Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 35

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 35

Mục tiêu:

KT: HS biết GHĐ, ĐCNN của thước.

KN:

 Ước lượng gần đúng một độ dài cần đo.

 Đo độ dài trong một số tình huống.

 Biết tính giá trị trung bình.

TĐ: - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong nhóm.

II: Chuẩn bị:

Mỗi nhóm:

1 thước kẻ có ĐCNN đến mm.

1 thước dây hoặc thước mét.

Chép sẵn bảng 1.1 SGK.

GV: Tranh vẽ thước kẽ có GHĐ là 20 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.

Kẽ bảng 1.1

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 1 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
PPCT
TÊN BÀI HỌC
CHÚ Ý
Học Kỳ I
Chương I: Cơ Học
1
1
Đô Độ Dài
2
2
Đo Độ Dài
3
3
Đo thể tích chất lỏng
4
4
Đo thể tích chất rắn không thắm nước
KT 15’
5
5
Khối lượng. Đo khối lượng
6
6
Lực. Hai lực cân bằng
7
7
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
8
8
Trọng lực. Đơn vị lực
9
9
Kiểm tra
10
10
Lực đàn hồi
11
11
Lực kế. Phép đo lực. trọng lượng và khối lượng
12
12
Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
KT 15’
13
13
Thực hành. Xác định khối lượng riêng của sỏi
14
14
Máy cơ đơn giản
15
15
Mặt phẳng nghiêng
16
16
Đòn bẩy
17
17
Ôn tập
18
18
Kiểm tra học kỳ I
Học kỳ II
19
19
Ròng rọc
20
20
Tổng kết chương I: Cơ Học
Chương II: nhiệt học
21
21
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
22
22
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
KT 15’
23
23
Sự nở vì nhiệt của chất khí
24
24
Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
25
25
Nhiệt kế - nhiệt giai
26
26
Thực hành: đo nhiệt độ
27
27
Kiểm tra
28
28
Sự nóng chảy và sự đông đặc
29
29
Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
30
30
Sự bay hơi và ngưng tụ
31
31
Sự bay hơi và ngưng tụ (tiếp theo)
KT 15’
32
32
Sự sôi
33
33
Sự sôi (tiếp theo)
34
34
Tổng kết chương II: Nhiệt học
35
35
Kiểm tra học kỳ II
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 6
Tuần:	1	Ngày soạn: 10/08/2009	
Tiết PPCT:	1	Ngày dạy: 17/08/2009
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
BÀI 1: ĐO ĐỘ BÀI
I: Mục tiêu:
KT: HS biết GHĐ, ĐCNN của thước.
KN: 
	Ước lượng gần đúng một độ dài cần đo.
	Đo độ dài trong một số tình huống.
	Biết tính giá trị trung bình.
TĐ: - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong nhóm.
II: Chuẩn bị:
Mỗi nhóm:
1 thước kẻ có ĐCNN đến mm.
1 thước dây hoặc thước mét.
Chép sẵn bảng 1.1 SGK.
GV: Tranh vẽ thước kẽ có GHĐ là 20 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.
Kẽ bảng 1.1
III: Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
 3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
Cho học sinh quan sát tranh vẽ trả lời câu hỏi đầu bài
-Nhận xét và chốt lại “sở dĩ có sự sai lệch đó là vì thước đo không giống nhau, cách đo không chính xác, hoặc cách đọc kết quả chưa đúngVậy để khỏi tranh cãi, hai chị em cần phải thống nhất điều gì?”.Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này
HS quan sát và trả lời câu hỏi 
+ Gang tay của 2 chị em không giống nhau.
+ Độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau
+ Đếm số gang tay không chính xác
HS lắng nghe
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài cần đo (10phút )
GV: Ở lớp dưới các em đã học những đơn vị đo độ dài nào?
GV: Trong các đơn vị đo độ dài trên, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta?
GV: Nhận xét 
 -Yêu cầu học sinh điền C1 
 -Gọi học sinh trả lời câu hỏi C1 
-Nhận xét 
-Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài như: 
 +1inch = 2,54cm
 +1ft = 30,48cm
 +1 năm ánh sáng dùng để đo khoảng cách vũ trụ 
