Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng

I.MỤC TIÊU: Gip HS

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

 - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong

 truyện.

 - Kể lại được truyện.

 - HDHS lòng nhân hậu, lòng biết ơn, không tham lam.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài – Tranh vẽ minh họa

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Tóm tắt 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Em có nhận xét gì về cảnh biển

thay đổi ?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2010 Tuần 9
Ngày dạy: 15/10/2010 	 Tiết 35
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
(Truyện Cổ tích của A.Puskin)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
 - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong
 truyện.
 - Kể lại được truyện.
 - HDHS lòng nhân hậu, lòng biết ơn, không tham lam.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Soạn bài – Tranh vẽ minh họa
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) 	- Tóm tắt 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Em có nhận xét gì về cảnh biển 
thay đổi ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Củng cố kiến thức tiết 1, chuyển ý sang tiết 2.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
26’
4’
 HOẠT ĐỘNG 1: HS TÓM TẮT VĂN BẢN.
 GV tóm tắt lại nội dung câu chuyện.
 HOẠT ĐỘNG 2:TÌM HIỂU VĂN BẢN.
H. Mụ vợ đã đòi hỏi những gì ở cá vàng?
H.Mụ vợ đã có công lao gì với cá vàng ? (Không)
H. Mụ vợ không có công lao gì với cá Vàng
 nhưng mụ đòi hỏi ở cá Vàng những năm lần. 
 Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ?
HS. Những đòi hỏi ngày càng tăng: 
 Lần 1, 2 đòi của cải vật chất, lần 3 đòi của cải
 và danh vọng, lần 4 đòi của cải danh vọng và 
 quyền lực, lần 5 đòi hỏi địa vị đầy quyền uy 
 nhưng không có thực.
H. Mụ vợ đối xử với ông lão như thế nào?
H. Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng tăng lên
 như thế nào?
HS. Ông lão giúp mụ vợ thõa mãn được nhiều
 đòi hỏi bao nhiêu thì mụ vợ cư xử với ông 
 càng tệ bạc bấy nhiêu.
H.Khi nào sự bội bạc của mụ vợ đi đến tột cùng?
HS. Khi mụ muốn làm Long Vương, muốn chính
 cá Vàng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ để tùy mụ 
 sai khiến.
HS thảo luận nhóm câu hỏi 4 SGK.
H. Câu chuyện được kết thúc như thế nào?
 Ýù nghĩa của cách kết thúc đó?
GV giảng : Kết thúc truyện ông lão khơng mất gì 
 cả mà như vừa qua một cơn ác mộng. Còn với 
 mụ vợ: sau khi được sống giàu sang tột đỉnh, 
 danh vọng mà phải trở lại cảnh nghèo khó ban 
 đầu,rõ ràng là khổ hơn lúc đầu rất nhiều.
 Đây là sự trừng phạt thích đáng.
H. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay 
 tội bội bạc?
HS. Trừng trị cả hai tội nhưng có lẽ tội bội bạc 
 là lớn hơn. Lòng tham quá lớn làm cho người 
 ta mờ mắt mất hết lương tri.
H. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá 
 vàng?
HS thảo luận – trả lời.
 Nhận xét- bổ sung.
HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
 Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
2. Nhân vật mụ vợ:
- Đòi máng lợn
- Đòi một cái 
 nhà rộng.
- Làm nhất 
 phẩm phu nhân 
- Muốn làm nữ 
 Hoàng
- Làm Long
 Vương
- biển gợn sóng êm ả
- biển xanh đã nổi 
 sóng
- biển xanh nổi sóng 
 dữ dội.
- biển xanh nổi sóng 
 mù mịt
- biển nổi sóng ầm 
 ầm.
Þ Lòng tham của mụ vợ tăng mãi
 không có điểm dừng. Muốn có tất 
 cả mọi thứ: của cải, danh vọng, 
 quyền lực.
3. Lòng tham và sự bội bạc của 
 mụ vợ:
- Thái độ của mụ vợ đối với chồng:
 + Mắng chồng: đồ ngốc
 + Quát to hơn: đồ ngu
 + Mắng như tát nước vào mặt: đồ 
 ngu ngốc sao ngốc thế.
 + Tát vào mặt ông lão: mày dám cãi
 + Sai người bắt ông lão.
Þ Lòng tham càng lớn thì tình nghĩa 
 vợ chồng càng mờ nhạt rồi tiêu 
 biến.
4. Ý nghĩa hình tượng cá Vàng:
- Tượng trưng cho sự biết ơn, tấm
 lòng vàng của nhân dân đối với 
 những người nhân hậu đã cứu giúp
 con người khi hoạn nạn, khó khăn. 
 Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái
 thiện.
- Tượng trưng cho chân lý: Trừng trị thích
 đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
III. LUYỆN TẬP.
Câu 1: Vì mụ vợ là nhân vật chính. 
 Ý nghĩa chính của truyện là phê phán
 những kẻ tham lam, bội bạc như mụ 
 vợ.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Qua nhân vật ông lão em học tập được gì?
 - Em có nhận xét gì về nhân vật mụ vợ? Cá vàng đã trừng trị mụ vợ những tội gì? Trừng trị
 bằng cách nào?
 - Nêu ý nghĩa hình tượng cá Vàng ?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Tóm tắt nội dung chính.
 - Nắm được ý nghĩa hình tượng cá vàng.
 - Đọc trước bài: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
 + Đọc , tìm hiểu thứ tự kể trong văn tứ sự .
 + Tham khảo ghi nhớ. Chuẩn bị phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 35.DOC.doc