Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 39: Ếch ngồi đáy giếng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 39: Ếch ngồi đáy giếng

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.

 - Biết liên hệ truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

 - GDHS không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. HS phải cố gắng

 mở rộng tầm hiểu biết của mình.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ minh họa

- Học sinh: Soạn bài.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 39: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/10/2010 Tuần 10
Ngày dạy :19/10/2010 Tiết 39
(Truyện Ngụ Ngôn)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
 - Biết liên hệ truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
 - GDHS không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. HS phải cố gắng
 mở rộng tầm hiểu biết của mình.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ minh họa
- Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) 	- Em có nhận xét gì về mụ vợ ông lão đánh cá? 
- Cá vàng trừng trị mụ vợ những tội gì? Trừng trị bằng cách nào?
- Nêu nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của truyện “Ông lão.” ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là 1 loại truyện kể dân gian được mọi người ưa thích. Truyện ngụ ngôn được mọi người ưa thích không chỉ vì nội dung ý nghĩa giaó huấn sâu sắc mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên độc đáo của nó. Những truyện ngụ ngôn được học trong SGK Ngữ văn 6 tập 1 là những truyện rất tiêu biểu.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
23’
5’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG
HS. Đọc chú thích dấu (*) SGK.
GV giảng: Nhấn mạnh khái niệm truyện ngụ ngôn
 + Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
 + Ngôn: Lời nói.
Þ Lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự 
 suy ra hiểu.
* Truyện ngụ ngôn có 2 lớp nghĩa.
 + Nghĩa đen: Là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể chính
 của câu chuyện.
 + Nghĩa bóng: Là ý kín đáo gửi gắm trong câu 
 chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường
 được diễn đạt như những bài học trong cuộc sống.
H. Như vậy, em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? 
 (Dựa vào chú thích (*) HS trả lời).
GV. Đọc mẫu 1 đoạn, 2-3 HS đọc.
GV. Nhận xét và uốn nắn cách đọc.
GV. HDHS tìm hiểu bố cục văn bản.
GV. Văn bản “ÊNĐG” là một truyện ngụ ngôn tuy 
 ngắn nhưng vẫn có 2 phần nội dung, kể về 2 sự việc
 liên quan đến chú ếch.
H. Em hãy chỉ ra 2 phần nội dung trong văn bản và 
 nêu sự việc chính của mỗi phần?
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
H. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng 
 cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
HS. Thảo luận nhóm, trao đổi, cử đại diện trình bày.
GV. Theo dõi, nhận xét, kết luận.
GV giảng bình:
 Như vậy môi trường sống của ếch trong 1 cái giếng 
 chật, hẹp, không thay đổi, rất nhỏ bé. Vì vậy, ếch tự 
 thấy mình oai như một vị chúa tể, bầu trời bé bằng 
 cái vung.
H. Vậy khi ếch sống trong một môi trường nhỏ bé, 
 thì sự hiểu biết về thế giới xung quanh ntn?
H. Từ sự hiểu biết ít và tầm nhìn hạn hẹp cho ta 
 thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?
H. Ở đây chuyện về ếch nhằm ám chỉ điều gì về 
 chuyện con người?
HS. Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, 
 không biết thực chất về mình.
HS. Đọc phần 2 văn bản.
H. Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
HS. Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.
H. Cái cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan hay ý 
 muốn chủ quan của ếch?
HS. Khách quan, không phải ý muốn chủ quan của ếch.
H. Lúc này có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch? 
