. Kiến thức:
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy .
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích được một số hiện tượnh đơn giản
2. Kĩ năng: Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là sử dụng bảng này biết vẽ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ.
II. Chuẩn bị:
Ngày giảng: Lớp 6A: //2010 Lớp 6B: //2010 Tiết 28 sự nóng chảy và sự đông đặc I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy . Vận dụng được kiến thức trên để giải thích được một số hiện tượnh đơn giản 2. Kĩ năng: Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là sử dụng bảng này biết vẽ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho HS : Một giá đỡ TN , Một kiềng và lưới đốt Hai kẹp vạn năng , một cốc đốt Một nhiệt kế chia độ tới 100oC , một ống nghiệm và một que khuấy Một đèn cồn , băng phiến tán nhỏ , khăn lau , Bảng 24.1 sgk 2. Học sinh: một tờ giấy kể ô vuông để vẽ đường biểu diễn III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp 6A : ..../.......Vắng : ....................................................................... Lớp 6B : ..../.......Vắng : ........................................................................ 2. Kiểm tra (4’): Trả và nhận xét bài kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1:Tổ chức tình huống HT GV: Tổ chức tình huống HT như sgk HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. (2’) *Hoạt động 2: Giới thiệu TN nghiên cứu về sự nóng chảy . GV: - Lắp giáp TN về sự nóng chảy ở hình 24.1 . - Giới thiệu cho HS chức năng của từng dụng cụ trong TN . - Giới thiệu cách làm TN và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến . HS : Theo dõi sự hướng dẫn của GV (10’) I. Sự nóng chảy : * Hoạt động 3: Phân tích kết quả TN GV: Treo bảng kết quả 24.1 lên bảng: Hướng dẫn hs phân tích kết quả TN HS: Quan sát bảng nghe gv hướng dẫn GV: hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến + Vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ + Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thởi gian bắt đầu bằng bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ 600C + Cách xác định 1 điểm trên đồ thị + Cách nối các điểm biểu diễn trên đồ thị HS: Vẽ sơ đồ theo hướng dẫn GV: Dựa vào đồ thi tổ chức cho hs thảo luận kết quả để trả lời các câu hỏi C1, C2 , C3 , C4 ? HS : Dựa vào bảng kết quả và đồ thị thảo luận trả lời các câu hỏi. (20’) 1. Phân tích kết quả TN : C1. Khi đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng . C2. Tới 80oC thì băng phiến bắt đầu nóng chảy . Lúc này băng phiến đang ở thể rắn , lỏng . C3. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút 11 là đường nằm ngang . C4. Khi băng phiến nóng chảy hết nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng , đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đường nằm nghiêng . * Hoạt động 4 : Rút ra kết luận GV: Hướng dẫn học trả lời C5 ? HS : Cá nhân trả lời C5 (5’) 2. Kết luận : C5. a/ Băng phiến nóng chảy ở 80oC nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến . b/ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi . 4. Củng cố (2’): GV nêu tóm tắt nội dung TN về sự nóng chảy của băng phiến. cách vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến , 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): y/c làm bài tập 24 - 25.1 đến 24 -25.4 . Hoàn thiện vẽ dường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến . Đọc bài sự đông đặc của băng phiến * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 6A: //2010 Lớp 6B: //2010 Tiết 29 sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp) I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức : Nhận biết được đông đặc là qúa trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quả trình này . Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 2. Kỹ năng: Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là sử dụng bảng này biết vẽ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho HS : Một giá đỡ TN , Một kiềng và lưới đốt Hai kẹp vạn năng , một cốc đốt Một nhiệt kế chia độ tới 100oC , một ống nghiệm và một que khuấy Một đèn cồn , băng phiến tán nhỏ , khăn lau , 2. Học sinh: một tờ giấy kể ô vuông để vẽ đường biểu diễn III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp 6A : ..../.......Vắng : ....................................................................... Lớp 6B : ..../.......Vắng : ........................................................................ 2. Kiểm tra (4’) - CH: Nêu đặc điểm cơ bản của sự đông đặc? - ĐA: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chẩy phần lớn các chất nóng chẩy ở một nhiệt độ nhất định. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1): Tổ chức tình huống học tập. GV: Đặt vấn đề vào bài bằng cách cho hs dựa vào phần dự đoán (phần 1) HS: Dự đoán. (2’) II. Sự đông đặc: 1. Dự đoán : - Băng phiến đang ở thể lỏng khi ngừng cấp nhiệt thì băng phiến nguội dần rồi đông đậc Hoạt động 2 (5ph): Giới thiệu TN về sự đông đặc. GV: - Lắp ráp TN về sự đông đặc của băng phiến trên bàn gv. Giới thiệu cho hs chức năng của từng dụng cụ dùng trong TN. - Giới thiệu cách làm TN và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến . HS : Theo dõi sự hướng dẫn của GV *Hoạt động 3 : Phân tích kết quả TN GV: Treo bảng kết quả 25.1 lên bảng: Hướng dẫn hs phân tích kết quả TN HS: Quan sát bảng nghe gv hướng dẫn GV: hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến + Vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ + Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thởi gian bắt đầu bằng bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ 600C + Cách xác định 1 điểm trên đồ thị + Cách nối các điểm biểu diễn trên đồ thị HS: Vẽ sơ đồ theo hướng dẫn GV: Dựa vào đồ thi tổ chức cho hs thảo luận kết quả để trả lời các câu hỏi C1, C2 , C3 HS : Dựa vào bảng kết quả và đồ thị thảo luận trả lời các câu hỏi. (25’) 2. Phân tích kết quả TN : C1.80oC C2. 1- Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng . 2- Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút 7 là đoạn thẳng nằm ngang . 3 - Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút 15 là đoạn đường nằm nghiêng . C3. - Giảm - Không đổi - Giảm * Hoạt động 4 : Rút ra kết luận GV: Hướng dẫn học trả lời C4 ? HS : Cá nhân trả lời C4 (5’) 3. Rút ra kết luận C4. a) Băng phiến đông đặc ở 80oC , nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến . Nhiệt độ đông dặc bằng nhiệt độ nóng chảy . b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi * Hoạt động 4 : Vận dụng GV: Giới thiệu bảng 25.2 nhiệt độ nóng chảy của một số chất để HS nắm vững hơn và tự rút ra được kết luận mỗi chất lỏng nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định , các chất khác nhau thì nóng chảy ở mỗi nhiệt độ khác nhau . GV: Quan sát hình 25.1 để trả lời C5 ? HS : Trả lời C5. GV: y/c HS làm việc cá nhân để trả lời các C6, C7 ? HS : Trả lời C6 HS : Trả lời C7 GV: Có thể lấy một số ví dụ để minh hoạ sự nóng chảy và sự đông đặc trong đời sống hàng ngày giới thiệu cho HS . (5’) 4. Vận dụng : C5. Nước đá từ phút o đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4oC đến 0oC , từ phút 1 đến phút thứ 4 nước đá nóng chảy , niệt độ không đổi , từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nhiệt độ của nước đá tăng dần . C6. - Đồng nóng chảy từ thể rắn sang thể lỏng khi nung trong lò đúc . - Đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong qúa trình nước đá đang tan . 4. Củng cố (3’): GV tóm tắt lại quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc của băng phiến . 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’) Học bài, làm bài tập 24 - 25.2 đến 24-25.8 SBT Đọc có thể em chưa biết Đọc trước bài sự bay hơi. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 6A: //2010 Lớp 6B: //2010 Tiết 30 Sự bay hơi và sự ngưng tụ I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức : Nhận biết được hiện tượng bay hơi , sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ . gió mặt thoáng . Tìm được thí dụ thực tế về nội dung trên . Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng có nhiều yếu tố tác động cùng một lúc 2. Kỹ năng: Vạch được kế hoạch và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác động của gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp. 3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : Một giá đỡ TN Một kẹp vạn năng Hai đĩa nhôm nhỏ Một cốc nước , một đền cồn 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp 6A : ..../.......Vắng : ....................................................................... Lớp 6B : ..../.......Vắng : ........................................................................ 2. Kiểm tra (4’) CH: Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chẩy và đông đăc? Bài tập 25.6 SBT? ĐA: Ghi nhớ (sgk tr79) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: GV: ở lớp 4 ta đã biết nước tồn tại ở 3 thể khác nhau là lỏng, rắn, hơi. Nhưng không chỉ có nước mà mọi chất đều có thể tồn tại ở 3 thể khác nhau và có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Bài học này và những bài học sau chúng ta sẽ hiểu rõ sự chuyển thể này của các chất. (2’) Hoạt động 2 : Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi . GV: y/c HS quan sát hình 26.2 để rút ra nhận xét . khi quan sát phải nghĩ cách mô tả hiện tượng trong hình , so sánh được hình A1và hình A2 , B1với B2 , C1 và C2 HS : Quan sát hình vẽ thảo luận và trả lời C1, C2 , C3 GV: Sau khi HS thảo luận các câu hỏi GV y/c HS rút ra nhận xét HS : Rút ra kết luận GV: y/c HS chọn từ thích hợp trả lời câu hỏi C4 HS : Trả lời C4 (5’) I. Sự bay hơi : 1) Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi - Hiện tượng nước biến thành hơi gọi là sự bay hơi . - Không chỉ có nứoc mới bay hơi mà mọi chất lỏng đều có khả năng bay hơi 2) Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào ? a/ Quan sát hiện tượng : C1. Nhiệt độ C2. gió C3. Mặt thoáng b/ Kết luận : C4. - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn . - Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn . - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì thì tốc độ bay hơi càng lớn . * Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán GV: Trình bầy cho HS hiểu về nhận xét trên chỉ là một dự đoán , cho HS thảo luận , nếu giữ nguyên diện tích mặt thoáng , không cho gió tác động ta kiểm tra ảnh hưởng củ ... dẫn. (25’) b) Thí nghiệm kiểm tra : GV: Yêu cầu hs thảo luận về các câu hỏi C1 đến C5. HS: Thảo luận nhóm, cá nhân trả lời sau đó thảo luận trước lớp GV: Theo dõi, giúp đỡ. c) Kết luận : C1. Nhiệt độ của cốc làm TN thấp hơn nhiệt độ của cốc làm đối chứng C2. Có nước đọng ở mặt ngoài cốc có TN . Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng . C3. Không vì nước đọng ở mặt ngoài cốc TN không có mầu còn nước ở trong cóc có pha mầu . Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được . C4. Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại . C5 . Đúng . *Hoạt động 3 : Vận dụng : GV: y/c HS thảo luận để trả lời câu hỏi C6 đến C8 ? HS : Trả lời C6 đến C8 GV: Yêu cầu 3 hs trình bày câu trả lời của mình, các hs khác nhận xét bổ xung. (10’) 2) Vận dụng : C6. Hơi nước trong đám mây ngưng tụ tạo thành mưa . Khi hà hơi vào gương , hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương . C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá . C8. Trong chai đựng rượu đồng thời xẩy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ . Vì chai được đậy kín nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ do đó lượng rươụ không giảm . 4. Củng cố (3’): GV nêu tốm tắt quá trình bay hơi và quả trình ngưng tụ bằng sơ đồ 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’): Học bài, làm bài tập 26-27.3 đến 26-27 .9 ( SBT ) Đọc có thể em chưa biết. Đọc trước bài 28 sgk. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 6A: //2010 Lớp 6B: //2010 Tiết: 32 Sự sôi I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi . 2. Kĩ năng: Biết cách tiến hành TN , theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN . 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : Một giá đỡ TN , một kẹp vạn năng , một kiềng và lưới Một cóc đốt , một đèn cồn , nhiệt kế , đồng hồ 2. Học sinh: Chép bảng 28.1 , giấy kẻ ô li III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp 6A: /.: Vắng Lớp 6B: /.: Vắng 2. Kiểm tra (4’): CH: Sự bày hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Tôc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? ĐA: ghi nhớ sgk tr 84 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập GV: ĐVĐ : ( SGK ) HS: Nhận thức vấn đề. (2’) * Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm GV: Hướng dẫn hs bố trí và tiến hành TN HS: Làm việc nhóm bố trí và tiến hành TN theo sự hướng dẫn của gv. sau đó quan sát sự thay đổi của nước theo thời gian , các hiện tượng xẩy ra ở trong lòng khối nước , trên mặt nước và ghi kết quả vào bảng 28.1 GV: Sau khi các nhóm ghi kết quả vào bảng . GV cho các nhóm thảo luận để đưa ra nhận xét chính xác nhất . (30’) I/ Thí nghiệm về sự sôi : 1) Tiến hành thí nghiệm : a.Thí nghiệm được bố trí như hình 28.1. Đốt đèn cồn để đun nước b. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian c. Ghi kết quả vào bảng 28.1 * Hoạt động 3 : Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ tăng của nước theo thời gian . GV: y/c HS đọc phần hướng dẫn về đường biểu diễn trong SGK , sau đố làm việc cá nhân vẽ đường biểu diễn và ghi nhận xét . HS : Dựa vào bảng biến thiên giữa nhiệt độ và thời gian để vẽ đồ thị sự tăng nhiệt độ của nứơc theo thời gian GV: Quan sát và hướng dẫn HS vẽ theo nhóm của mình . (5’) 2) Vẽ đường biểu diễn : - Trục nằm ngang là trục thời gian (theo phút ) - Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ (theo 0C ) - Gốc của trục nhiệt độ là 400C . Góc của thời gian là phút 0 - Nhận xét :Thời gian tăng thì nhiệt độ của nước cũng tăng . Tới 1000C mặc dù ta vẫn cung cấp nhiệt nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi mà chỉ có sự bay hơi diễm ra nhanh 4. Củng cố (2’): GV tóm tắt lại cách làm TN kiển tra về sự sôi và phương pháp vẽ đồ thị mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian khi nghiên cứu về sự sôi của nước . 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Hoàn thiện lai đường biểu diễn Học bài và làm bài tập 28-29.1 đến 28-29.3 ( SBT ) Đọc có thể em chưa biết và đọc trước bài 29 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 6A://2010 Lớp 6B://2010 Tiết: 33 Sự sôi (tiếp) I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được các hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi . 2. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi . 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Một bộ dụng cụ để thực hiện thí nghiệm về sự đã làm trong bài trước 2. Học sinh: Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở. Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp 6A: /.: Vắng Lớp 6B: /.: Vắng 2. Kiểm tra : không kiểm tra –bài dài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1 : Mô tả lại TN về sự sôi GV: yêu cầu đại diện của một nhóm hs dựa vào bộ dụng cụ TN trên bàn gv mô tả lại TN về sự sôi . HS : 1 hs mô tả lại TN, các hs khác theo dõi và ghi kết quả, (15’) * Hoạt động 2 : Trả lời câu hỏi GV: y/c HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C1 đến C3 ? HS : Trả lời từ C1 đến C3 tuỳ thuộc vào kết quả của từng HS . GV: y/c các nhóm thảo luận trả lời C4 ? HS : Trả lời C4 . GV: y/c HS quan sát bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất . Sau đó rút ra nhận xét ? HS : Trả lời nhận xét (10’) II/ Nhiệt độ sôi : 1) Trả lời câu hỏi : C1 C2 C3 C4. Không tăng Nhận xét : Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau . *Hoạt động 3 : Rút ra kết luận GV: y/c các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi C5 , C6 . HS : Trả lời C5 . C6 . (5’) 2) Kết luận : C5 . Bình đúng C6. a/ Nước sôi ở nhiệt độ 1000C , nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước . b/ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi . c/ Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt , trong suốt thời gian sôi nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng . *Hoạt động 4 : Vận dụng GV: y/c HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi C7, C8 , C9 ? HS : Trả lời C7 , C8 , C9 . (5’) III/ Vận dụng : C7 . Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi C8. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước , còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước . C9 .Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước , đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước . 4. Củng cố (2’) Củng cố nội dug chính bằng cách cho hs đọc phần ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Học bài và làm bài tập 28-29.4 đến 28-29.7 ( SBT ) Đọc có thể em chưa biết Ôn tập để tổng kết chương cũng như kiểm tra học kì II * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy Ngày giảng: Lớp 6A://2010 Lớp 6B://2010 Tiết 34 Tổng kết chương ii – Nhiệt học I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Nhớ lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sụ nở vì nhiệt và sụ chuyển thể của các chất . 2. Kĩ năng: Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tưọng có liên quan . 3. Thái độ: Yêu thích môn học, mạnh dăn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Vẽ bảng trò chơi ô chữ ở hình 30.4 2. Học sinh: chuẩn bị các câu hỏi và bài tập phần ôn tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ôn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra: Kết hợp với bài mới. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Ôn tạp GV: Nêu các câu hỏi trong phần ôn tập và yêu cầu cá nhân hs trả lời nhanh. HS trả lời trả lời nhanh các câu hỏi do gv nêu ra. (15’) I/ Ôn tập : C1 Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng , giảm hi nhiệt độ giảm . C2 . Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất , chất rắn nở vì nhiệt ít nhất . C4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển . - Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng TN . - Nhiệt kế y tế dùng đo nhiệt độ của cơ thể . C5. (1) Nỏng chảy (3) Đông đặc (2) Bay hơi (4) Ngưng tụ . C6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định , nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy . Nhiệt độ nóng chảy của các chất khavs nhau không giống nhau . C7. Trong thời gian đang nóng chảy , nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun . C8 Không . Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào . Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió , diện tích mặt thoáng . C9. ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun thì nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi . ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng . *Hoạt động 2 : Vận dụng GV: Nêu các câu hỏi trong phần ôn tập và yêu cầu cá nhân hs trả lời nhanh. HS trả lời trả lời nhanh các câu hỏi do gv nêu ra. (15’) II/ Vận dụng : 1. C; 2. C 3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản . 4. (a) Sắt ; (b) Rượu ; (c) Vì ở nhiệt độ này rượi vẫn ở thể lỏng Không vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc . (d) Các câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ lớp học . Giả sử ở lớp học nhiệt độ là 300C thì các câu trả lời sẽ như sau . - Thể rắn gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : Nhôm , sắt , đồng , muối ăn . - Thể lỏng gồm các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học : nước , rượu thuỷ ngân . - Hơi nước , hơi thuỷ ngân . 5. Bình đã đúng . Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ỏ nhiệt độ sôi của nước 6. (a) Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy; Đoạn DE ứng với quá trình sôi (b) Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn . Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi . * Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ GV: Giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn - Mỗi nhóm được bốc thăm để chọn 1 câu hỏi từ 1 – 7 điền ô chữ vào hàng ngang. - Điền dúng được 1 điểm. điền sai 0 điểm, thời giang không quá 1 phút cho mỗi câu. - Tổ nào không trả lời được được trong thời gian quy định thì bỏ trống hàng câu đó. - Tổ nào phát hiện được nội dung ô chữ hàng dọc được thưởng gấp đôi (2điểm). Nếu đoán sai sẽ bị loại bỏ cuộc chơi - Tổ nào có số điểm cao nhất được lấy điểm và tính vào điểm hệ số 1. GV: Tổ chức tương tự với (10’) III/ Trò chơi ô chữ : 1. Nóng chảy 2. Bay hơi 3. Gió 4. Thí nghiệm 5. Mặt thoáng 6. Đông đặc 7. Tốc độ Hàng dọc : Nhiệt độ 4. Củng cố (4’): Khắc sâu nội dung cơ bản của chương. 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): HS về nhà ôn tập theo nội dung tổng kết chương 2, Làm lại các bài tập ở ( SBT) * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: