Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 63 - Nguyễn Trung Kiên

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 63 - Nguyễn Trung Kiên

1,2 : CON RỒNG, CHÁU TIÊN

 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Giúp học sinh:

- Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.

- Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.

- Kể được hai truyện.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

- Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,

- Học sinh: Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 141 trang Người đăng thu10 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 63 - Nguyễn Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Bài 1
Tiết 1,2 : Con rồng, cháu tiên
 Bánh chưng, bánh giầy
 Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
 Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Tiết 1,2 : con rồng, cháu tiên
 Bánh chưng, bánh giầy
Mục đích yêu cầu:
 Giúp học sinh:
Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.
Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.
Kể được hai truyện.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 Văn bản: Con Rồng, Cháu Tiên
Hoạt động của GV- HS
Kiếm thức cần đạt
Gv kiểm tra bài soạn của học sinh, giới thiệu bài mới.
Nội dung, ý nghĩa của truyện con rồng cháu tiên là gì? Vì sao dân gian ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này?
Hoạt động 1:
GV đọc diễn cảm một đoạn của văn bản.
Có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu 3 học sinh đọc.
Học sinh đọc
GV nhận xét gắn gọn và góp ý. Mỗi đoạn nên chọn một chỗ để sửa cách đọc cho học sinh.
Phần chú thích có thể tách riêng hoặc tiến hành khi học sinh đọc từng đoạn
GV hướng dẫn học sinh nắm được mấy ý quan trọng trong định nghĩa.
Học sinh nghe.
Hoạt động 2:
GV tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao, phi thường về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
GV : Những chi tiết nào thể hiện hành động của Lạc Long Quân phi thường?
GV : Từ việc tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
 Hãy nói rõ vai trò của chúng trong truyện ?
GV : Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ và việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Học sinh thảo luận ở lớp : Truyện Con Rồng, Cháu Tiên có ý nghĩa gì? Nhằm giả thích điều gì?
Chi tiết cái bọc trăm trứng khẳng định điều gì?
Học sinh đọc lại lời hẹn của Long Quân, thể hiện ý nguyện gì của người xưa?
Đến đây có thể giải thích từ “Đồng Bào”
GV hướng dẫn đọc: Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của truyện.
Hoạt động 3
Học sinh đọc phần ghi nhớ
Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ.
GV : Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
Bài tập về nhà :
Câu 2,4,5 ( trang 3)
I. Đọc : 
Đọc văn bản:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long Trang”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ lên đường”
Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm hiểu chú thích:
Định nghĩa truyền thuyết.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Về nguồn gốc và hình dạng :
Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “ Thần”. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên.
Long Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”, Âu Cơ “ xinh đẹp tuyệt trần”.
+ Về sự nghiệp mở nước :
Long Quân giúp dân diệt trừ những loài yêu quái để ổn định cuộc sống, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi, ăn ở.
+ Về chuyện sinh nở : cái bọc trăm trứng.
+ Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo : được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
+ Vai trò của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện :
Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
+ Học sinh thảo luận, trả lời:
Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo thể hiện ở chuyện Âu Cơ sinh nở cái bọc trăm trứng.
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản và gây dựng đất nước
Người Việt là Con Rồng, Cháu Tiên.
2. ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giòng giống tiên Rồng rất cao quý, linh thiêng của mình.
+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào – cùng một bọc ) , vì vậy phải thương yêu, đoàn kết.
 Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc.
LUYệN TậP
III. Ghi nhớ : - SGK trang 8
IV. Luyện tập : Học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập.
Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú
Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:
+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.
+ Kể diễn cảm.
Văn bản: bánh chưng, bánh giầy
 ( Tự học có hướng dẫn)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Giáo viên cho học sinh đọc lại truyện, mỗi học sinh đọc một đoạn.
GV nhận xét ngắn gọn, sửa cách đọc cho học sinh.
Hoạt động 2
Gv hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi phần “ Đọc hiểu văn bản”.
