Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần số 01 đến tuần 35

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần số 01 đến tuần 35

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

-Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

-Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

-Hiểu và sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

-Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.

-Vận dụng tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 2. Kỹ năng:

- đo độ dài của một số vật thông thường.

 3. Thái độ:

-Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.

B. CHUẨN BỊ:

 1/ Học sinh :

 

doc 61 trang Người đăng levilevi Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần số 01 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ HọC
Tuần 1: BàI 1. ĐO Độ DàI (T1)
---------- *** ----------
Dạy ngày 18 / 08/ 2009
A. MụC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
-Biết đo độ dài của một số vật thông thường. 
-Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
-Hiểu và sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
-Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
-Vận dụng tính giá trị trung bình các kết quả đo.
 2. Kỹ năng:
- đo độ dài của một số vật thông thường.
 3. Thái độ:
-Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.
B. CHUẩN Bị: 
 1/ Học sinh : 
 - Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1 mm. Một thước dây có ĐCNN là 1 mm.
 - Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm. Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
 2/ Giáo viên : 
 - Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm.
 - Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập 
 Giới thiệu sơ qua chương trình và các yêu cầu môn học và giới thiệu bài học. 
 GV phân chia mỗi lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng.
 Tổ chức tình huống học tập 
GV yêu cầu HS đọc phần mở bài. Tại sao lại có sự khác biệt như thế? 
Yêu cầu một vài ý kiến từ HS để giải quyết vấn đề đó. Những ý kiến đưa ra, bạn nào đúng , bạn nào sai? Ta cùng nghiên cứu bài này!
2/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1 Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài 
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu?
- Yêu cầu HS trả lời C1.GV kiểm tra kết quả của các nhóm, chỉnh sửa.
- GV giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
- Yêu cầu HS đọc C2, C3 và thực hiện.
- GV đánh giá:“Nhóm nào có sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài. Đo kiểm tra càng nhỏ thì nhóm đó có khả năng ước lượng tốt”.
HĐ 2 Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4.
- Thế nào là GHĐ và ĐCNN? Thước trên tay em có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS vận dụng để trả lời C5.
Cá nhân học sinh tự làm và ghi vào vở kết quả ?
- Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7.
- Vì sao ta lại chọn thước đo đó?
HS: Khi đo phải ước lượng dộ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp
HĐ 3 Vận dụng đo độ dài 
- Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK. 
- HS tiến hành đo theo sự hướng dẫn của GV.
- Hoàn thành kết quả đo vào trong bảng 1.1 kết quả đo độ dài.
- Vì sao em chọn thước đo đó?
- Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào? Gv theo dõi và uốn nắn cách đo của các nhóm
I.ĐƠN Vị ĐO Độ DàI
1.Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước việt nam là mét (kí hiệu: m).
C1: 1m=10dm; 1m=100cm.
 1cm=10mm; 1km=1000m.
- Đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế:
1inh=2,54cm. 1 dặm(mile) = 1609m.
2. Ước lượng độ dài.
C2: Học sinh ước lượng bằng mắt rồi đánh dấu trên mặt bàn (độ dài 1m), dùng thước kiểm tra lại kết quả 
C3: 
II.ĐO Độ DàI
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4: (HS HĐ nhóm)
+Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
+HS dùng thước kẻ.
+Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
-Khái niệm:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: 
