Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 20 đến tuần 22

Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 20 đến tuần 22

Mục tiêu bài học : Giúp HS :

 -Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng

 -Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp

II.Chuẩn bị :

 -Giáo viên :

 +Cả lớp : tranh vẽ hình 16.1 và 16.2/sgk

 +Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, giá đỡ ròng rọc, và dây kéo

 -Học sinh : sgk và vở ghi chép

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Lí - Tuần 20 đến tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: 19/12/11- ngaøy daïy: 26/12/11
TUAÀN 20- TIEÁT 20: ROØNG ROÏC
I.Mục tiêu bài học : Giúp HS : 
 -Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng 
 -Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp 
II.Chuẩn bị : 
 -Giáo viên : 
 +Cả lớp : tranh vẽ hình 16.1 và 16.2/sgk
 +Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, giá đỡ ròng rọc, và dây kéo
 -Học sinh : sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình giờ dạy : 
 1.Kiểm tra : 
 2.Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
ĐVĐ: ( 3 phút )
-Như các em đã biết để đưa ống bê tông lên ,người ta đã đưa ra 3 cách : kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng, dùng mặt phẳng nghiêng, dùng đòn bẩy.Vậy theo em còn cách nào khác để đưa vật lên hay không ?
-Cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 16.1
-CH: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn hay không ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn đề này.
*Hoạt động 1:
Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc
Yêu cầu học sinh đọc mục I sgk 
-Treo hình 16.2 và mắc một bộ ròng rọc động , ròng rọc cố định lên gía 
-CH: Hãy mô tả các ròng rọc ở hình 16.2?
-Nhận xét 
-Giới thiệu: “ròng rọc gồm một bánh xe có rãnh quay xung quanh 1 trục cố định và có móc treo” 
-CH: Theo em thế nào được gọi là ròng rọc cố định, ròng rọc động?
-Nhận xét
*Hoạt động 2:
-Thông báo: “để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ta cần xét 2 yếu tố của lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc. Đó là: hướng và cường độ của lực” 
-Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án kiểm tra 
-Hướng dẫn học sinh chọn dụng cụ lắp thí nghiệm và tiến hành các bước thí nghiệm 
-Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm với mục đích trả lời câu hỏi C2 Þ ghi kết quả thí nghiệm 
-Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi C3 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh hoàn thành C4 để rút ra kết luận
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4
-Nhận xét và chốt lại kết luận cho học sinh
Hoạt động 3: vận dụng
-Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C6, C7
-Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C6, C7 
-Nhận xét và thống nhất câu trả lời Þ cho học sinh ghi vào vở
-Lắng nghe
-Suy nghĩ và tìm câu trả lời: “ có thể dùng ròng rọc”
-Quan sát 
-Dự đoán
-Ghi bài
Đọc mục I Sgk
-Quan sát 
-TL: Mô tả các ròng rọc ở hình vẽ 16.2 :
 +Hình a: gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định
 +Hình b: bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó
-Lắng nghe
-Ghi bài 
-TL: Ròng rọc cố định có giá treo cố định trục bánh xe
 Ròng rọc động có trục của bánh xe không được mắc cố định 
-Ghi bài
-Lắng nghe
-Thảo luận nhóm và đưa ra phương án kiểm tra 
-Chọn dụng cụ và lắp thí nghiệm 
-Tiến hành thí nghiệm và đọc kết quả thí nghiệm 
-Làm câu C3 
-Trả lời câu hỏi C3 
-Ghi bài 
-Hoàn thành câu C4 
-Trả lời câu hỏi C4 
-Ghi bài
-Đọc và làm các câu C6, C7
-Trả lời câu hỏi C6, C7
-Lắng nghe và ghi bài
I.Tìm hiểu về ròng rọc 
Ròng rọc gồm:
 +1 bánh xe có rãnh quay quanh trục 
 + móc treo
-Có hai loại ròng rọc:
 +ròng rọc cố định
 +ròng rọc động
II.Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 
 1. Thí nghiệm 
2.Nhận xét 
-C3: 
a) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định ngược nhau.Độ lớn 2 lực này như nhau
b) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động. 
 3.Kết luận : 
 (C4/Sgk)
III.Vận dụng 
-C6: Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng của lực kéo 
 Dùng ròng rọc động giúp ta lợi về lực
-C7: hình b có lợi hơn vì vừa lợi về độ lớn vừa lợi về hướng của lực kéo
 4)hướng dẩn về nhà: 
-Mô tả ròng rọc động, ròng rọc cố định.
-Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào?
-Giới thiệu về palăng và công dụng của nó.
-Học bài. Làm các bài tập 16.1®16.4/sbt
-Chuẩn bị bài tiết sau.
Ngaøy soaïn: 26/12/11- ngaøy daïy: 02/01/12
TUẦN 21- TIẾT 21: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS :
 - Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học trong chương
 - Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng
II.Chuẩn bị :
 -Giáo viên :
 +Cả lớp : bảng phụ kẻ ô chữ , bài 3 phần vận dụng, phiếu bài tập 
 -Học sinh : sgk và vở ghi chép
III.Tiến trình lên lớp :
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra :
 3.Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
Bổ sung
*Hoạt động 1: củng cố kiến thức( 20 p)
Yêu cầu học sinh nhớ lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học ở chương I
-Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ôn tập 
-CH: Hãy kể tên các dụng cụ dùng để độ dài, đo thể tích, đo khối lượng và đo lực mà em biết
-Nhận xét 
-Gọi học sinh nhắc lại các cách đo
-CH:Thế nào gọi là lực?Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra các tác dụng gì?
-Nhận xét 
-CH: Trọng lực hay trọng lượng là gì? Cho biết phương chiều của trọng lực?
-Nhận xét 
-CH: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
-Nhận xét 
-CH: Khối lượng là gì?Trên nhãn của một hộp sữa có ghi 250g, con số ấy nghĩa là gì?
-Nhận xét 
-CH: Khối lượng riêng của một chất là gì?Nói KLR của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là gì?
-Nhận xét 
-CH: Hãy kể tên các máy cơ đơn giản mà em đã học
* HĐ 2: Vận dụng (10p)
-Phát phiếu học tập cho học sinh 
-Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập có ở trong phiếu học tập
-Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau chữa bài cho nhau
-Gọi học sinh lần lượt lên bảng chữa các bài tập 
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 và bài 6 phần vận dụng
*) HĐ 3: Trò chơi ô chữ ( 10 p)
-Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi ô chữ bằng cách chia lớp thành 4 nhóm , đọc câu hỏi và gọi đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi
Nhớ lại các nội dung kiến thức đã học
-TL: Để đo độ dài người ta dùng thước
 Để đo thể tích người ta dùng bình chia độ, bình tràn, bình chứa .
 Để đo khối lượng người ta dùng cân 
 Để đo lực người ta dùng lực kế
-Nhắc lại các cách đo
-TL: Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
 Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng
-TL: Trọng lực là lực hút của trái đất (trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật).
 Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống
-TL: Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng
 Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng
-TL: Khối lượng là lượng của chất 
 250g có nghĩa là lượng sữa chứa trong hộp
-TL: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất đó
 Nói KLR của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là 1m3 sắt nguyên chất có khối lượng là 7800kg
-TL: các loại máy cơ đơn giản đã học là: mặt phẳng nghiêng
-Nhận phiếu học tập
-Làm các bài tập ở phiếu học tập
-Các học sinh hoạt động theo nhốm 2 em chữa bài tập cho nhau
-Học sinh lần lượt lên bảng chữa các bài tập
-Làm các bài tập 3 và 6 phần vận dụng
-Trả lời câu hỏi 3 và 6
-Tham gia trò chơi ô chữ
I)Ôn tập:
II. Vận dụng 
-C3: Cách B đúng
-C6 
a) để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm 
b)để cắt giấy chỉ cần một lực nhỏ nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm nhưng lực của tay ta vẫn có thể cắt được và bù lại ta được lợi về đường đi (dù tay ta di chuyển ít nhưng lưỡi kéo vẫn cắt được một đường dài)
III. Trò chơi ô chữ 
 4.Hướng dẫn về nhà :