+ Câu hỏi 1 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoà cảnh nào? với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
+ Câu hỏi 2 : Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
+ Câu hỏi 3 : Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
+ Câu hỏi 4 : ý nghĩa của truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”
GV hướng dẫn học sinh đọc
Yêu cầu học sinh học thuộc
1.Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
2. Đọc truyện này, em thích chi tiết nào? Vì sao?
GV gợi ý. Học sinh chỉ ra và phân tích một chi tiết mà học sinh cảm thấy thích nhất.
Bài tập về nhà:
Câu 4, 5 ( SBT, tr3)
Giới thiệu bài:
I . Đọc: 
Đọc văn bản:
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ chứng giám”
Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ hình tròn”
Đoạn 3 : Phần còn lại.
Đọc chú thích
II . Tìm hiểu văn bản :
Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. Vua già, muốn truyền ngôi.
ý của vua: Người nối ngôi phải nối tiếp chí hướng vua, không nhất thiết phải con trưởng.
Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những thử thách đối với nhân vật.
Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
Tuy là Lang nhưng chàng sớm làm việc đồng áng, gần gũi với dân thường.
Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, và thực hiện được ý thần. Thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng lúa gạo của trời đất và cũng là kết quả của mồ hôi, công sức con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra)
Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài.
Hai thứ bánh hợp ý Vua, chứng tỏ được tài đức con người có thể nối chí Vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật: Hai thứ bánh - bánh Chưng, bánh Giầy. Nguồn gốc này gắn liền với ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh: Bánh Giầy tượng trưng cho bầu trời, Bánh Chưng tượng trưng cho mặt đất.
Đề cao lao động, đề cao nghề nông. 
Lang Liêu – nhân vật chính, hiện lên như một người anh hùng văn hoá. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu.
III . Ghi nhớ : SGK ( Trang 12 )
IV . Luyện tập:
ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ cúng Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai thứ bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy” trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Gợi ý hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa:
+ Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo “ ” . Đây là chi tiết thần kỳ làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, được ưa thích của nhân dân. Đồng thời chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo một cách sâu sắc, đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm.
+ Lời Vua nói với mọi người về hai loại bánh.
Đây là cách “ đọc ”, cách thưởng thức, nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của Vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày Tết.
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng)
các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ  
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau
Câu văn trên được tạo bởi bao nhiêu từ ? bao nhiêu tiếng?
GV đưa thêm ví dụ
Hoạt động 2 
Mỗi loại đơn vị tiếng dùng để làm gì? Đơn vị từ dùng để làm gì?
Khi nào một tiếng được gọi là một từ?
GV đưa ví dụ, học sinh lập danh sách từ và tiếng trong câu.
Từ những ví dụ trên, giáo viên giúp học sinh rút ra định nghĩa về từ ( SGK . 13)
Hoạt động 3 
Học sinh tìm từ một tiếng và từ hai tiếng có trong câu.
Học sinh ghi đúng các từ một tiếng và từ hai tiếng vào các cột theo bảng mẫu trong sách giáo khoa.
Hoạt động 4 
Phân tích đặc điểm của từ và đơn vị cấu tạo từ.
Dựa vào bảng học sinh đã lập giáo viên giúp học sinh lần lượt tìm hiểu các nội dung.
Hoạt động 5
 Hệ thống hoá kiến thức
Hoạt động 6
Có thể có những khả năng sắp xếp từ như sau
Từ láy miêu tả cái gì?
 ...  Từ “ cũng” 
Ngoài ra, các phụ ngữ trước còn bổ sung cho các động từ trung tâm ý nghĩa khác như sự khuyến khích hoặc ngăn cản ( hãy, đừng, nên, chớ,) , sự phủ định hoặc khẳng định ( chưa, chẳng, không,)
GV : Các phụ ngữ phần sau bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT? 