 +1hải lí = dùng để đo khoảng cách trên biển
GV: Hướng dẫn học sinh ước lượng độ dài 
GV: Yêu cầu học sinh đọc và làm C2
? Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không? 
?Tsao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài cần đo?
HS : Mét (m), đêximet(dm), centimet(cm),
HS: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là Mét (m)
HS Đọc và làm C2 
HS: Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước không giống nhau
HS: Để chọn thước đo phù hợp và chính xác
I/ Đơn vị đo độ dài
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài
Đơn vị thường dùng là : mét (m)
1m =10dm =100cm 
 1cm =10 mm; 1km = 1000m
2. Ước lượng độ dài
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (25 phút )
Thông báo: người ta đo độ dài bằng thước.
GV yêu cầu HS trả lời C4
-Nhận xét
-Khi sử dụng 1 dụng cụ đo nào ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của nó.
 GV yêu cầu HS trả lời C5,C6,C7
GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đọc sgk và tiến hành thực hành theo các trình tự yêu cầu của sgk
 Em hãy cho biết ta phải dùng thước nào để đo chiều dài của cái bàn ?
 Tại sao chúng ta phải dùng thước đo đó ?
Nhận xét
 Theo em chúng ta đo nhiều lần rồi tính giá trị trung bình để làm gì?
-Lắng nghe
HS trả lời C4 :
 thợ mộc dùng thước dây
 học sinh dùng thước kẻ
 người bán vải dùng thước mét.
-Lắng nghe
Cá nhân, đọc và trả lời C5,C6,C7 
HS Đọc sgk và hoạt động theo nhóm, tiến hành đo rồi ghi kết quả vào bảng 1.1/sgk
HS dùng thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
HS vì thước đó sẽ cho kết quả đo chính xác. 
HS Làm như thế thì giảm được sai số.
II.Đo đọ dài 
1.Tìm hiểu dụng cụ đo
-GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C5: GHĐ :20cm
 ĐCNN :1mm
 C6
 C7
2. Đo độ dài
4: Củng cố:
	-Có những loại thước đo nào?
-Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì
 5: Về nhà:
	- Học bài, làm các bài tập 1-2.1 à 1-2.5 /sbt
- Chuẩn bị bài tiết sau.
Tuần:	2	Ngày soạn: 22/08/2009	
Tiết PPCT:	2	Ngày dạy: 24/08/2009
BÀI 1: ĐO ĐỘ BÀI (tiếp theo)
I: Mục tiêu:
Kiến thức:
- Cũng cố các mục tiêu ở bài trứơc.
- Biết ước lượng chiều dài cần đo.
- Chọn thước đo thích hợp ( GHĐ và ĐCNN ).
- Tính thành thạo giá trị trung bình qua các lần đo.
Kỹ năng :
- Biết cách đặt thước đo, cách đặt mắt để đọc kết quả đo.
3. Thái độ : - Rèn luyện tính trung thực cho HS thông qua việc ghi kết quả đo.
II: Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ to hình 2.3
Học sinh vẽ hình 2.1, 2.2 vào vở
III: Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính? GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
Đổi đơn vị sau :
 1 km = ..m; 1m = km; 
 0,5km = m; 1m = ..cm
 1mm = .m; 1m = ..mm; 
 1cm = m; 2,4 m = cm.
 3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo độ dài
GV : Yêu cầu HS dựa vào kết quả của bài thực hành trước để trả lời các câu hỏi từ C1 -> C5
Câu C1 
Chú ý: Có những trường hợp giữa kết quả ước lượng và phép đo thực tế có sai số rất nhỏ, không đáng kể. 
Câu C2: Gv đặt câu hỏi
 Tại sao không dùng thước kẻ để đo độ dài phòng học? 
 Tại sao không dùng thước dây để đo bề dày cuốn sách vật lí 6?
Câu C3, C4, C5
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời C6 
C1 : Kết quả ước lượng độ dài bằng mắt và thực hiện phép đo thực tế khác nhau khoảng vài %. 
C2.
 Vì sử dụng như vậy sẽ khó khăn cho phép đo và gây ra sai số lớn vì vậy phép đo không chính xác nên cần phải chọn dụng cụ đo phù hợp.
 Dùng thước có ĐCNN tới mm để đo sẽ cho kết quả chính xác hơn.
HS: Tiến hành hoạt động theo nhóm hoàn thành các câu C3 đến C5. 