HS. Không gian rộng mở với “bầu trời” khiến ếch ta 
 có thể “đi lại khắp nơi”.
H. Nhưng ếch ta đã không nhận ra sự thay đổi đó.
 Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều này?
HS.Quan sát tranh minh họa, trả lời câu hỏi sau:
H. Tại sao ếch lại có thái độ “nhâng nháo” và “chả 
 thèm để ý” như thế?
 - Kết cuộc chuyện gì đã xảy ra với ếch?
HS thảo luận, trả lời câu hỏi trên:
 Vì ếch cứ tưởng bầu trời là “bầu trờigiếng” của 
 mình, xung quanh là “xung quanh giếng” của mình 
 với cua, ốc bé nhỏ, tầm thường; ếch vẫn tưởng mình
 là chúa tể của bầu trời ấy, xung quanh ấy à kết 
 cuộc bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
H. Theo em vì sao ếch lại bị giẫm bẹp?
 + Cứ tưởng mình oai như trong giếng, coi thường mọi 
 thứ xung quanh như trong giếng.
 + Do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có 
 kiến thức về thế giới rộng lớn.
H. Từ thói quen, “bệnh” của ếch trong truyện.
 Hãy rút ra bài học cho bản thân và ý nghĩa của 
 truyện? HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
GV nhận xét à kết luận
 - Dù môi trường và hoàn cảnh sống có khó khăn 
 cũng phải mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng 
 nhiều hình thức khác nhau, biết nhìn xa, trông rộng, 
 nghe đài, đọc báo, xem tivi, truy cập internet
 - Khuyên chúng ta trong tất cả các lĩnh vực cuộc 
 sống.
2HS. Đọc ghi nhớ. SGK/101
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LÀM BÀI TẬP
HS. Đọc bài tập 1.SGK/101.
H. Hãy tìm và gạch chân 2 câu văn trong văn bản 
 mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện
 nội dung, ý nghĩa của truyện?
H. Nêu 1 số hiện tượng trong cuộc sống ứng với 
 thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”?
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn
 SGK/100
2. Bố cục: 2 phần.
Phần 1: Từ đầu à “như một vị chúa tể”: Môi trường sống và bản tính của ếch.
Phần 2: Còn lại. Hậu quả của thói kiêu ngạo.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Môi trường sống và bản 
 tính của ếch:
- Sống lâu ngày trong một cái 
 giếng.
- Xung quanh chỉ có một vài 
 con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
-Ếch kêu “ồm ộp” khiến các 
 con vật kia hoảng sợ.
à Tầm nhìn hạn hẹp, nhỏ bé, ít hiểu biết.
Þ Ếch quá chủ quan, huênh hoang, kiêu ngạo đã trở thành “bệnh” của nó.
2. Hậu quả của thói kiêu ngạo.
- Đi lại nghênh ngang, nhâng
 nháo.
- Nhâng nháo nhìn bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
Þ Nó bị trâu giẫm bẹp.
3. Bài học và ý nghĩa của 
 truyện
- Những kẻ kiến thức nông 
 cạn thường huênh hoang và
 bị chuốt vạ vào thân.
- Sống phải cố gắng mở rộng 
 hiểu biết của mình, phải biết 
 học hỏi, khiêm tốn.
* GHI NHỚ SGK/101
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/101: Hai câu quan 
 trọng thể hiện nội dung, ý 
 nghĩa của truyện.
- “ Ếch cứ tưởng bầu trời trên 
 đầu .. 1 vị chúa tể”
- “Nó nhâng nháo.. giẫm 
 chết”
Bài tập 2/101.
- Ếch ngồi đáy giếng.
- Coi trời bằng vung
- Học dốt nhưng giấu dốt
- Thùng rỗng kêu to.
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Truyện “ÊNĐG” ngụ ý phê phán điều gì? 
 ( Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang).
- Khuyên răn điều gì?
 ( Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo).
- Em hiểu gì nghệ thuật ngụ ngôn qua truyện “ÊNĐG”?
 ( Ngắn gọn, mượn chuyện loài vật để nói điều khuyên răn bổ ích, đối với con người).
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 1-2/101
- Kể lại chuyện, nêu bài học bổ ích từ truyện. Nắm được nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của truyện
- Soạn bài: THẦY BÓI XEM VOI
+ Đọc văn bản 2-3 lần + Đọc chú thích
+ Nắm được nội dung của truyện
+ Trả lời phần đọc hiểu văn bản
+ Tìm nghĩa bóng của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39.DOC.doc