Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 1 đến tuần 33

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 1 đến tuần 33

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1. Đo một đại lượng.

- Khái niệm: đo một đại lượng (Độ dài, thể tích) là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.

- Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là: m.

- Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối , kí hiệu là m3.

2. Dụng cụ đo:

- Dụng cụ thường dùng để đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn.

- Dụng cụ thường dùng để đo thể tích là bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai lọ, ca, cốc đã biết trước dung tích.

3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.

 

doc 57 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 1 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 6
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO
TIẾT
CHỦ ĐỀ
CHƯƠNG
1-2
Đo độ dài- Đo thể tích- Đo thể tích của vật rắn không thấm nước
Cơ học
3
Khối lượng, đo khối lượng.
4-5
 Lực, hai lực cân bằng- Tìm hiểu kết quả tác dụng lực- Trọng lực , đơn vị lực.
6-7
Lực đàn hồi-Lực kế, phép đo lực.Trọng lượng và khối lượng
8- 9
Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
10-11-12
Máy cơ đơn giản- Mặt phẳng nghiêng
13-14
Đòn bẩy- Ròng rọc
15-16
Sự nở vì nhiệt của các chất: Rắn, lỏng, khí.
Nhiệt học
17
Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt - Nhiệt kế, nhiệt giai
18-19
Sự nóng chảy và đông đặc- Sự bay hơi và ngưng tụ
20
Sự sôi
CHỦ ĐỀ I
ĐO ĐỘ DÀI - ĐO THỂ TÍCH - ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC.
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Đo một đại lượng.
- Khái niệm: đo một đại lượng (Độ dài, thể tích) là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.
- Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là: m.
- Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối , kí hiệu là m3.
2. Dụng cụ đo:
- Dụng cụ thường dùng để đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn...
- Dụng cụ thường dùng để đo thể tích là bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai lọ, ca, cốc đã biết trước dung tích.
3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
- Giới hạn đo( GHĐ) là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo.
- Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo ( Là giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo).
* Chú ý: 
Đối với những ca đong hoặc các chai lọ.... đã biết trước dung tích thì đó cũng chính là GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
4. Sai số khi đo.
- Mỗi phép đo đều có sai số.
- Nguyên nhân của những sai số là: Do dụng cụ đo, do người đo.
- Để giảm bớt sai số khi đo cần:
+ Chọn dụng cụ thích hợp.
+ Tuân thủ theo đúng quy tắc đo.
+ Đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng của các kết quả đo được.
5. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
- Người ta thường chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị đo một chút để chỉ phải đo một lần.
 Hoặc : Chọn dụng cụ đo có GHĐ không quá nhỏ( So với giá trị cần đo) để phải đo ít lần nhất .
- Chọn dụng cụ đo có ĐCNN phù hợp tuỳ theo yêu cầu đo chính xác trong từng trường hợp đo cụ thể . Muốn đo tới đơn vị đo nào , người ta chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.
- Chọn dụng cụ đo phù hợp với cách đo, hoặc phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo.
6. Cách đo.
- Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo.
+ Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhín theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Quy tắc đo thể tích chất lỏng.
+Ước lượng thể tích cần đo.
+Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
- Quy tắc đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
+Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ.Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
+ Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
II. BÀI TẬP
A. Một số dạng bài và các ví dụ.
1. Dạng bài: Chọn dụng cụ đo thích hợp với giá trị cần đo.
Để giải các bài tập này cần nắm chắc các kiến thức về chọn dụng cụ đo
 *Ví dụ 1: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng dầu còn gần đầy chai 0,5 lít. Tại sao em chọn bình đó?
A.Bình 1000m có vạch chia tới 5m.
B.Bình 500 m có vạch chia tới 5 m.
C.Bình 500m có vạch chia tới 2m.
D.Bình 100 m có vạch chia tới 2 m.
Giải
