Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết số 23

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết số 23

Kiến thức:

 +H/S biết xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.

2) Kỹ năng:

 + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3) Thái độ:

 + Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

+ Giáo viên: Thước thẳng , thước dây

+Mỗi nhóm học sinh:

 - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.

 - Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 em

 - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “ Kết quả đo độ dài”

C. Tiến trình dạy học:

 

doc 58 trang Người đăng levilevi Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Yên bái
Trường PTDT nội trú
--™™™ & ˜˜˜--
Giáo án
vật lý 6
Giáo viên : Nguyễn Như Hoàng
Tổ : Tự nhiên
Trường : PTDT Nội trú Mù Cang Chải
Năm học : 2009 - 2010
Mù Cang Chải, tháng 8 năm 2009
Tiết I: Bài 1: đo độ dài
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1) Kiến thức: 
	+H/S biết xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.
2) Kỹ năng : 
 + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3) Thái độ:
	+ Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: Thước thẳng , thước dây
+Mỗi nhóm học sinh: 
 - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 - Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 em
 - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “ Kết quả đo độ dài”
C. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài, đồng thời định hướng nội dung học tập của bài học.
GV chốt lại : “ Cách đo của người em có thể không đúng”
?: Để khỏi tranh cãi hai chị em cần thống nhất với nhau điều gì ?
Tổ chức tình huống học tập (3 phút)
-HS quan sát tranh vẽ trong SGK và suy nghĩ trả lời
- HS chú ý theo dõi
Hoạt động 2
? Em hãy nêu một số đơn vị đo độ dài ở lớp dưới mà em đã được học ?
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C1 (SGK)
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C2, C3 (SGK)
C2 : Yêu cầu HS từng bàn quyết định đánh đấu độ dài ước lượng 1m trên mép bàn học và dùng thước kiểm tra xem ước lượng của nhóm so với độ dài thật khác nhau bao nhiêu.
C3 : Yêu cầu mỗi HS từng bàn ước lượng độ dài ngang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của mình so với độ dài kiểm tra khác nhau bao nhiêu.
- Giáo viên kểm tra và cho học sinh nhận xét
I. Đơn vị đo độ dài (15phút)
1. ôn lại một số đơn vị đo độ dài
-HS nêu các đơn vị độ dài đã được học ở lớp dưới
-Thực hiện câu hỏi C1(SGK)
Đơn vị: Mét (m), đêximét (dm), milimét (mm), kilômét (km).
2. Ước lượng đo độ dài
- HS từng bàn làm theo yêu cầu của GV
(Tập ước lượng độ dài của 1m theo nhóm bàn)
-HS tập ước lượng cá nhân độ dài của một gang tay mình
- HS chú ý theo dõi
Hoạt động 3
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát hình 1.1(SGK) và trả lời câu hỏi C4.
-Treo tranh vẽ to thước có độ dài 20cm và có ĐCNN 2mm. Yêu cầu từ 1 đến 2 học sinh xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Từ đó giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo.
- Cho học sinh thực hành tìm GHĐ và ĐCNN của thước: 
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C5, C6, C7.
- Dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1
- Hướng dẫn HS cụ thể cách tính giá trị trung bình : (l1+l2+l3)/3
II. Đo độ dài (20phút)
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
Cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C4.
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) Của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- HS thực hiện câu hỏi C5.
- C6:
a, Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
b, Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
c, Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
- C7. Thước mét và thước cuộn.
2. Đo độ dài
- HS thực hành đo và ghi kết quả vào bảng
(Phân công công việc cho từng người trong nhóm để đo và ghi kết quả vào bảng)
4. Củng cố (5phút)
GV hệ thống nội dung bài học.
Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.2 ,1-2.3 SBT
5.Hướng dẫn học ở nhà (1phút)
- Đọc trước và chuẩn bị mục I bài 2 SGK “Đo độ dài (tiếp theo)”.
- Làm bài tập 1-2.4 đến 1-2.6 trong SBT.
