Giáo án môn Ngữ văn 6 - Ẩn dụ - Hoán dụ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Ẩn dụ - Hoán dụ

*Ẩn dụ - Hoán dụ

I/ Khái niệm (Xem tờ ôn tập)

II/ Bài tập:

Bài 1: Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp:

- Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi.

- Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.

Bài 2: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:

a, Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

 (Ca dao)

b, Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn

 (Ca dao)

c, Chỉ có thuyền mới biết

Biển mênh mông nhường nào.

 (Xuân Quỳnh)

d, Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

 (Xuân Diệu)

đ, Em thấy cơn mưa rào

Ngập tiếng cười của bố

 (Phạm Thế Khải)

e, Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới.

 (Nguyễn Tuân)

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Ẩn dụ - Hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Ẩn dụ - Hoán dụ
I/ Khái niệm (Xem tờ ôn tập)
II/ Bài tập:
Bài 1: Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp:
Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi.
Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.
Bài 2: Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:
a, Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
 (Ca dao)
b, Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
 (Ca dao)
c, Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mông nhường nào.
 (Xuân Quỳnh)
d, Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.
 (Xuân Diệu)
đ, Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố
 (Phạm Thế Khải)
e, Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới.
 (Nguyễn Tuân)
Bài 3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không? Nếu có, em hãy chỉ ra những ẩn dụ cụ thể:
Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Bài 4: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
a, Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 ( Viễn Phương )
b, Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
 Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu
 ( Lê Anh Xuân )
Bài 5: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
a, Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
(Nguyễn Tuân)
b, Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo vonTiếng sáo bay theo chân hai người tới chỗ rẽ.
(Ma Văn Kháng)
Bài 6: Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau:
a, Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, ta đã làm nên các mùa vàng năm tấn, bảy tấn.
(Chế Lan Viên)
b, Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
(Nguyễn Du)
Bài 7: Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ dưới đây và xếp vào một kiểu hoán dụ thích hợp:
a, Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người
(Tố Hữu)
b, Hội làng ta năm nay to hơn mọi năm. Mới bảnh mắt ông thủ chỉ và mấy tay thủ trống đã có mặt trên sân cỏ bên đầm sen, chuẩn bị cho buổi đấu vật.
(Trần Đình Khôi)
c, Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
d, Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm tay bút dựng xây nước mình
(Tố Hữu)
đ, Đứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn!
(Tố Hữu)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap An du Hoan du TV6.doc