 HS : trả lời 
ĐO ĐỘ DÀI
I: Đo đọ dài
Rút ra kết luận
Khi đo độ dài cần :
Ước lượng độ dài cần đo.
Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
Đặt thước dọc theo độ dài cần đó sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Đặt mặt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 2: Vận dụng 
GV yêu cầu HS trả lời C7
GV yêu cầu HS trả lời C8
GV yêu cầu HS trả lời C9
GV: Yêu cầu HS dùng thước dẹt có GHĐ 20cm để đo chiều ngang của cái bàn học của em.
Mỗi người trong nhóm đo một lần. Tính kết quả trung bình của nhóm. 
GV: Yêu cầu HS nêu lên những khó khăn gặp phải khi đo và cách sử lí.
HS trả lời: Đáp án C
HS trả lời: Đáp án C
HS trả lời
	 l1 = 7cm
	 l1 = 7cm
	 l1 = 7cm
HS : Hoạt động theo nhóm để tiến hành đo và tính kết quả của nhóm mình.
+ Chiều dài của thước không đủ (GHĐ nhỏ).
+ Đầu bàn không vuông góc.
HS : Nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
II: Vận dụng
C7 Đáp án C
C8 Đáp án C
C9 HS trả lời
	 l1 = 7cm
	 l1 = 7cm
	 l1 = 7cm
4: Củng cố:
+ Đo chiều dài của cuốn vở . Em ước lượng là bao nhiêu và lên chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu ?
+ Trình bày cách đo độ dài ?
5: Về nhà:
+ Học thuộc phần ghi nhớ.
+ Làm bài tập 1-2.7 đến 1-2.13 trong SBT.
+ Kẻ sẵn bảng 3.1 : kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở .
Tuần:	3	Ngày soạn: 29/08/2009	
Tiết PPCT:	3	Ngày dạy: 31/08/2009
BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I: Mục tiêu:
 1 .Kiến thức: 
+ Biết một số dụng cụ đo thể tích của chất lỏng, biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ thích hợp.
2. Kỹ năng:	
+ Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích của chất lỏng.
3. Thái độ :	
+ Rèn tính trung thực tỉ mỉ , thận trọng trong khi đo thể tích của chất lỏng.
II: Chuẩn bị:
+ Một số vật dụng đựng chất lỏng, một số ca có để sẵn chất lỏng.
+ Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 loại bình chia độ.
+ Mỗi nhóm một ít đá nhỏ và dây buộc.
III: Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
+ GHĐ và ĐCNN của thước là gì ? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng mới chọn thước?.
+ Trình bày cách đo độ dài ?
 - GV:Đặt vấn đề như trong SGK: 
 3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
GV là thế nào để biết chính xác cái bình cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
HS lắng nghe
ĐO THỂ TÍCH CHÂT LỎNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo thể tích
GV
Đơn vị đo thể tích là gì? Đơn vị đo thể tích nào thường dùng?
GV : Yêu cầu HS trả lời C1.
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
1 lit =1dm3; 1ml = 1cm3= 1cc.
HS trả lời C1
I. Đơn vị đo thể tích chất lỏng 
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
1 lit =1dm3; 1ml = 1cm3= 1cc.
1 m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
 1m3 =1000l =1000000ml =1000000cc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng
GV : Giới thiệu cho HS quan sát các bình chia độ trong hình 3.2 SGK và cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi bình
GV yêu cầu HS trả lời C2
GV: Điều chỉnh câu trả lời của HS .
GV: Yêu cầu HS trả lời C3; C4 
GV : Yêu cầu HS trả lời C5.
HS trả lời C2:
+ Ca to có GHĐ 1 lít; ĐCNN là 0,5 lít.
+ Ca nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít.
+ Can nhựa có GHĐ là 5lít; và ĐCNN là 1lít.
HS : tìm hiểu trả lời C3; C4.
C3 Dụng cụ đo thể tích chất lỏng bao gồm : bình chia độ, chai, lọ, ca đong
C4 + Bình a : GHĐ là 100ml; ĐCNN là 2ml.
 + Bình b : GHĐ là 250ml; ĐCNN là 50ml.
 + Bình c : GHĐ là 300ml; ĐCNN là 50ml.
HS : Kể tên một số vật dụng để đo thể tích chất lỏng.