 Chọn C. Vì: Giá trị thể tích chất lỏng còn lại trong chai khoảng gần 500m. Nếu dùng bình A,B,C có GHĐ 500m thì chỉ phải đo một lần, còn dùng bình D có GHĐ =100m thì phải đo 5 lần nên không chọn bình D . Dùng bình có ĐCNN< ĐCNN của hai bình kia thì kết quả đo chính xác hơn nên chọn bình C.
2. Dạng bài đọc và ghi kết quả đo:
 *Lưu ý: 
+Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật tức là kết quả đo được làm tròn theo vạch chia gần nhất (không được chia nhỏ các thang chia của dụng cụ đo để đọc kết quả) .
+Chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo: Chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo và kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo.
 *Ví dụ 2: Kết quả đo thể tích trong bản báo cáo kết quả thực hành của một bạn được ghi như sau:
a, V1= 15,8m
b, V2= 16,0m
a, V3= 16,2m
 Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành và kết quả đo thể tích trung bình của bạn đó là bao nhiêu? Hãy giải thích câu trả lời của em?
Giải
Chữ số cuối cùng của kết quả đo có giá trị cỡ phần mười mnên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ phần mười m. Các kết quả đo đều phải chia hết cho ĐCNN. Ba giá trị đo được cùng chia hết cho 0,1mvà 0,2 m. Vậy ĐCNNcủa bình chia độ dùng trong bài thực hành là 0,1mhoặc 0,2m.
- Tính giá trị TB của các kết quả đo là :
( V1+V2+ V3) : 3 = (15,8+ 16,0+ 16,2) : 3 = 16,00(m).
Vì ĐCNN của bình chia độ cỡ phần mười mnên giá rị trung bình của các kết quả đo cũng lấy đến phần mười m.
Vậy kết quả đo thể tích trung bình của bạn đó là: 16,0m.
3. Dạng bài đo một đại lượng.
 Để giải các bài tập này thường cần dùng tổng hợp các kiến thức có liên quan đến cách đo, cách sử dụng dụng cụ đo theo đúng quy định .
 *Ví dụ 3: Hãy đo chu vi của hình tròn trong hình sau và nói rõ cách làm.
Giải
-Cách làm: Đặt một sợi chỉ trùng khít với đường tròn. Đánh dấu trên sợi chỉ điểm gặp nhau của đầu sợi chỉ với sợi chỉ. Đo chiều dài của sợi chỉ ( Tính từ đầu sợi chỉ đến vị trí đã đánh dấu) ta được chu vi đường tròn.
-Đo: Học sinh tự làm.
B.Bài tập tự luyện.
 Bài 1:Làm thế nào để có thể đo được thể tích của hòn bi ve có đường kính
 d <1cm ( Nghĩa là có thể tích V< 1cm3) bằng bình chia độ có GHĐ 100m và ĐCNN là 2m 
Bài 2: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
A, Số trên can có ý nghĩa gì?
B, Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Bài 3: Một học sinh khảng định rằng: " Cho tôi một thước có GHĐ là 1m, tôi sẽ chỉ một lần dùng thước là biết được chiều dài của sân trường".
a, Theo em học sinh đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình.
B, Kết quả thu được theo cách làm đó có chính xác không? Tại sao? 
Bài 4: Cho một bình chia độ, một quả trứng ( Không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát và nước. Hãy nêu hai cách để xác định thể tích của quả trứng.
Bài 5: Cho một quả bóng bàn, hai vỏ bao diêm , một băng giấy cỡ 3cm x 15 cm, một thước nhựa dài 200cm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ nói trên để đo đường kính và chu vi của quả bóng bàn.
Bài 6: Hãy tìm cách xác định đường kính trong của một vòi nước hoặc một ống tre.
 Bài 7: Em hãy trình bày phương án để xác định độ sâu của giếng.
 Bài 8: Một bình có dung tích 1,8 lít đang chứa nước ở mức thể tích của bình, khi thả hòn đá vào , mức nước trong bình dâng lên chiếm thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá bằng bao nhiêu cm3 ?
 Bài 9: Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng hai loại bình 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1 lít xăng từ thùng 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ
Bài 10: Cho ca đong hình trụ 0,5 lít và một chai nước 1,5 lít . Hãy tìm cách đong 1,25 lít nước bằng những dụng cụ trên.
Bài 11: Hãy cho biết khối lượng của 1m3 nước nguyên chất ở 40c.Biết rằng 1 lít nước nguyên chất trên có khối lượng 1 kg.
Bài 12: Một bạn học sinh đo chu vi của chiếc bút chì bằng hai cách sau đây:
a, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì một vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Đó cùng chính là chu vi của bút chì.
B, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì 10 vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Sau đó chia cho 10 để có chu vi của bút chì.
 Hỏi cách nào chính xác hơn? Vì sao?
Bài 13:Có nên dùng bình chia độ có ĐCNN = 5 cm3 để đo thể tích của một hòn sỏi cỡ 7cm3 không? Tại sao?
Bài 14: Kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau :
a. 
b. 
 Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành trên.	
Bài 15: Làm thế nào để đo được thể tích của một quả bóng không chìm trong nước và không bỏ lọt vào bình chia độ?
CHỦ ĐỀ II
KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Đơn vị đo. 
- Đơn vị chính để đo khối lượng là ki lô gam , kí hiệu là: kg.
2. Dụng cụ đo:
- Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân: Cân Rôbecvan, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.
3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
- GHĐ, ĐCNN của cân( Xem phần GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo phần chủ đề 1)
* Chú ý: Đối với cân GHĐ là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân.
ĐCNN là giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân.
4. Sai số khi đo.( Xem phần sai số khi đo của dụng cụ đo phần chủ đề 1)
5.Chọn dụng cụ đo thích hợp(Xem phần chọn dụng đo thích hợp phần chủ đề 1).
6. Cách đo.
- Quy tắc đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan.
+ Ước lượng khối lượng của vật đem cân.
+ Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Điều chỉnh cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.
+ Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tính tổng khối lượng các quả cân ta được khối lượng của vật đem cân.
II. BÀI TẬP
A. Một số dạng bài và các ví dụ.
1. Dạng bài đọc và ghi kết quả đo:
 * Lưu ý: ( Xem phần chuyên đề 1)
 *Ví dụ 1: Kết quả đo khối lượng trong một bài báo cáo thực hành được ghi như sau:
a, m= 755g.
b, m= 750 g.
 Hãy cho biết ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành.
Giải
 Chữ số cuối cùng của kết quả đo có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam nên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam . Các kết quả đo đều phải chia hết cho ĐCNN. Hai giá trị đo được cùng chia hết cho 1g và 5g . Vậy ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành là 1g hoặc 5g.
2. Dạng bài đo khối lượng.
 Ví dụ 2: Một đĩa cân chứa các quả cân: 20g, 10g, 2g và đĩa bên kia chứa một cái cốc khô và quả cân 5 g thì cân thăng bằng.
a, Tính khối lượng cái cốc khô.
B, Làm thế nào để cân 10g bột ngọt trong khi không còn quả cân nào bên ngoài ?
Giải
a, Khối lượng của cái cốc khô là :
 (20+ 10+ 2) - 5 = 27(g)
b, Ta chuyển quả cân 5g từ đĩa cân có cốc khô sang đĩa cân có các quả cân khi đó hai đĩa cân chênh lệch là 10g.
- C ... Nếu đường biểu diễn là đường nằm nghiêng hướng lên trên thì nhiệt độ tăng theo thời gian.
+ Nếu đường biểu diễn là đường thẳng nằm nghiêng hướng xuống dưới thì nhiệt độ giảm theo thời gian.
* Ví dụ 4:
Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhệt độ theo thời gian của băng phiến vẽ ở hình bên để trả lời các câu hỏi sau (Bỏ qua sự bay hơi của băng phiến) :
a. Băng phiến nóng chảy trong khoảng thời gian nào?
b. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
c. Băng phiến tồn tại cả ở thể rắn và thể lỏng trong khoảng thời gian nào?
d. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời gian nào?
Thời gian 
Nhiệt độ(0c)
 (phút)
 0 5 10 15 20 25 30 35 40 
 90
 80
 70
 60
 50
Trả lời:
a. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15.
b. Năm phút đầu và 5 phút cuối.
c.Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 và từ phút thứ 25 đến phút thứ 35.
d. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25
B.BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
 Bài 1: Nếu thả một miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không?
 Bài 2: Sắt dùng trong kĩ thuật ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 1000c?
 Bài 3: Khi đun nước ta thấy " Khói" toả ra từ vòi ấm. Đó có phải là hơi nước không? Tại sao chỉ nhìn thấy khói ở gần vòi ấm mà không nhìn thấy khói ở xa vòi ấm?
 Bài 4: Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh?
 Bài 5:
Hình vẽ bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong một cốc được đun nóng liên tục.
a. Có hiện tượng gì xảy ra trong cốc trong khoảng thời gian:
+ Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2.
+ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6.
+ Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8.
Nhiệt độ(0c)
 (phút)
 0 2 4 6 8
8
 4
 0
 -4
Thời gian
b. Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước tồn tại ở thể nào? 
 Bài 6:
Quan sát nước đá lấy từ tủ lạnh ra người ta thấy:
- Nhiệt độ ban đầu của nước đá là -50c.
- Thời gian từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh đến khi nước đá bắt đầu nóng chảy là 1 phút.
- Thời gian nước đá nóng chảy là 7 phút.
- Thời gian từ khi nóng chảy hết đến khi nước có nhiệt độ 100c là 4 phút.
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Đoạn nằm ngang, đoạn nằm nghiêng tương ứng với quá trình nào? 
 Bài 7:Hai cốc A và B đều chứa cùng một lượng nước. Cốc A được đậy kín. Nếu để cả hai cốc ra ngoài nắng trong cùng một thời gian thì lượng nước:
A.Trong cốc A sẽ nhiều hơn trong cốc B.
B.Trong cốc B sẽ nhiều hơn trong cốc A.
C. Trong hai cốc đều không thay đổi.
D. Trong hai cốc đều giảm như nhau.
A
B
 Bài 8: Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi,Nam làm thí nghiệm như sau :
- Đặt hai cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng.
- Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không.
- Sau một thời gian Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.
Hãy chỉ ra sai lầm của Nam?
 Bài 9: Tại sao nước đá đặt trong ngăn đá của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ tan?
 Bài 10: Tại sao khi phơi những tấm ván mới xẻ từ thân cây, tấm ván thường bị cong ?
 Bài 11: Lấy một lon nước ngọt từ tủ lạnh ra và đặt trong một phòng ấm. Sau một thời gian thấy những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc những giọt nước lấm tấm này biến mất. Hãy giải thích tại sao?
 Bài 12: Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến hiện tượng vật lí nào? Hãy giải thích?
 ĐÁP ÁN:
Bài 1:Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là: 2320c, của chì là: 3270c. Do đó thả thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc cũng nóng chảy.
Bài 2: Trạng thái rắn, vì nhiệt độ nóng chảy của sắt là 15250c.
Bài 3: Đó không phải là hơi nước mà là những giọt nước rất nhỏ do hơi nước từ trong ấm bay ra gặp lạnh ngưng tụ tạo thành. Khi bay ra xa những giọt nước nhỏ này lại bay hơi vào không khí nên mắt ta không nhìn thấy được.
Bài 4: Khi gặp lạnh hơi nước trong hơi thở ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ nên mắt ta nhìn thấy được.
Bài 5:
a. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2, nước đá nóng lên.
- Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, nước đá nóng chảy.
- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8, nước nóng lên.
b. Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước tồn tại ở thể rắn , lỏng, và hơi.
Bài 6: Học sinh tự làm.
Bài 7: Vì được đậy kín nên hơi nước ở cốc A không bay đi được mà ngưng tụ thành nước. Như vậy trong cốc A đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ . Nếu được đậy thật kín thì có bao nhiêu nước bay hơi thành hơi nước thì lại có bấy nhiêu hơi nước ngưng tụ thành nước, kết quả là nước trong cốc A không giảm. Nếu cốc đậy không thật kín có một phần hơi nước bay ra ngoài , thì nước trong cốc giảm nhưng giảm chậm hơn nước trong cốc B. 
Câu A đúng.
Bài 8: Muốn tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi của chất lỏng , thì chỉ giữ yếu tố gió khác nhau trong các thí nghiệm , còn các yếu tố khác đều giữ giống nhau trong các thí nghiệm. Do đó , việc để một cốc trong nhà , một cốc ngoài nắng là đã làm cho yếu tố nhiệt độ của chất lỏng khác nhau . Đó là sai lầm của Nam.
Bài 9: Vì không khí trong ngăn đá của tủ lạnh luôn luôn được duy trì 00c hoặc thấp hơn, còn không khí ở bên ngoài thì có nhiệt độ cao hơn.
Bài 10: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước trong gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi, mặt dưới gỗ khô chậm hơn. Vì vậy mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Do đó tấm ván bị cong đi.
Bài 11: Hơi nước có sẵn trong không khí , gặp thành lon nước ngọt đang lạnh nên ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước trong lon hết lạnh, các giọt sương này lại bay đi. 
Bài 12: Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến sự bay hơi.
Chúng ta biết: Muốn cháy thì phải có không khí. Khi đổ nước vào ngọn lửa , nước bay hơi rất nhanh, hơi nước gặp nóng dãn nở, đẩy không khí gần ngọn lủa ra xa. Lửa tắt vì thiếu không khí.
Tuần : 33+34- Tiết 14,15	Ngày soạn :25/03/2011
SỰ SÔI
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1.Sự sôi :
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
2. So sánh sự bay hơi và sự sôi.
- Sự bay hơi xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào trên mặt thoáng chất lỏng.
- Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ nhất định. Trong khi sôi, chất lỏng bay hơi cả ở trên mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng.
II. BÀI TẬP
A. Một số dạng bài và các ví dụ.
1. Dạng bài so sánh các quá trình chuyển thể
Để giải các bài tập dạng này ta cần nắm vững kiến thức: So sánh sự bay hơi và sự sôi .
 Ví dụ 1:Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi, đặc điểm nào là của sự bay hơi?
1. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
2. Xảy ra cả ở mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng.
3. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
4. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng.
5.Trong khi hiện tượng xảy ra nhiệt độ của chất lỏng thay đổi.
6. Trong khi hiện tượng xảy ra nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Trả lời:
Các đặc điểm 1, 4 và 5 là của sự bay hơi.
Các đặc điểm 2, 3 và 6 là của sự sôi.
2. Dạng bài vẽ đường biểu diễn thay đổi nhiệt độ theo thời gian và từ đường biểu diễn này rút ra kết luận về sự chuyển thể.
* Những lưu ý khi làm dạng bài này( Xem chuyên đề X)
 * Ví dụ 2: Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng đang được đun nóng:
Thời gian
( Phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ 
( 0c)
20
30
40
50
60
70
80
80
80
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Trên trục thời gian 1cm ứng với 2 phút. Trên trục nhiệt độ 1cm ứng với 100c.
b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16.
c. Chất lỏng này có phải là nước không?
Bài làm:
a. Đường biểu diễn:
Nhiệt độ(0c)
 (phút)
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 
 50
 40
 30
 80
 20
 Thời gian 
 60
 70
b. Từ phút thứ 12 đến hết phút thứ 16: Nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi: chất lỏng sôi.
c.Chất lỏng này không phải là nước vì nước sôi ở nhiệt độ 1000c. Chất lỏng này là rượu vì rượu sôi ở nhiệt độ 80c.
B.BÀI TẬP TỰ LUYỆN.
Bài 1:
Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một lượng nước theo thời gian. Hỏi có những hiện tượng gì xảy ra và nước tồn tại ở những thể nào trong các khoảng thời gian: 
a. Từ phút thứ 0 đến phút thứ 5.
b. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.
c. Từ phút thứ 10 đến phút thứ 20. 
d. Từ phút thứ 20 đến phút thứ 25?
0c
0 5 10 15 20 25
 (phút)
 -5 
0
100
Bài 2:Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng liên tục.
Thời gian
(Phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ
(0c)
30
40
50
60
70
80
90
100
100
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 14 đến phút thứ 16. Chất lỏng này có phải nước không? 
Bài 3: Có thể làm nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 1000c được không?
Bài 4:
Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình nung nóng, đun sôi và để nguội của một chất nào đó. Dựa vào đường biểu diễn hãy xác định:
a. Thời gian đun nóng và thời gian sôi của chất đó.
b.Nhiệt độ sôi của chất đó là bao nhiêu? Cho biết chất đó là chất gì?
c.Đoạn nằm ngang BC thể hiện quá trình nào?
d. Đoạn CD thể hiện quá trình nào?
 Thời gian
 A 5 10 15 20 25 phút 
 Nhiệt độ( 0c)
35
30
25
20
15
10
 5
Bài 5: Hãy vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ theo thời gian của rượu trong các quá trình đun nóng, đun sôi và để nguội dựa theo các dữ kiện sau:
- Nhiệt độ ban đầu là 200c, nhiệt độ sôi là 800c, nhiệt độ cuối cùng là 400c.
- Thời gian đun nóng đến sôi là 10 phút, thời gian sôi là 2 phút và làm nguội là 5 phút.
ĐÁP ÁN:
Bài 1:
a. Từ phút thứ 0 đến phút thứ 5:
- Nước đá nóng lên.
- Nước tồn tại ở thể rắn.
b. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.
- Nước đá nóng chảy.
- Nước tồn tại ở thể rắn, lỏng và hơi.
c.Từ phút thứ 10 đến phút thứ 20:
- Nước nóng lên.
- Nước tồn tại ở thể lỏng và hơi.
d. Từ phút thứ 20 đến phút thứ 25:
- Nước sôi.
- Nước tồn tại ở thể lỏng và hơi
Bài 2:
a. Học sinh tự vẽ.
b. Từ phút thứ 14 đến phút thứ 16 nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Chất lỏng sôi. Chất lỏng này là nước vì nước sôi ở nhiệt độ 1000c.
Bài 3:Làm được bằng cách đun nước trong nồi áp suất. Càng đun ,áp suất hơi trong nồi càng lớn và nhiệt độ sôi cùng tăng, nghĩa là nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 1000c.
Bài 4: a.- Thời gian đun nóng 5 phút đầu.
- Thời gian sôi: 15 phút tiếp theo ( Từ phút thứ 5 đến phút thứ 20)
b. Nhiệt độ sôi: 350c, chất đó là Ête.
c. Đoạn BC biểu diễn quá trình Ête sôi.
d. Đoạn DC biểu diễn quá trình Ête nguội dần đến 200c.
Bài 5: Học sinh tự làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay phu dao li 6.doc