Yêu cầu : Gạch chân các cụm ĐT
Yêu cầu : Điền các cụm ĐT đã tìm được ở bài 1 vào mô hình.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Còn đang
đùa nghịch
yêu thương
muốn 
đành
ậ sau nhà
Mị Nương hết mực
Kén cho con xứng đáng
Tìm cách nọ
Gợi ý: so sánh mức độ phủ định của từ “ chưa”, “không” 
I. Cụm động từ là gì?
VD : đã đi nhiều nơi
 cũng ra những câu đối
ố Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
à Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống động từ
II. Cấu tạo của cụm động từ :
Vẽ và điền mô hình cụm động từ.
* Chú ý : các bước xác định cụm động từ giống các bước xác định cụm danh từ :
Xác định động từ trung tâm
Xác định phần phụ trước và phần phụ sau.
* Ghi nhớ 2 : SGK *148
III . Luyện tập :
Bài 1 (SGK *148)
Bài 2 (SGK *149)
Bài 3 (SGK *149)
Khẳng định sự thông minh nhanh trí của em bé : cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời, con đã đáp bằng một câu mà quan không ngờ.
Bài 4- Có thể viết như sau : 
Truyện treo biển phê phán những người không có chính kiến trong việc tiếp nhận ý kiến
BTVN:
Làm các bài tập trong SBT
Học bài cũ 
Xem trươcs bài hôm sau
Tiết 61 : mẹ hiền dạy con
 a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Hiểu ý nghĩa các giáo huấn của câu chuyện: thái độ, phương pháp giáo dục con cái
Hiểu thêm về truyện trung đại
B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Bước 1 : Kiểm tra bài cũ
GV : Điều đáng quý của hai con hổ trong “ Con Hổ có nghĩa” là gì? Qua đó, con rút ra bài học gì?
Bước 2 : Bài mới
GV : Giọng đọc : đúng ngữ điệu nhân vật ( mẹ, con, người dẫn truyện)
GV : Truyện gồm mấy nhân vật? Theo dõi truyện, em thấy quá trình dạy con của người mẹ diễn ra qua mấy sự việc?
HS : Trả lời
GV : ở 3 sự việc đầu, người mẹ dạy con theo cách nào? ở hai sự việc sau theo cách nào?
HS : 3 sự việc đầu dạy bằng cách chuyển nơi ở, 2 sự việc sau dạy bằng cách ứng xử hàng ngày.
GV : Người mẹ chuyển chỗ đến 3 lần. Lý do gì khiến bà mẹ phải chuyển chỗ nhiều lần như vậy?
GV : Vì sao khi dọn đến gần trường học rồi thì không phải chuyển chỗ ở nữa?
GV : Bà mẹ quyết định dời nhà cho tới khi gần trường mới thôi. Đó là vì chỗ ở hay vì con?
GV : Theo em, trong suy nghĩ của mẹ Mạnh Tử, yếu tố nào ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con?
GV : Không chỉ dạy con bằng cách chọn môi trường sống trong sạch, bà mẹ còn dạy con bằng những ứng xử hàng ngày.
GV : ở sự việc 4, sau khi lỡ mồm, Bà mẹ đã chữa lại bằng cách nào? Tại sao không đính chính lại câu nói đùa mà lại mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật.
GV : Cách dạy của bà thật là khéo léo, không gieo rắc vào tâm hồn trẻ thơ một chút vẩn đục nào.
GV : Khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi, người mẹ có hành động như thế nào? đọc to câu văn diễn tả điều đó.
GV : Em nhận thấy thái độ của bà mẹ như thế nào?
GV : Thái độ ấy có phải là biểu hiện của tình thương, vì mục đích muốn con trở thành người tốt.
GV : Cách dạy con như vậy có tác động như thế nào đến Mạnh Tử ? 
à Bình : Đối lập với cách dạy khéo léo là cách dạy kiên quyết. Phải nói rằng cách dạy của bà đã gây ấn tượng mạnh và có tác dụng tích cực với Mạnh Tử. Bài học cho con vang lên trong câu nói : “ đang đi học mà bỏ học cũng như đang dệt tấm vải mà cắt đứt đi.” và ẩn trong hành động cắt đứt tấm vải. Tất cả đã thành ấn tượng không quên, thành bài học nhớ đời cho Mạnh Tử để rồi từ đó, Mạnh Tử chăm chỉ, chuyên cần sau trở thành bậc đại hiền tài.