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
.........
.........
Tiết 2: Bài 2: đo độ dài (Tiếp)
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường, theo qui tắc đo.
2. Kỹ năng : 
	- HS phải đo độ dài đúng theo quy trình sau:
	+ ước lượng chiều dài cần đo.
	+ Chọn thước đo thích hợp
	+ Xác định được GHĐ và ĐCNN của thước đo.
	+ Đặt thước đo đúng.
	+ Đặt mắt nhìn và đọc kết quả đo đúng.
	+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3. Thái độ: 
	- Rèn cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: 
	- Thước thẳng, thước dây. 
 - Hình vẽ to H2.1, H2.2, H2.3
+Mỗi nhóm học sinh: 
 	- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 - Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
	- Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước ?
	- Làm bài tập 1.5 SBT.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1:
GV: Gọi 2 HS lên bảng đo độ dài của 2 vật thể giống nhau (GV yêu cầu HS tự chọn lấy dụng cụ đo để đo).
GV: Yêu cầu HS cả lớp cùng quan sát 2 bạn thực hiện
GV: Yêu cầu 2 học sinh vừa đo ghi lại kết quả đo lên bảng, sau đó GV gọi 1HS đứng tại chỗ để so sánh kết quả đo của 2 bạn. GV để biết được kết quả đo của hai bạn có chính xác không và ta đo như thế nào là đúng quy tắc thì hôm nay thầy trò ta sẽ sang bài mới .
Tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
- 2HS lên bảng thực hiện.
 - HS dưới lớp chú ý, quan sát bạn trên bảng thực hiện.
 - HS so sánh kết quả của các bạn lên bảng.
 - HS chú ý nghe giảng.
 Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS nhớ lại bài thực hành đo độ dài ở tiết trước, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5 (SGK)
C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
C2: Em đã chọn cụ đo nào tại sao?
C3: Em đặt thước đo như thế nào?
C4: Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vật chia thì đọc kết quả đo như thế nào?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện câu hỏi C6, gọi 1 HS lên bảng thực hiện sau đó cho cả lớp nhận xét đánh giá bài của bạn trên bảng.
GV: - Yêu cầu 1HS lên bảng đo lại vật thể lúc đầu bài mà 2 bạn vừa đo đúng theo quy tắc đo rồi ghi lại kết quả lên bảng.
I. Cách đo độ dài. (18 phút)
-HS chú ý theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
(Bài thực hành đo độ dài bàn học và độ dài cuốn vật lý lớp 6 ở tiết 1)
- HS suy nghĩ trả lời. C1 và C2 theo bài thực hành ở nhà.
C3: Đặt thước đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số không của thước.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Đọc và ghi kết qủa đo theo vạch chia gần nhất.
C6: (1) Độ dài
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN 
 (4) Dọc theo
 (5) Ngang bằng với
 (6) Vuông góc
 (7) Gần nhất
 Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C7, C8, C9
C7, C8: (Cho học quan sát tranh vẽ sau đó gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời) 
C9: Cho HS quan sát tranh vẽ sau đó gọi HS lên bảng điền kết quả 
 - YC HS dưới lớp nhận xét và đánh giá kết quả.
II. Vận dụng.(12 phút)
-HS quan sát tranh vẽ và suy nghĩ trả lời.
C7: Hình c.
C8; Hình c.
- HS làm theo yêu của GV.
4. Củng cố (4phút)
	- GV hệ thống nội dung bài học.
	- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK và " có thể em chưa biết"
5.Hướng dẫn học ở nhà (1phút)
 - Yêu cầu HS làm bài tập 2.7 đến 2.11 SBT, câu C10.
 	- HS khá giỏi làm bài tập 2.12, 2.13
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..................
Tiết 3: Bài 3: đo thể tích chất lỏng
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
2. Kỹ năng : 
	 - Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
3. Thái độ: 
	 - Rèn cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: 
	- Bình 1( đựng đầy nước chưa biết dung tích)
- Bình 2( đựng một ít nước)
- 1 Bình chia độ.
+Mỗi nhóm học sinh: 
 	- 1 xô đựng nước.
- 1 vài ca đong.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
	- Nêu các bước đo chiều dài của một vật?
- Làm bài tập 1- 2.7 SBT
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1:
GV : Dùng hai bình có hình dạng khác nhau và có dung tích gần bằng nhau để đặt vấn đề và giới thiệu bài học.
? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước?
Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi vừa nêu.
Tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
- HS chú ý theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
 Hoạt động 2:
GV giới thiệu đơn vị đo thể tích chất lỏng cho HS.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện câu hỏi C1 ( SGK)
- Cho 1 học sinh lên bảng thực hiện sau đó gọi một vài HS đứng tại chỗ nhận xét.
I. Đơn vị đo thể tích (7 phút)
Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối ( m3) và lít ( l ).
- HS suy nghĩ thực hiện...
C1: 
1m2 = 1000dm2 = 1000000 cm2
1m2 = 1000 l = 1000000ml = 1000000cc
 Hoạt động 3:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc sách mục II.1(SGK) và trả lời các câu hỏi C2, C3, C4, C5.
- Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất các câu trả lời C4, C5, C6 (SGK).
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc sách mục II.2(SGK) và trả lời các câu hỏi C6, C7, C8.
- Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất các câu trả lời .
GV Y/c HS thực hiện câu hỏi C9
GV gọi 2 HS đọc lại kết luận.
II. Đo thể tích chất lỏng. (15 phút)
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
- Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi và thảo luận thống nhất các câu trả lời.
C2: Ca đong to có GHĐ là 1lít và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ là 5lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: Chai, can, ca...
C4:
GHĐ
ĐCNN
Bình a
Bình b
Bình c
100 ml
250 ml
300 ml
2 ml
50 ml
50 ml
C5: Các loại ca nhựa , chai, lốc ghi sẵn dung tích; can, bơm tiêm...
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
- Điền từ vào chỗ trống tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
C6: b) Đặt thẳng đứng.
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8: a) 70 cm2
 b) 50 cm2
 a) 40 cm2
C9: (1) Thể tích
 (2) GHĐ (3) ĐCNN
 (4) Thẳng đứng
 (5) Ngang
 (6) Gần nhất.
Hoạt động 3:
- Dùng bình 1 và bình 2 để minh hoạ lại hai câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài đồng thời nêu mục đích , nội dung thực hành.
- Dùng tranh vẽ to bảng 3.1" Kết quả đo thể tích chất lỏng để hướng dẫn HS thực hành theo từng nhóm.
- GV Y/c học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình.
3. Thực hành. (9 phút)
- Nhận dụng cụ thực hành.
- Tham gia trình bày cách làm của từng nhóm theo đề nghị của GV.
+ Đổ nước vào bình trước, rồi đổ ra ca đong hoặc bình chia độ.
+ Lấy ca đong hoặc bình chia độ đong nước r ... .3 ở nhà
 - Xem trước bài "Sự nở vỡ nhiệt của chất rắn"
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........
Tiết 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Học sinh biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn: nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Học sinh nắm được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng:
	- Có kĩ năng tiến hành các thí nghiệm.
3. Thái độ: 
	- Trung thực khi tiến hành và báo cáo các thí nghiệm.
	- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: 
- Bài soạn, SGK, SGV, SBT.
- Mỗi nhóm học sinh
	+ Một bộ thí nghiệm như trong hình 18.1
	+ Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại. 
+ Mỗi nhóm học sinh: 
	+ SGK, SBT, vở ghi, một cốc đựng nước lạnh. 
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
- Ròng rọc dùng làm gì?
- Dùng ròng rọc có lợi gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: - Ta đã biết thế nào là chất rắn.
- Vậy chất rắn khi nóng lên thì có nở ra không, khi lạnh có co lại không? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Sự nở vì nhiệt của chất rắn”
 Đặt vấn đề (2 phút)
- HS chú ý nghe giảng và liên hệ với hiện tượng thực tế.
 Hoạt động 2:
+ Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại, thử thả quả cầu xem có lọt qua vòng kim loại không? 
+ Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, thử thả quả cầu xem có lọt qua vòng kim loại không? 
+ Tại sao quả cầu không lọt qua vòng kim loại?
+ Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh một phút, thử thả quả cầu xem có lọt qua vòng kim loại không? 
1. Làm thí nghiệm (10 phút)
- HS quan sát thí nghiệm H18.1 (SGK - T58)
- Lọt
- Không lọt 
- Lọt
 Hoạt động 3:
C1: Tại sao khi hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?
C2: Tại sao khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? 
2. Trả lời câu hỏi ( 8 phút)
C1: - Khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại vì nó đã nở ra khi gặp nóng.
C2: - Khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại vì gặp lạnh nó co lại.
 Hoạt động 4:
C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
+ Hãy vận dung các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi và điền vào chỗ trống.
C4: HS quan sát bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại và trả lời câu hỏi.
3. Rút ra kết luận (8 phút)
C3: Học sinh tiến hành trả lời 
 (1) Tăng
 (2) Giảm
 Nhôm
 0,12 cm
 Đồng
 0,086 cm
 Sắt
 0,060 cm
C4: 
+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
 Hoạt động 4:
C5: ở đầu cán dao, liềm bằng gỗ thường có đai bằng sắt gọi là cái khâu H18.2. Tại sao khi lắp khâu thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
C6: Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu ở thí nghiệm H18.1 dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại?
C7: Học sinh tiến hành trả lời câu hỏi ở đầu bài.
4. Vận dụng (10 phút)
C5: - Khâu nóng lên sẽ nở ra nên tra vào cán liềm dễ hơn.
C6: - Ta nung nóng cả vòng kim loại lên.
C7: Tháng 1 là mùa Đông nên tháp làm bằng sắt bị co ngắn lại, Tháng 7 là mùa Hạ nên tháp làm bằng sắt nở dài ra.
4. Củng cố (2 phút)
	- GV hệ thống nội dung bài học.
	+ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Chất rắn nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
	- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc trước và chuẩn bị bài 19 SGK “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”.
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........
Tiết 22: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- H/S biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên; co lại khi lạnh đi.
- H/S biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng:
	- Có kĩ năng tiến hành và quan sát các thí nghiệm.
3. Thái độ: 
	- Trung thực khi tiến hành và báo cáo các thí nghiệm.
	- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: 
- Bài soạn, SGK, SGV, SBT.
- Tranh vẽ về thí nghiệm H19.1, H19.2, H19.3 SGK.
- Mỗi nhóm học sinh
	+ Một bộ các mẫu vật: bình cầu; nước màu làm thí nghiệm.
+ Mỗi nhóm học sinh: 
	+ SGK, SBT, vở ghi. 
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
- Chất rắn nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: 
- Ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- Vậy chất lỏng khi nóng lên thì có nở ra không? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”
 Đặt vấn đề (2 phút)
- HS chú ý nghe giảng và liên hệ với hiện tượng thực tế.
 Hoạt động 2:
- Thực hiện thí nghiệm H19.1; H19.2 SGK:
Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống (H 19.1 SGK).
 - Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh.
1. Làm thí nghiệm (8 phút)
- Quan sát thí nghiệm H19.1; H19.2 SGK
- HS đưa ra những nhận xét ban đầu về các hiện tượng đã quan sát được.
 Hoạt động 3:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh?
C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh?
- HS thực hiện câu hỏi C3 
2. Trả lời câu hỏi ( 10 phút)
C1: Mực nước dâng lên cao. Vì khi đổ nước nóng vào chậu thì làm cho nước trong bình nóng lên và nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống thấp. Vì khi gặp lạnh thì nước trong bình cũng lạnh đi và co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau.
 Hoạt động 4:
- Yêu cầu HS thực hiện Câu C4.
C4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
SGK trang 61
3. Rút ra kết luận (8 phút)
C4: (1) Tăng
(2) Giảm
 (3) Không giống nhau
 Hoạt động 4:
C5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
C6: Tai sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy.
- HS tiến hành thực hiện câu hỏi C7
+ Chất lỏng trong bình là như thế nào?
+ ống nào sẽ dâng nhiều hơn
4. Vận dụng (10 phút)
C5: Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun nóng nước trong ấm sẽ nở ra và tràn ra ngoài làm tắt bếp. 
C6: Nếu đóng chai nước ngọt thật đầy thì trong quá trình vận chuyện và điều kiện thời tiết khác nhau có thể làm nước ngọt trong chai nở ra và làm cho chai nước bị vỡ.
C7: Không, vì cùng 1 loại chất lỏng thì sự nở vì nhiệt là như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột nước phải cao hơn. 
4. Củng cố (2 phút)
	- GV hệ thống nội dung bài học.
	+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
	- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc trước và chuẩn bị bài 20 SGK “Sự nở vì nhiệt của chất khí”.
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........
Tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Ngày dạy 6A:......................... 
Ngày dạy 6B:......................... 
Ngày dạy 6C:......................... 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- H/S hiểu được chất khí nở ra khi nóng lên; co lại khi lạnh đi.
- H/S hiểu được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- H/S hiểu được chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng; chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
2. Kỹ năng:
	- Có kĩ năng tiến hành và quan sát các thí nghiệm.
3. Thái độ: 
	- Trung thực khi tiến hành và báo cáo các thí nghiệm.
	- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
+ Giáo viên: 
- Bài soạn, SGK, SGV, SBT.
- Tranh vẽ về thí nghiệm H20.1, H20.2 và bảng 20.1 SGK.
- Mỗi nhóm học sinh
	+ Một bộ các mẫu vật: bình cầu; nước màu làm thí nghiệm.
+ Mỗi nhóm học sinh: 
	+ SGK, SBT, vở ghi. 
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
- Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: 
- Vậy chất khí khi nóng lên thì có nở ra không? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
 Đặt vấn đề (2 phút)
- HS chú ý nghe giảng và liên hệ với hiện tượng thực tế.
 Hoạt động 2:
 - Giới thiệu và tiến hành thí nghiệm:
 Cắm 1 ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của một bình cầu. Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu. Dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước màu trong ống. Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vào bình cầu để nhốt một lượng khí trong bình. Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên; rồi áp chặt vào bình cầu. 
1. Làm thí nghiệm (8 phút)
- Quan sát thí nghiệm H20.1; H20.2 SGK.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
 Hoạt động 3:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh?
C2: Nếu sau đó ta thôi không áp tay vào bình cầu nữa thì có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước trong ống thủy tinh?
C3: Tại sao thể tich khí trong bình cầu lại tăng lên?
C4: Tại sao thể tich khí trong bình cầu lại giảm đi?
- Cho HS thực hiện thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C5.
2. Trả lời câu hỏi ( 10 phút)
C1: Giọt nước dâng lên cao. Chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng lên.
C2: Giọt nước hạ xuống thấp. Chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm đi.
C3: Tại khi áp tay nóng vào khí trong bình gặp nóng đã nở ra.
C4: Tại khi thôi áp tay nóng vào khí trong bình bị lạnh đi và co lại.
C5: + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng; chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 Hoạt động 4:
C6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
SGK trang 63.
- Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và điền vào chỗ trống.
3. Rút ra kết luận (8 phút)
C6: (1) Tăng;
 (2) lạnh đi
 (3) ít nhất
 (4) nhiều nhất
 Hoạt động 4:
C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bép; khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
C8: Tai sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh.
4. Vận dụng (10 phút)
C7: Chất khí trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra.
C8: Ta có công thức D = m/V mà V tăng; m không đổi; => D giảm => không khí nóng nhẹ hơn
4. Củng cố (2 phút)
	- GV hệ thống nội dung bài học.
	+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng; chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Chất khí nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
- Đọc trước và chuẩn bị bài 21 SGK “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”.
D. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 6(15).doc