II. Đo thể tích chất lỏng.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
GV : Muốn đo thể tích chất lỏng đặt trong ấm nước ta phải làm như thế nào ?
 GV : Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7,C8. 
GV : Yêu cầu HS rút kết luận
HS : Thảo luận cách đo thể tích nước đựng trong ấm.
HS : Tiến hành cá nhân trả lời câu C6, C7,C8 ... ơng của trọng lực cũng là phương của dây dọi, tức là phương thẳng đứng.
b) Chiều của trọng lực hướng về phía trái đất
 2: Kết luận:
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất
Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị lực:
GV thông báo như ở SGK
Y/c Hs trả lời trọng lượng của vật có khối lượng 1Kg, 10Kg là bao nhiêu?
HS theo dõi và ghi vở
Trả lời câu hỏi của GV
III. Đơn vị lực:
 Độ lớn của lực gọi là cường độ lực.
 Đơn vị của lực là Niutơn.(Kí hiệu là N)
 Trọng lượng của quả cân có khối lượng 100g là 1N
Hoạt động 5: Vận dụng
HD HS làm TN C6
GV nêu các câu hỏi để HS trả lời các kiến thức trọng tâm của bài học.
Làm TN C6
Trả lời theo câu hỏi của GV
IV: Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà:
Trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5
Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT
Ôn tập lại các kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết
Tuần:	9	Ngày soạn: 11/10/2009	
Tiết PPCT:	9	Ngày dạy: 12/10/2009
KIỂM TRA 1 TIẾT
I: Mục tiêu:
	Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
II: Chuẩn bị
Để kiểm tra
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
3: Nội dung kiểm tra:
I: Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Kết quả đo độ dài của đoạn thẳng trên là:
A. 6,4 cm	B. 6 cm	C. 6,5 cm	D. Kết quả là: .
Câu 2: Nếu một vật có khối lượng bằng 39,6 Kg thì vật đó có trọng lượng là:
A. 386 N	B. 396 N	C. 39,6 N	D. Kết quả là: 
Câu 3: Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450 gam. Số đó cho biết?
A. Trọng lượng của hộp sữa.	B. Trọng lượng của sữa trong hộp.
C. Khối lượng của hộp sữa.	D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 4: Lực nào không phải là lực đẩy trong các lực sau?
A. Lực mà 2 đầu ngón tay tác dụng vào lò xo làm lò xo bị biến dạng.
B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy.
C. Lực mà lò xo bị ép tác dụng vào tay.
D. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ.
Câu 5: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dân lên tới vạch 96 cm3. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. 65 cm3	B. 36 cm3	C. 35 cm3	D. Thể tích là: ..
Câu 6: Một người bán trà cần bán 7 lạng trà, người đó nên sử dụng loại cân có GHĐ nào sau đây?
A. 0,5 Kg	B. 0,1 Kg
C. 0,2 Kg	D. Không có cân nào thích hợp.
Câu 7: Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực mạnh như nhau, cùng phương và ngược chiều.
B. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương cùng chiều cùng tác dụng lên 1 vật.
C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng lên 1 vật.
D. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng lên 2 vật.
Câu 8: Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là:
A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.	B. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C. độ dài giữa hai vạch bất kì ghi trên thước.	D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II: Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:Một vật có khối lượng (hoặc trọng lượng) đã biết.Điền vào chỗ trống trong bảng sau? (2điểm)
Điền trực tiếp vào bảng
Khối lượng
14,8 Kg
285 g
60 tạ
60 Kg
Trọng lượng
.
.
587 N
..
.
Câu 2: Trong mỗi trường hợp dưới đây, lấy 1 ví dụ minh họa kết quả của tác dụng lực: (1,5 điểm)
Vật đang chuyển động bị dừng lại.
Vật chuyển động chậm lại.
Vật vừa bị biến dạng vừa thay đổi chuyển động.
Câu 3: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên.
Nêu tên các lực tác dụng vào viên gạch, chỉ rõ phương và chiều của từng lực. ( 1,5 điểm)
Giải thích vì sao viên gạch đứng yên. (1 điểm)
4: Củng cố:
5: Về nhà:
	Về nhà chuẩn bị bài Lực Đàn Hồi
Tuần:	10	Ngày soạn: 18/10/2009	
Tiết PPCT:	10	Ngày dạy: 19/10/2009
BÀI 9: LỰC ĐÀN HỒI
I: Mục tiêu:
- Nhận biết được vật đàn hồi ( qua sự đàn hồi của lò xo).
- Nhận biết được đặc điểm của lực đàn hồi.
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.
II: Chuẩn bị
+ Mỗi nhóm : 1 giá treo; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 4 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g; phiếu học tập.
+ Cá nhân : kẻ sẵn bảng 9.1 (SGK).
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
-Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? nêu đơn vị của trọng lực.
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
LỰC ĐÀN HỒI
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự biến dạng của lò xo.
GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu và tiến hành TN theo các bước như trong SGK.
GV: Yêu cầu HS sau khi hoàn thành TN sẽ trả lời hoàn chỉnh câu kết luận C1.
GV: Đặt thêm câu hỏi:
- Thế nào là vật biến dạng đàn hồi?
- Thế nào là vật có tính chất đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có tính chất đàn hồi.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 SGK.
GV: Yêu cầu HS dựa vào số liệu đã có ở TN trên tính độ biến dạng của lò xo.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2.
HS: Đọc các bước tiến hành TN ở trong SGK và tiến hành thí nghiệm. 
HS: Rút ra kết luận và trả lời
HS: Đọc thông tin mục I.2 SGK
HS: Trả lời C2
I. biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
 1. Biến dạng của một lò xo.
 a) Thí nghiệm:
 b) Kết luận:
 Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng. Khi bỏ các quả nặng đị, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó.
 Vật trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lực.
 2. Độ biến dạng của lò xo.
 Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo
Hoạt động 3: Nghiên cứu về lực đàn hồi và đặc điểm của nó
GV: Thông báo :Trong TN ở hình 9.2 SGK lò xo biến dạng đã giữ cho quả nặng không rơi. 
GV: Yêu cầu HS quan sát lại TN 9.2 SGK và đặt câu hỏi.
Độ lớn của lực đàn hồi bằng độ lớn của lực nào?
HS: đọc thông báo mục II.1 SGK và trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
Lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lượng của vật. Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật 
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
 1. Lực đàn hồi.
 Lực mà lò xo biến dạng tác dụng vào quả nặng trong TN này là lực đàn hồi. 
 Chỉ khi lò xo bị biến dạng mới tác dụng lực đàn hồi lên quả nặng.
 Vậy lực đàn hồi có quan hệ như thế nào với trọng lượng vật?
 2. Đặc điểm của lực đàn hồi
 Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với trọng lượng vật.
Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN để trả lời câu C5.
GV: Ở trên ta đã biết dây cao su là một vật đàn hồi. Vậy lực đàn hồi của dây cao su có giống lực đàn hồi của lò xo không?
GV: Yêu cầu HS dự đoán vàtiến hành làm TN kiểm tra. Để trả lời câu C6.
GV: Treo bảng phụ bài tập lên bảng yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó đại diện cá nhân lên bảng làm HS khác nhận xét.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
C5 : (1) tăng gấp đôi
 (2) tăng gấp ba.