- Học bài 
- Chuẩn bị bài tiết sau 
Ngaøy soaïn: 02/01/12- ngaøy daïy: 09/01/12
 Ch­¬ng 2: NhiÖt Häc
TUẦN 22- TIẾT 22: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS :
 - Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên; giảm khi lạnh đi 
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 
 - Giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn
II. Chuẩn bị : 
 - Giáo viên : + Cả lớp : 1 quả cầu kim loại, 1 vòng kim loại, 1 đèn cồn, 1 chậu nước, khăn lau khô, bảng ghi độ tăng chiều dài của một số chất
 - Học sinh : sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định:
2.Kiểm tra : ĐVĐ: ( 3 phút )
-Cho học sinh quan sát tranh vẽ tháp Ép- phen và giới thiệu đôi điều về tháp này.
-Các phép đo vào tháng 1 và tháng 7 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao lên 10 cm. Tại sao lại có hiện tượng đó ? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép có thể cao lên chăng ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
3.Bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
Bổ sung
Hoạt động 1:Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn ( 15 phút ) 
-Yêu cầu học sinh đọc sgk để tìm hiểu về trình tự tiến hành và mục đích của thí nghiệm 
-Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát , đưa ra nhận xét về hiện tượng 
-Gọi học sinh đưa ra nhận xét về hiện tượng quan sát được 
-Nhận xét 
-Qua kết quả thí nghiệm hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 
-Nhận xét và thống nhất câu trả lời
Hoạt động 2: Rút ra kết luận ( 5 phút )
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
-Nhận xét và thống nhất kết luận 
-CH: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau hay không ?
Hoạt động 3 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn ( 10 phút )
-Giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau.
-Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét cho câu hỏi C4 
-Nhận xét 
-Giới thiệu: “đối với vật rắn khi nói đến sự dãn nở vì nhiệt thì phân biệt rõ sự nở dài hay nở khối. Ở bài học này chỉ đề cập đến sự nở khối”
Hoạt động 5: Vận dụng ( 7 phút ) Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C5
-Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C5 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm C6 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C6 
-Nhận xét 
-Làm thí nghiệm kiểm chứng
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C7 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 
-Nhận xét
-Đọc sgk và tìm hiểu về mục đích thí nghiệm và trình tự tiến hành thí nghiệm 
-Quan sát hiện tượng và đưa ra nhận xét 
-Đưa ra nhận xét :
 + Khi chưa hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại 
 + Khi đã hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại 
 + Nhúng quả cầu vào nước lạnh thì quả cầu lọt qua vòng kim loại 
-Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi C1, C2 
-Ghi bài
-Rút ra kết luận 
tăng
lạnh đi
-Ghi bài 
-Suy nghĩ tìm câu trả lời
-Quan sát
-Đọc bảng và trả lời câu hỏi C4 
-Ghi bài 
-Lắng nghe 
-Đọc và làm C5 
-Trả lời câu hỏi C5 
-Ghi bài 
-Đọc và làm C6 
-Trả lời câu hỏi C6 
 -Ghi bài 
-Quan sát 
-Đọc và trả lời câu hỏi C7 
-Ghi bài
1.Thí nghiệm :
2.Trả lời câu hỏi 
 -C1: vì quả cầu nở ra khi nóng lên 
-C2: vì quả cầu co lại khi lạnh đi
3. Kết luận 
 ( C3/ Sgk )
4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 
5. Vận dụng 
- C5 : phải nung nóng khâu dao khâu liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán , khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
- C6: nung nóng vòng kim loại 
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên thép nở ra nên thép dài ra ( tháp cao lên)
4/ hướng dẩn về nhà:
 -Yêu cầu học sinh đọc sgk phần “ có thể em chưa biết”
 - Dựa vào phần kiến thức đã học em hãy giải thích “ vì sao vào mùa hè dây điện thoại thường bị võng xuống còn vào mùa đông lại không có hiện tượng đó ?”
- Học bài , làm bài tập 18.1®18.5/ SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 6 tuan 20 den 22.doc