GV : Nhận xét bà mẹ là người như thế nào?
< HS : Thương con. Biết cách dạy con
GV : Bức tranh trong sách giáo khoa minh hoạ cho sự việc nào? tại sao?
< HS : Sự việc 5 là cách dạy sâu sắc và có kết quả nhất: vừa cụ thể, dễ hiểu vừa kiên quyết khiến trẻ thấm thía.
GV : Đặt tên truyện “ Mẹ hiền dạy con” và kết thúc truyện, tác giả viết “Thế chẳng là nhờ cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?”
Điều đó có ý nghĩa gì?
GV : Bà mẹ Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con. Hãy khái quát lại cái cách dạy con của bà.
< HS : - Tạo cho con môi trường sống tôt đẹp 
Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành
Không nuông chiều, vừa khéo léo, vừa kiên quyết.
GV : “Mẹ hiền dạy con” là truyện Trung Hoa nhưng có điểm nào tương tự truyện Trung đại VN về cách viết?
Lời kết: Truyện “ Mẹ hiền dạy con” đơn giản nhưng gây xúc động lại sâu sắc thấm thía là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa. Nó có thể vượt qua ngoài phạm vi giáo dục trong gia đình để mở rộng thành giáo dục trẻ em trong toàn xã hội.
Truyện hấp dẫn người đọc bởi lí do gì ?
HS trả lời / GV tổng kết 
Điều đáng quý của hổ là sống có tình nghĩa, biết quý trọng, đền ơn, nhớ ơn ân nhân.
Bài học : phải sống có tình, có nghĩa : thuỷ chung, biết nhớ ơn người giúp đỡ mình.
I. Đọc - bố cục: 
Đọc:
Bố cục : 
5 Sự việc :
Nhà gần nghĩa địa, con bắt chước đào, chôn, lăn, khóc à mẹ dọn nhà ra gần chợ.
Nhà gần chợ, con bắt chước cách buôn bán điên đảo à dọn nhà cạnh trường.
Nhà gần trường, con bắt chước học tập lễ phép à mẹ nói đây là chỗ ở được.
Con hỏi giết lợn làm gì, mẹ lỡ mồm nói đùa bèn đi mua thịt lợn cho con ăn thật.
Con bỏ học đi chơi, mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt dạy con.
II. Tìm hiểu văn bản : 
1. Dạy con bằng cách chuyển nơi ở:
Gần nghĩa địa à gần chợ à gần trường học. 
ố Muốn con trở thành người tốt, tạo cho con môi trường sống tốt đẹp.
2. Dạy con bằng ứng xử hàng ngày :
Không nói dối con 
à Dạy con tính thật thà
à Thái độ khéo léo 
Cắt đứt tấm vải đang dệt
à Dạy con học hành chăm chỉ
àthái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
3. ý nghĩa của truyện :
Ca gợi công lao dạy dỗ của người mẹ, thương con chưa đủ và phải biết dạy con
Mẹ là tấm gướng sáng về tình thương và cách dạy con.
Cốt truyện, nhân vật đơn giản
Xây dựng chi tiết giàu ý nghĩa
Dùng chuyện người thật, việc thật để giáo dục con người.
à Tính chất giáo huấn rất rõ ràng và sâu sắc.
III- Tổng kết :
*Ghi nhớ /SGK/
IV- Luyện tập :
Bài 1- -Nêu cảm nghĩ về sư việc : Có thể : Ngạc nhiên , khâm phục 
-Phân tích sự việc để lí giải cho cảm xúc .
Bài 2- HS tự thảo luận trên lớp.
Bài 3- công tử: con
Tử) trận:chết 
Bất( tử) : chết. HS có thể từ làm được .
BTVN:
Làm các bài tập trong SBT
Học bài cũ 
Soạn bài tiếp theo.