C6: a) Đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b) Đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
c) Đo chiều dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
-Khi đo phải ước lượng dộ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
2.Đo độ dài 
3/ Củng cố
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là gì? Kí hiệu? Ngoài ra còn có những đơn vị nào khác, kể tên?
- Khi dùng thước ta cần chú ý những gì?
4/ Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước nội dung bài 2.
- Làm các bài tập từ 1-2.1 đến 1-2.6/SBT
-Mỗi nhóm HS chuẩn bị một sợi dây khoảng 2m.
Tuần 2 Tiết: 2
	BàI 2. ĐO Độ DàI (tiếp theo)
---------- *** ----------
Dạy ngày 25 / 08/ 2009
A. MụC TIÊU
1. Kĩ năng: 
- Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
- Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
- Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả .
- Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
2. Thái độ - Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.
B. CHUẩN Bị: 
1/ học sinh : 
 - Thước đo có ĐCNN 0,5cm.
 - Thước đo có ĐCNN: mm.
 - Thước dây, thước cuộn, thước kẹp nếu có.
2/ Giáo viên : 
 - Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập
HS: - Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là gì? Kí hiệu? Ngoài ra còn có những đơn vị nào khác, kể tên?
 - Khi dùng thước ta cần chú ý những gì?
2/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1 Thảo luận cách đo độ dài của HS 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5
HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi 
C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
GV: Nếu giá trị chênh lệch khoảng vài phần trăm (%) thì xem như tốt.
C2: Em đã chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
C3: Em đặt thước đo như thế nào?
C4: Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc và ghi kết quả đo?
C5: Dùng hình vẽ minh họa 3 trường hợp để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo.
HĐ 2 Hướng dẫn HS rút ra kết luận 
Yêu cầu HS hoàn thành C6 bằng cách chọn những từ thích hợp trong khung vào chỗ trống
HĐ 3 Vận dụng 
-Gọi HS lần lượt làm câu C7, C8, C9
GV yêu cầu thực hiện C10 bằng cách thực hiện theo nhóm.
I. CáCH ĐO Độ DàI
C1: Học sinh ước lượng và đo thực tế ghi vào vở trung thực.
C2: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn hóc sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo.
C3: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
 Rút ra kết luận:
C6:
(1)- độ dài; (2)-giới hạn đo;
(3)- độ chia nhỏ nhất; (4)-dọc theo;
(5)-ngang bằng với; (6)-vuông góc;
(7)-gần nhất.
II.VậN DụNG
C7: c) C8: c) C9: 7cm.
C10: Các nhóm tiến hành đo theo nội dung C10 
3/ Củng cố
Học sinh nhắc lại ghi nhớ:
	 Ghi nhớ: Cách đo độ dài:
	- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
	- Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
	- Đọc và ghi kết quả đúng theo qui định.
	4/ Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Xem trước nội dung bài 3: Đo thể tích chất lỏng.
	- Bài tập về nhà: 2.-7 đến 2.-11 trong sách bài tập.
Tuần 3 Tiết: 3
BàI 3. ĐO THể TíCH CHấT LỏNG
---------- *** ----------
A. MụC TIÊU:	Dạy ngày 8 / 9 / 2009
1.Kiến thức: 
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
3. Thái độ:
- Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B. CHUẩN Bị: 
- Một số vật đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng ( nước).
- Mỗi nhóm 2 đến 3 bình chia độ.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC
 1/ KTBC và Tổ chức tình huống học tập
-GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì?
Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.
- Chữa bài 1-2.7
 Tổ chức tình huống học tập 
Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để biết chính xác cái bình cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
2/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1 Ôn lại đơn vị đo thể tích
- Em hãy cho biết các đơn vị đo thể tích ở nước ta?
- HS đưa ra một vài câu trả lời.
- Yêu cầu HS hoàn thành C1
HĐ 2 Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng. 
- Giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống như hình 3.2.
- Gọi Hs trả lời C2, C3, C4, C5. Mỗi câu 2 em trả lời, các em khác nhận xét.
- GV điều chỉnh.
- GV: Nhiều bình chia độ dùng trong PTN0 vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó.
- GV điều chỉnh để HS ghi vở.
HĐ 3 Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS nghiên cứu câu C9 và trả lời.
HĐ 4 Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình.
- Hãy nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình:
+Phương án 1: Nếu giả sử đo bằng ca mà nước trong ấm còn lại ít thì kết quả là bao nhiêuđưa ra kết quả như vậy là gần đúng.
+Phương án 2: Đo bằng bình chia độ.
-So sánh kết quả đo bằng bình chia độ và bằng ca đongnhận xét.
HĐ 5 Vận dụng 
- GV cho HS làm bài tập 3.1 và 3.4.
- HS: HĐ theo nhóm.
I.ĐƠN Vị ĐO THể TíCH
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
1lít = 1dm3; 1ml =1cm3 (1cc)
C1: 
+1m3 = 1.000dm3 =1.000.000cm3
+1m3=1.000l=1.000.000ml=1.000.000cc
II.ĐO THể TíCH CHấT LỏNG
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
C2: Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: Chai ( hoặc lo, ca, bình,...) đã biết sẵn dung tích: Chai côcacôla 1 lít, chai lavi 0,5 lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20lít,..., bơm tiêm, xilanh,...
C4: ( Xem bảng)
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
2.Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
C6: b) Đặt thẳng đứng.
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8: a) 70 cm3
 b) 50 cm3
 c) 40 cm3
*Rút ra kết luận
C9: 
 (1)-thể tích; (2)-GHĐ; 
 (3)- ĐCNN; (4)-thẳng đứng; 
 (5)-ngang; (6)-gần nhất.
3.Vận dụng
+Đọc phần tiến hành đo bằng bình chia độ và ghi kết quả vào bảng kết quả.
+Đo nước trong bình bằng cách sánh 2 kết quả nhận xét
3/ Củng cố
 - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 Ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
- HS làm bài tập:
	BT 3.1: (b)
	BT 3.4: (c)
4/ Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc câu trả lời C9.
 - Xem trước nội dung Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
 - Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc.
 - BT về nhà: 3.5; 3.6 và 3.7 trong sách bài tập
Tuần 4 Tiết: 4
BàI 4. ĐO THể TíCH VậT RắN KHÔNG THấM NƯớC
---------- *** ----------
A. MụC TIÊU 	Dạy ngày 22 / 9 / 2009
 1. Kiến thức: 
 - Bi ...  hoạt động của các nhóm cá nhân . Cho điểm khuyến khích HS hoạt động tích cực vẽ đường biểu diễn đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian . Nhận xét về đường biểu diễn .
- Bài tập 28-29.4, 28-29.6
- Tham gia thảo luận trên lớp.
..................................****..................****...............................
Tuần 33
 Tiết 33: sự sôi ( Tiếp)
A. Mục tiêu: 	 Dạy ngày 20 / 4 / 2010
1. Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến đặc điểm của sự sôi.
B. Chuẩn bị: 
Cả lớp: Một bộ dụng cụ thí nghiệm vèe sự sôi đã làm trong bài trước.
Mỗi HS:
- Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở.
_ Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông.
c. tổ chức tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi( 25 phút)
- GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm ( của tiết trước) lên bàn GV.
- Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình: Cách bố trí thí nghiệm , phân công các bạn trong nhóm theo dõi và ghi lại kết quả thí nghiệm nêu kết quả và nhận xét về ddường biểu diễn theo hướng dẫn từ tiết trước .
- Đại diện nhóm mô tả lại thí nghiệm .
- HS theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý kiến về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm
- Thảo luận nhóm về câu trả lời của cá nhân để có câu trả lời chung.
- Điều khiển HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hopỉ C1, C2, C3, C4, C5, C6, SGK ( tr 87).
- Làm thí nghiệm tương tự với các chất lỏng khác người ta cũng rút ra được kết luận tương tự.
- Thảo luận ở lớp về các câu hỏi
