1-Kiến thức: -Nhận biết quá trình ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hơi.
-Biết các đặc điểm của quá trình ngưng tụ.
-Tìm ví dụ về quá trình ngưng tụ.
2-Kỹ năng: -Sử dụng nhiệt kế. Quan sát, so sánh.
3-Thái độ: -Rèn tính cẩn thận, sáng tạo, nghiêm túc trong khi nghiên cứu hiện tượng vật lý
II-CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: -Hai cốc thủy tinh giống nhau.
-Nước có pha màu. Nhiệt kế. Nước đá đập nhỏ. Phích nướ nóng.
2-Học sinh: -Chuẩn bị nước đá.
Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt ) I-MỤC TIÊU 1-Kiến thức: -Nhận biết quá trình ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hơi. -Biết các đặc điểm của quá trình ngưng tụ. -Tìm ví dụ về quá trình ngưng tụ. 2-Kỹ năng: -Sử dụng nhiệt kế. Quan sát, so sánh. 3-Thái độ: -Rèn tính cẩn thận, sáng tạo, nghiêm túc trong khi nghiên cứu hiện tượng vật lý II-CHUẨN BỊ: 1-Giáo viên: -Hai cốc thủy tinh giống nhau. -Nước có pha màu. Nhiệt kế. Nước đá đập nhỏ. Phích nướ nóng. 2-Học sinh: -Chuẩn bị nước đá. III-TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP: 1-Ổn định tổ chức lớp (2’) 2- Bài cũ: Kiểm tra bài cũ lồng vào bài dạy T/G Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 4’ 20’ 16’ Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: -Cho nước nóng vào cốc thủy tinh, dùng đĩa che phía trên, sau thời gian cho HS quan sát hiện tượng. Lượng nước trên đĩa do đâu mà có? Bài hôm nay giúp chúng ta giải thích vấn đề này. -Hiện tượng ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hơi, ta có thể tăng nhiệt độ cho quá trình bay hơi xảy ra nhanh. Vậy muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ? * Để biết được dự đoán có đúng hay không ta hãy làm thí nghiệm kiểm chứng. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm kiểm chứng. -Trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào để giảm nhiệt độ không khí để có thể quan sát hiện tượng ngưng tụ? -Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm khiểm chứng. -Điều khiển HS thảo luận trả lời câu hỏi C1- C5. Hoạt động 3: Ghi nhớ-vận dụng. 1. Ghi nhớ. -Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. 2. Vận dụng. -Hướng dẫn HS trả lời C6-C8. -Theo dõi thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm. -Theo dõi và đưa ra dự đoán. -Thảo luận dự đoán. Bay hơi ngưng tụ -Có thể thảo luận phương án thí nghiệm theo nhóm. -Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. -Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi y/c. -C1. Nhiệt độ cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ cốc đối chứng. -C2. Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước ở mặt ngoài cốc đối chứng. -C3. Nước trong cốc không không thể thấm ra ngoài.( Nước trong cốc nước màu, nước bên ngoài không có màu ). -C4. Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. -C5. Đúng. -C6. Hơi nước trong mây ngưn tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương , hơi nuớc trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những hạt nhỏ làm mờ gương. -C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương trên lá. -C8. Trong chai xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Hai quá trình này cân bằng nhau. Nên lượng rượu không cạn. Tiết 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt ) II. Sự ngưng tụ. 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ. a. Dự đoán. -Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Quá trình ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hơi. b. Thí nghiệm kiểm tra. c. Rút ra kết luận. -C1. Nhiệt độ cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ cốc đối chứng. -C2. Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước ở mặt ngoài cốc đối chứng. -C3. Nước trong cốc không không thể thấm ra ngoài.( Nước trong cốc có màu, nước bên ngoài không có màu ). -C4. Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. -C5. Đúng. Vậy. -Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. -Quá trình ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hôi. IV-HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: (3’) -Làm bài tập còn lại của bài 26-27. - Chép bảng 28.1 vào vở. V-RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: