngập... nước dâng ...
? Để miêu tả những hành động của Thuỷ Tinh , tác giả đã dùng những từ loại gì? ( một loạt động từ)
GV : Đoạn văn miêu tả hành động của Thuỷ Tinh, mỗi câu có những động từ gợi tả sức mạnh ghê gớm khủng khiếp , mau lẹ của Thuỷ Tinh.
? các hành động được kể theo thứ tự nào?
- Kể theo thứ tự trước, sau, nguyên nhân- kết quả kể theo trình tự.
? Hành động ấy đã đem lại kết quả gì?
- Lụt lớn, Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
? Lời kể trủng điệp" nước ngập ... nước ngập ", nước dâng , gây ấn tượng gì cho người đọc?
- Gợi lên cảnh táng thương , trôi nổi của cảnh vật, con người không biết chừng dạt về đâu.
? Qua tìm hiểu đoạn văn 3 em thấy lời văn kể việc có đặc điểm gì.
Gv nhấn mạnh.
Văn tự sự chủ yếu là kể người, kể việc . Khi kể người phải nói rõ họ, tên, lai lịch.
- Khi kể việc phải kể rõ hành động , việc làm, kết quả của hành động.
Gv treo bảng phụ có 3 đoạn văn .
? Quan sát lại 3 đoạn văn và cho biết các đoạn văn ấy có nội dung chính là gì?
? ý chính ấy được biểu đạt ở câu văn nào trong đoạn văn.
- Đoạn I : ý định kém rể của vua Hùng ( câu 2 )
? Vì sao câu thứ 2 trong đoạn 1 là câu thể hiện ý chính? 
- Vì nó thâu tóm ý của toàn đoạn và là nguyên nhân chính đó được thể hiện ở câu văn nào?
 - Đoạn II : Hai thần có tài lạ đến cầu hôn, xứng đáng làm rể vua Hùng ( thể hiện ở câu 6 )
- Đoạn III : Thuỷ Tinh nổi giận đánh đuổi Sơn Tinh( thể hiện ở câu 1)
? Nếu chỉ có mỗi câu văn thể hiện ý chính của đoạn thì ta hiểu được nội dung của đoạn không?
? Vậy các câu khác trong đoạn có nhiệm vụ gì?
- Các câu khác bổ xung ý nghĩa , giải thích làm sáng rõ nội dung chính của đoạn.
GV: Nội dung của các câu văn trong đoạn phải cùng hướng về nội dung chính của đoạn.
- Như vậy , bất kỳ 1 đoạn nào cũng phải có 1 nội dung chính . Nội dung chính ấy thể hiện ở câu văn trong đoạn câu văn ấy người ta gọi là câu chủ đề.
? Vậy câu chủ đề là gì?
- Là câu thâu tóm nội dung chính của toàn đoạn 
? Vị trí của câu chủ đề?
- Đứng đầu đoạn , hoặc ở câu thứ 2 , câu cuối đoạn văn.
? Ngoài câu chủ đề ra, các câu khác làm nhiệm vụ gì?
GV: Các câu trong đoạn pahỉ có sự kiên kết chặt chẽ và cùng hướng về ý chính của đoạn.
- Gọi Hs đọc ghi nhớ.
- Gọi hs đọc bài tập 
? xác định yêu cầu bài tập?
? Đoạn văn a có nội dung chính là gì?
- Kể việc Sọ Dừa đi chăn bò cho Phú ông.
? Nội dung hay chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu văn nào trong đoạn?
? Các câu còn lại triển khai chủ đề theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian, cụ thể hoá công việc chăn bò của 
Sọ Dừa.
GV đặt câu hỏi tương tự với các đoạn văn.
- Nội dung chính : Nói đến thái độ của các cô gái con Phú ông đối với Sọ Dừa.
- Câu văn thứ 2 thể hiện chủ đề.
- Câu 1 làm nhiệm vụ dẫn dắt , nối kết ý trước để dẫn đến câu chủ đề.
I/ Lời văn, đoạn văn tự sự.
1, Lời văn giới thiệu nhân vật.
a, Ví dụ : 2 đoạn văn.
Đoạn văn 2:
b, Kết luận : Đoạn văn giới thiệu nhân vật phải giới thiệu tên, họ, lai lịch, quê, tính tình, tài năng và ý nghĩa của nhân vật.
2, Lời văn kể sự việc.
a, Ví dụ.
Kết luận : Lời văn kể việc thì kể các hành động , việc làm , kết quả và sự thay đổi do hành động đem lại.
- 3 đoạn văn
Kết luận: Mỗi đoạn thường có 1 ý chính diễn đạt thành 1 câu, câu đó gọi là câu chủ đề.
- Các câu khác diễn đạt nhứng ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính đó, làm cho ý chính nổi bật lên.
* Ghi nhớ : sgk tr. 60.
II. Luyện tập.
* Bài tập 1 tr. 60.
a, Đoạn văn.
b, Đoạn văn 2.
* Bài tập 2 tr. 60.
Các câu văn sau , câu nào đúng , câu nào sai?
? Hs đọc xác định yêu cầu bài tập.
? Vậy trong số các câu trên , câu nào đúng?
Gợi ý : Câu b đúng vì các hành động phải diễn ra theo một trình tự , lô gíc thắng yên ngựa rồi mới diễn ra các hành động tiếp, mới đảm bảo được tính mạch lạc.
Câu a sai vì lộn xộn ; không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa , rồi mới bắt đầu đóng chắc yên.
* Bài tập 3 .
Hãy viết câu văn giới thiệu Tánh Gióng , Lạc Long Quân và Âu cơ .
Gv hướng dẫn viết dạng câu có từ " là " để giới thiệu nhân vật.
VD: Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử dân dộc.
- Tương tự gợi ý cho Hs về nhà làm tiếp.
D. Củng cố.
Tập nói ngắn đoạn văn khoảng 5,6 câu với đề bài .
- Giới thiệu thành viên trong gia đình em.
- Kể về những công việc của em sau khi tan học.
E. Hướng dẫn về nhà.
- Làm tiếp bài tập 5.
- Học nắm chắc phần ghi nhớ sgk.
- Làm bài tập 4.
- Chuẩn bị bài " Thạch Sanh"
IV. Rút kinh nghiệm.
...............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(1).doc