- Cá nhân tự chữa vào vở những câu trả lời và kết luận.
- Giới thiệu bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất ở nhiệt độ chuẩn.
- Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một ssó chất.
Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút)
- theo dõi bảng 29.1 để nhận xét được mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định .
- Hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7, C8, C9.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi 
Hoạt động cá nhân
- Tham gia thảo luận trên lớp về các câu hỏi trên. HS ghi kết luận(phần ghi nhớ ) vào vở.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào ?
_ GV nêu đáp án đúng.
 - HS vận dụng giải thích sự khác nhau, thảo luận để đi đến đáp án đúng ghi vở.
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “ có thể em chưa biết ” tr 88.
- Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường?
- HS đọc phần “ có thể em chưa biết”
- Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà ( 5 phút)
- Bài tap 28-29.1, 28-29.2, 28-29.6, 28-29.7, 28,29.8(SBT)
- Ôn tập chương II chuẩn bị cho tiết tổng kết chương.
- Cá nhân HS thảo luận câu trả lời trên lớp.
..................................****..................****...............................
Tuần 34
Tiết 34. Kiểm Tra học kỳ 2
---------- *** ----------
A. Mục tiêu. 	Kiểm tra ngày 22/ 4/ 2010 	
 - Kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của Học sinh về kiến thức của các bài từ 17 đến bài 34 .
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức làm bài tập định tính và định lượng.
- Rèn luyện khả năng tư duy, suy luận lôgic cho HS.
 B/ Chuẩn bị 
GV: Chuẩn bị đề kiểm tra
HS: Ôn tập kiến thức cũ.
C/ Nội dung Kiểm tra
I.Trắc nghiệm (3đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
 Câu1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là ?
 A. 0 0C và 100 0C B. 0 0C và 37 0C C. -100 0C và 100 0C D. 37 0C và 100 0C. 
 Câu 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây ?
 A. 100 0C B. 37 0C C. 420C D. 20 0C 
 Câu 3. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?.	
 A. Lỏng, rắn, khí B. Rắn, khí, lỏng. C. lỏng, khí, rắn. D. Rắn, lỏng, khí. 
 Câu 4. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì :
 A. Không khí tràn vào bóng. B. Vỏ quả bóng nở ra do bị ướt. 
 C. Nước nóng tràn vào bóng. D. Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra. 
 Câu 5. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ? 
 A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế rượu. D. Cả ba loại nhiệt kế trên.
 Câu 6. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng :
	A. Một khối chất khí biến thành chất rắn	B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng 
	C. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn	D. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng 
 Câu 7. Trường hợp nào sau đây có liên quan tới sự nóng chảy? 
 A. Sương đọng trên lá cây. 
 B. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô.
 C. Đun nước đã được đổ đầy ấm , sau một thời gian có nước tràn ra ngoài.
 D. Một ngọn nến đang cháy. 
 Câu 8. Những trường hợp chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng. 
 A. nóng chảy và bay hơi B. Nóng chảy và đông đặc
 C. Bay hơi và đông đặc D. Bay hơi và ngưng tụ
 II. Tự luận ( 8đ ).
Câu 9: Tại sao khi rót nước nóng vào vào một cốc thủy tinh thành dày thì cốc hay bị nứt ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?
Câu 10 : Tại sao sau khi trồng chuối người ta phải cắt bớt lá? 
Câu 11: Lau khô thành ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá. Một lát sau sờ vào thành ngoài cốc ta thấy ướt. Giải thích tại sao ?
Câu 12: Khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng, thì mực thủy ngân trong ống nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên, hãy giải thích tại sao ? 
Câu 13 : Đổi đơn vị nhiệt độ sau:
 a) 1000C = ? 0F b) 680F = ? 0C 
Ma trận Bài kiểm tra học kì II - vật lý 6
Nội dung
Mức độ
Trọng
số
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Sự nở vì nhiệt của các chất, 