Tiết 63 : tính từ và cụm tính từ
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Nắm được đặc điểm của tính từ, cấu tạo của cụm tính từ
Biết nhận diện, sử dụng tính từ và cụm tính từ
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Bước 1 : kiểm tra bài cũ
Làm bài tập số 1,2 SGK * 148
Làm bài tập số 4 SGK * 149
Bước 2 : Bài mới
GV : Tìm tính từ trong các câu ở bài tập 1 phần I SGK*153-154. Xếp vào 2 cột: đặc điểm, tính chất.
HS : Đọc, trả lời
GV : So sánh với động từ :
Về khả năng kết hợp với “ đã” “sẽ” “đang” “ cũng” “vẫn” ? “ hãy” “đừng” “ chớ” ?
Về khả năng hoạt động trong câu?
GV : Trong số các tính từ tìm được ở phần I, những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất , hơi, khá, lắm, quá,?
< HS : Từ “ bé, oai” có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
HS : vẽ mô hình và điền các cụm tính từ in đậm vào mô hình.
GV : Gọi một số học sinh lên đặt một số cụm tính từ với các từ ngữ phụ trước, phụ sau khác nhau.
VD : - rất xinh xắn
Còn trẻ như một thanh niên
Vẫn khoẻ như ngày nào
Ngoan ngoãn quá
à NX về tác dụng của phụ ngữ trước và sau cụm tính từ?
HS : Trong cụm tính từ:
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian ( đã, đang, sẽ,), sự tiếp diễn tương tự ( lại, còn,), mức độ của đặc điểm( rất, quá,), khẳng định hay phủ định (không, chưa, chẳng, )
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí (này, kia, ấy, nọ,) sự so sánh ( như,..) , mức độ ( lắm , quá,), phạm vi hay nguyên nhân.
Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập
Gợi ý : 
Các tính từ thuộc kiểu cấu tạo nào? ( kiểu từ gì?) kiểu từ này thường có tác dụng như thế nào?
Hình ảnh các tính từ trên gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không? 
Các sự vật được đem so sánh với con voi là những sự vật như thế nào?
Tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
.
I . Đặc điểm của tính từ:
Vd: 
bé, oai
à chỉ đặc điểm
vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
à chỉ tính chất
Là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Có thể kết hợp với “ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,  để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với “ hãy, đừng, chớ” hạn chế.
Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
à Ghi nhớ 1 : SGK *154
II. Các loại tính từ :
1. Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với tính từ chỉ mức độ )
Vd: rất bé, hơi vàng,
2. Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ )
Vd : xanh ngắt, vàng hoe,
III. Cụm tính từ :
Mô hình cấu tạo :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Vốn đã rất
Yên tĩnh
Nhỏ
Sáng
Lại
Vằng vặc
Ghi nhớ 2 : SGK * 155
IV . Luyện tập :
Bài 1 SGK *155
Tìm cụm tính từ:
sun sun như con đỉa
chằn chẵn như cái đòn cân
bè bè như cái quạt thóc
sừng sững như cái cột đình
tua tủa như cái chổi rể cùn.
Bài 2 SGK *156
Các tính từ là từ láy. loại tính từ này thường có tác dụng gợi tả hình ảnh.
Hình ảnh mà các tính từ đó gợi lên đều thiếu sự lớn lao, khoáng đạt.
Các sự vật được đem so sánh với con voi hoặc quá nhỏ bé ( con đỉa, đòn cân) hoặc mỏng mảnh ( quạt thóc) hoặc cứng nhắc, bất động ( cột đình ) à đều khác xa với hình dáng con voi.
à Phê phán nhận thức hạn hẹp, chủ quan của các thầy bói.
Bài 3 SGK *156
Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ.
BTVN:
Làm các bài tập trong SBT
Học bài cũ 
Xem trươcs bài hôm sau
Tiết 64 : trả bài tập làm văn số 3
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Rèn luyện kĩ năng viết bài tự sự đời thường
Nhận ra ưu điểm, khuyết điểm để phát huy và sửa chữa.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6 KI.doc