 HS: Thảo luận nhóm dự đoán rồi là TN kiểm tra, thay lò xo hình 9.2 SGK bằng dây cao su.
 C6 : Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi.
HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập.
III. Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà:
Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT
Tuần:	11	Ngày soạn: 24/10/2009	
Tiết PPCT:	11	Ngày dạy: 26/10/2009
BÀI 10: LỰC KẾ. PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I: Mục tiêu:
Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế.
Sử dụng được lực kế để đo lực.
Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.
Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ , biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
Rèn tính sáng tạo và cẩn thân khi tiến hành thực hành.
II: Chuẩn bị
Mỗi nhóm:
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về lực kế.
GV: Giới thiệu cho HS lực kế là dùng để đo lực, có nhiều loại lực kế.
GV: Lực kế là gì?
GV: Loại lực kế thường dùng là loại nào ?
GV: Phát lực kế lò xo cho mỗi nhóm.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các bộ phận sau: + Cái lò xo.
 + Bảng chia độ.
 + Kim chỉ thị.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1.
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế.
HS trả lời
HS: Quan sát sự mô tả lực kế 
HS : Trả lời C1
HS: Quan sát lực kế của nhóm mình và đại diện nhóm trả lời câu C2.
I. Tìm hiểu về lực kế.
 1. Lực kế là gì ?
 Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. 
 Loại lực kế thường dùng là loại lực kế lò xo.
 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
 Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào võ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.
Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện đo một lực bằng một lực kế.
GV: Hướng dẫn cách đo cho HS theo các bước :
+ Viêc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị như thế nào?
+ Cầm lực kế như thế nào?
GV: Lưu ý HS điều chỉnh lò xo không chạm vào giá của lực kế và khi kim dừng lại thì đọc số chỉ.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. 
GV:Yêu cầu HS đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6. Sau đó GV kiểm tra các bước đo của HS.
- Khi cầm lực kế phải ở tư thế như thế nào ? Tại sao phải cầm như vậy?
HS:
+ Điều chỉnh cho lúc đầu kim chỉ số 0 
+ Cầm giá của lực kế sao cho phương của lò xo bằng phương của lực .
HS: Trả lời C3
C3 : (1) vạch số 0 
(2) lực cần đo (3) phương
HS: Tiến hành đo theo cá nhân sau đó so sánh kết quả đo giữa các nhóm.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C5.
C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng. Vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
II. Đo một lực bằng lực kế 
 1. Cách đo lực.
 2. Thực hành đo lực.
Hoạt động 4: Tìm công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C6. 
GV: Thông báo : 
+ m = 100g P = 1 N.
+ m = 1 kg P = 10N.
HS: Thảo luận nhỏmtả lời câu C6.
C6: 	 (1) 1 
 	(2) 200 
	(3) 10N
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
 P = 10. m 
Trong đó :
 m có đơn vị là kg. 
 P có đơn vị là N.
Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C7 đến C9 .
GV: Dặn dò HS về nhà làm lực kế như câu C8 SGK. 
HS: Hoạt động nhóm trả lời C7 và C9.
C7 : Vì trọng lượng của vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ ta có thể ghi khối lượng của vật. Cân bỏ túi chính là lực kế lò xo.
C9: Xe tải có khối lượng
 m= 3,2 tấn (3200kg)
 thì trọng lượng là: 
P =10.m = 10.3200 = 32000(N).
IV. Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà:
Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docVatLy6.doc