1
(0,25)
1
(1)
1
(0,25)
1
(1)
1
(2,0)
5
(4,5)
Nhiệt kế, nhiệt giai
2
(0,5)
1
(0,25)
1
(2)
4
(2,75)
Sự chuyển thể của các chất
1
(0,25)
1
(1,0)
2
(0,5)
1
(1,0)
5
(2,75)
Tổng
4
(1,0)
1
(2,0)
4
(1,0)
2
(3)
2
(3)
13
(10)
Đáp án và biểu điểm :
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm).
Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
D
A
C
D
B
Phần II. Tự luận ( 8điểm).
Nội dung
Điểm
 Câu 9 ( 2,0 điểm)
Do lớp thủy tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra nên cốc hay bị nứt. 
Để tránh hiện tượng trên có thể làm theo các cách sau: 
tráng cốc bằng nước nóng trước khi rót nước vào cốc.
Luộc cốc trước khi sử dụng lần đầu.
Bỏ một chiếc thìa kim loại vào cốc trước khi rót nước vào cốc. 
( học sinh có thể trả lời 1 trong ba phương án trên, hoặc nếu có phương án khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) 
Câu 10 ( 1,0 điểm)
làm như vậy để giảm sự thoát hơi nước giúp cây không bị chột, vẫn phát triển nhanh. 
Câu 11 ( 1,0 điểm)
 Hơi nước trong không khí ở chỗ thành ngoài của cốc bị lạnh nên ngưng tụ thành giọt đọng trên thành cốc.
Câu 12 ( 2,0 điểm)
Lúc đầu ống thủy tinh bị nóng đã nở ra trước nên thủy ngân trong ống bị tụt xuống một chút.
Sau đó thủy ngân trong ống mới nóng và nở ra, Nhưng thủy ngân là chất lỏng đã nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống dâng lên. 
Câu 13 ( 2,0 điểm)
 1000C = 00C + 1000C = 320 F + 100. 1,80F = 2120F
b) 680F = 320F + 360F = 00C + (36 : 1,8)0C = 200C 
1
1
1,0
1,0
1,0
1
1,5
0,5
Kết quả kiểm tra
Điểm
0 -> 1,9
2 -> 4,9
TB (%)
5 -> 6,4
6,5 -> 7,9
8 ->10
TB (%)
6A 
6B 
Những sai sót nhiều cần khắc phục 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35
Tiết 35: tổng kết chương II - nhiệt học
A. Mục tiêu: 	 Dạy ngày 27 / 4 / 2010
Kiến thức: Hớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
Kỹ năng : Vận dụng được một cách tổng hợp được những kiến thjức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
Thái độ : Yêu thích môn học , m,ạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
B. Chuẩn bị: 
Cả lớp:
 - Bảng ô chữ về sự chuyển thể ( tr 92).
- Bảng phụ ghi sẵn cau hỏi 5.
- Phiếu học tập : Chuẩn bị cho bài tập vận dụng 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Đèn chiếu ( nếu có)
c. tổ chức tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập ( 5 phút)
- GV nêu từng câu hỏi để HS thảo luận từng vấn đề theo các câu hỏi SGK.
- Nêu câu hỏi: Tóm tắt lại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này?( Cho câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9,)
 - Câu C5: GV treo bảng phụ đã ghi sẵn câu hỏi, gọi 1 HS 
- Hs làm việc cá nhân , tham gia thảo luận các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
điền vào bảng. Sau đó điều khiển học sinh hoàn thành câu trả lời.
- GV có thể cho điểm những HS tích cực tham gia phần thảo luận ôn tâpợ kiến thức cũ.
Hoạt động 2: Vận dụng (20 phut)
- Nên tổ chức ch HS làm bài tập vận dụng ra phiếu học tập và điều khiển việc thảo luận bằng đèn chiếu sẽ giúp kiểm tra được nhiều học sinh hơn và tiết kiệm thời gian trên lớp.
- Cá nhân chuẩn bị cau trả lời.
- Tham gia thảo luận trên lớp để hoàn thành phần bài tạp vận dụng.
- Để thời gian cho HS trả lời câu hỏi ra phiếu học tập , sau đó GV thu lại phiếu học tập, chiếu một số phiếu học tập để HS trong lớp nhận xét đưa ra đáp án đúng .
Hoạt động 3: Giải ô chữ về sự chuyển thể ( 9 phút)- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ( nên dán ô giấy che chữ và nhấc giấy ra dần giống như trò chơi của chương trình đường lên đỉnh Olympia).
- Chọn 4 HS đại diện cho 4 tỏ tham gia chương trình , điều khiển HS chơi.
- Luật chơi: Mỗi HS được phép trả lời 2 câu hỏi , trả lời đúng cho 1 điểm .
- GV đọc nội dung của ô chữ trong hàng để HS đoán ô chữ đó.
- HS tham gia chơi trò chơi đoán ô chữ dưới sự điêu khiển của GV
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà( 2phút)
Ôn tập toàn bộ chương trình 

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 6 chuan (10-11).doc