Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2 : Đo độ dài (tiếp)

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2 : Đo độ dài (tiếp)

1. Kiến thức :

 HS cần thực hiện được :

- Ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước thích hợp. Xác định GHĐ, ĐCNN của thước.

 - Đặt thước đo đúng, đặt mắt nhìn và đọc kết quả đúng.

 - Học sinh biết cách tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng đo đạc cho học sinh, rèn tính cẩn thận, chính xác.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2 : Đo độ dài (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16-8-09
Ngày giảng : 6A1 : 29-8-09 6A2 : 24-8-09 6A3 : 28-8-09 
Tiết 2 - Bài 2 : ĐO Độ DàI (tiếp)
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức :
 HS cần thực hiện được :
- Ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước thích hợp. Xác định GHĐ, ĐCNN của thước. 
	- Đặt thước đo đúng, đặt mắt nhìn và đọc kết quả đúng.
	- Học sinh biết cách tính giá trị trung bình các kết quả đo.
	2. Kỹ năng :
	Rèn kỹ năng đo đạc cho học sinh, rèn tính cẩn thận, chính xác.
	3. Thái độ :
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm khi thực hiện đo đạc và tính toán.
II. Chuẩn bị 
	 1. Giáo viên : Thước kẻ, tranh vẽ.
	 2. Học sinh 
	Mỗi nhóm : 1 thước cuộn, 1 thước dây.
III. Phương pháp :
 - Vấn đáp
 - HĐ nhóm
VI. Tổ chức dạy – học
Hoạt động 1 : Kiểm tra đầu giờ (7’)
 - MT : Kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị ở nhà và học bài cũ của HS.
 - Phương pháp : Vấn đáp
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1 học sinh trả lời.
+ Nêu tên đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam?
+ Cho biết GHĐ, ĐCNN của thước là gì? Cho biết GHĐ và ĐCNN của thước mà em có.
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
HĐ2 : Cách đo độ dài(15’)
- MT : HS nêu được cách đo độ dài chính xác : Các bước, cách đặt mắt và đọc kết quả
- ĐDDH : 
- Phương pháp : Vấn đáp và hoạt động nhóm
I. Cách đo độ dài 
Nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày
C1 :
Tuỳ học sinh
C2 :
C3 :Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo
C4 :
Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 
C5 : Đọc vạch chia gần nhất
*, Rút ra kết luận :
C6 : (1) độ dài (2) GHĐ
(3) ĐCNN (4) dọc theo
(5) ngang bằng với 
(6) vuông góc (7) gần nhất
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6? (7’)
+ Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo?
+ Yêu cầu các nhóm nhận xét bổ sung?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh tìm từ thich hợp để điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
- Giáo viên nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
Hoạt động 3 :Vận dụng (13’)
- MT : HS vận dụng được các kết luận trên vào giải các bài tập.
- ĐDDH : 
- Phương pháp : Vấn đáp, HĐ nhóm bàn
II. Vận dụng 
- Học sinh suy nghĩ trả lời
C7 : C
C8 : C
C9 
(1) 7cm
(2) 7cm
(3) 7cm
C10
Học sinh thực hiện theo nhóm bàn và rút ra nhận xét
+ Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi C7, C8, C9, C10 suy nghĩ và trả lời?
+ Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi?
+ Tại sao em lại chọn phương án đó ?
+ Lưu ý cần đọc theo vạch chia gần nhất
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét ?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến.
 - Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bàn dung thước kiểm tra và so sánh chiều dài sải tay và chiều cao ; chiều dài nắm tay và chiều dài bàn chân của 1-2 bạn trong bàn và rút ra KL(3’)
HĐ 4: Củng cố – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- MT : Củng cố lại kiến thức bài,hd học sinh về học ở nhà
HĐ cá nhân, nêu cách đo độ dài.
1 HS đọc
Nêu cách đo độ dài ? Muốn đo được chính xác ta cần đặt thước và đặt mắt ntn?
- Đọc “Có thể em chưa biết”
*, HDVN : - Học ghi nhớ và xem lại bài 
- BTVN : Bài 1-2.9 ; 1-2.11 (SBT-6)
Cần chú ý việc chọn thước phù hợp với nhiệm vụ cần đo
 Đọc trước bài “Đo thể tích chất lỏng”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2.doc